CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, XỬ LÝ NTN ?

kimcuc88

New Member
Hội viên mới
Chào các bạn, cty mình có 1 khoản phải thu của khách hàng lâu rồi mà vẫn chauw thu được, làm biên bản dòi nợ họ cũng ko chịu trả, mà tổng số nợ có 20tr ( bao gồm 2 họp đồng)bây giờ mình muốn xử lý 2 khoản nọ này cho sạch sẽ số sách. sếp mình chấp nhận bỏ số tièn đó lun.ko đòi nữa.mà cho mình hỏi khoản nợ dòi trong bao lâu thì mình có thể cho vào nợ khó đòi.bạn nào chỉ mình với nha.định khoản ntn ?thanks
 
Ðề: CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, XỬ LÝ NTN ?

mình thấy trên tk131
có nơi thì mở chi tiết ra
131.01 phải thu ngắn hạn của khách hàng (nếu <1 năm)
131.02 phải thu dài hạn của khách hàng(nếu > 1 năm)
 
Ðề: CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, XỬ LÝ NTN ?

mình thấy trên tk131
có nơi thì mở chi tiết ra
131.01 phải thu ngắn hạn của khách hàng (nếu <1 năm)
131.02 phải thu dài hạn của khách hàng(nếu > 1 năm)

,mình ko mở sổ chi tiết cho mỗi KH nên giờ mình muốn cho cái khoản công nợ phải thu đó xoá sổ nó luôn
 
Ðề: CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, XỬ LÝ NTN ?

,mình ko mở sổ chi tiết cho mỗi KH nên giờ mình muốn cho cái khoản công nợ phải thu đó xoá sổ nó luôn

2 cách, cách 1 đốt sổ, cách hai dùng tẩy.

Nợ 811/có 131, chú ý loại khi quyết toán thuế TNDN
 
Ðề: CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, XỬ LÝ NTN ?

2 cách, cách 1 đốt sổ, cách hai dùng tẩy.

Nợ 811/có 131, chú ý loại khi quyết toán thuế TNDN

sao thấy nhiều ngừoi đó lập dự phòng phải thu khó đòi gì đo,rồi định khoản N642, N139./C131.cái này hồi đi học có học rùi mà từ ngày đi làm ko gặp pahir nên cũng quên mất rồi. bạn nào biết chỉ giúp mình,thanks
 
Ðề: CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, XỬ LÝ NTN ?

bạn xem phần 3 trong TT 13/2006 thì rõ hơn
ở đấy nói chi tiết
 
Ðề: CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, XỬ LÝ NTN ?

Chào các bạn, cty mình có 1 khoản phải thu của khách hàng lâu rồi mà vẫn chauw thu được, làm biên bản dòi nợ họ cũng ko chịu trả, mà tổng số nợ có 20tr ( bao gồm 2 họp đồng)bây giờ mình muốn xử lý 2 khoản nọ này cho sạch sẽ số sách. sếp mình chấp nhận bỏ số tièn đó lun.ko đòi nữa.mà cho mình hỏi khoản nợ dòi trong bao lâu thì mình có thể cho vào nợ khó đòi.bạn nào chỉ mình với nha.định khoản ntn ?thanks

Nợ khó đòi trên 3 năm và khách nợ đã mất khả năng thanh toán (phá sản, ngừng hoạt động...có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) thì bạn được trích lập dự phòng Nợ 642/Có 139.

Nếu không đầy đủ các điều kiện để trích lập dự phòng và thấy muốn xóa nợ thì bạn làm đề nghị xóa nợ Sếp duyệt xong hạch toán Nợ 811/ Có 131. Chi phí này bị loại ra khi tính thuế TNDN.
 
Ðề: CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, XỬ LÝ NTN ?

Khoản nợ được coi là khoản khó đòi nếu:
+ Nợ phải thu quá hạn thanh toán trong hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc bản cam kết nợ doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng không thu được
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn trả nhưng doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hay bỏ trố́n, mất tích, làm thủ tục giải thể
Khi đó ta phải trích lập dự phòng
N: 642 = 20.000.000
C: 139 = 20.000.000
Khi những khoản thu này kéo dài trong nhiều năm(trên 3 năm) doanh nghiệp đã cố gắng thu hồi nhưng không được thì doanh nghiệp phải xóa nợ trên sổ kế toán
N: 139 ( nếu đã lập dự phòng) = 20.000.000
N: 642 ( nếu chưa lập dự phong) = 20.000.000
C:131 = 20.000.000
Đồng thời theo dõi ở tài khoản 004
N: 004 = 20.000.000
 
Ðề: CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, XỬ LÝ NTN ?

Điểm 1 điều 6 TT 228 quy định điều kiện để đc tính khoản DP phải thu khó đòi vào CP hợp lý như sau:
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ...) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

Điểm 2 điều 6 TT 228/2009 TT-BTC quy định:
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết ... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

Căn cứ quy định trên --> cuối kỳ KT: định khoản:

Nợ TK 642/ Có TK 139: số tiền ứng với từng khoảng thời gian quá hạn nợ
Nếu kỳ trước DN đã trích lập dự phòng thì có 2 TH xảy ra:

- Số trích lập dự phòng cuối kỳ này > hơn số đã trích lập DP ckỳ trước:
Nợ TK 642/ Có TK 139: số chênh lệch(TK 139 kỳ này - số dư TK 139 kỳ trước để lại)
- Số trích DP cuối kỳ này < hơn số đã trích lập ckỳ trước:--> phải hoàn nhập lại chênh lệch này
Nợ TK 139/ Có TK 642 : số chênh lệch(TK 139 kỳ trước để lại - số dư TK 139 kỳ này)

Khi có căn cứ xác định được khoản nợ phải thu không thể thu hồi --> Được phép xoá nợ cho KH đó. KT định khoản:
- Nếu đã trích lập dự phòng:
Nợ TK 139: số đã trích lập kỳ trước
Nợ TK 642: Số trích chưa đủ
có TK 131: tổng số tiền công nợ không thể thu hồi-> xoá nợ

- Nếu chưa trích dự phòng cho khoản nợ đó:
Nợ TK 642: tổng số tiền công nợ không thể thu hồi-> xoá nợ
Có TK 131: tổng số tiền công nợ không thể thu hồi-> xoá nợ


cả 2 TH trên phải HT đồng thời vào TK ngoài bảng 004 (Nợ khó đòi đã xử lý)

Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).
Chi phí bỏ ra để thu hồi khoản nợ khó đòi trên:
Nợ TK 811
Có TK 111, 112...


Như vậy bạn căn cứ vào khoản nợ khó đòi của bên bạn có đủ điều kiện để xác định là khoản nợ khó đòi không?
Nếu đủ đk-> bạn căn cứ thời gian của khoản nợ đó để trích lập dự phòng theo định khoản như trên nhé!
Kèm theo các thủ tục quy định tại TT 228/2009/TT-BTC bạn nhé.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: CÔNG NỢ KHÓ ĐÒI, XỬ LÝ NTN ?

Cách hay nhất hiện nay và được áp dụng ở các nước Châu Âu chính là mua bảo hiểm cho các khoản nợ khó đòi.Trong trường hợp đến hạn thanh toán mà bên mua hàng có vấn đề về tài chính, nhà bảo hiểm sẽ thanh toán số nợ đó. Lúc đó, người làm kế toán không phải nhức đầu việc bỏ vào TK nào...đơn giản. nhanh.gọn.lẹ mà sổ sách thì quá đẹp luôn.:votay:
 
ðề: Công nợ khó đòi, xử lý ntn ?

Nợ 642
nợ 139
có 131

Nợ 004 20tr
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top