Có phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh không?

Tortoise

New Member
Hội viên mới
Cty Tor tru so chinh o TPHCM nhập khẩu hàng từ nước ngoài, ko về kho cty mà giao truc tiếp khác hàng ở Hà Nội. Vậy cho Tor hỏi trường hợp của Tor có phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh k? và cty Tor fai đóng 2% thuế đối với hàng hóa chịu thuế suất 10% cho cơ quan quản lý thuế ở HN?
Cảm ơn ACE nhà kế nhiều.
 
Ðề: Có phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh không?

Hàng nhập về thì ghi vào 151 sau đó đẩy thẳng ra HN và xuất HĐ GTGT cho khách hàng, và ghi nhận doanh thu đồng thời khấu trừ thuế GTGT theo HĐ,

2% gì ở đây nữa,
 
Ðề: Có phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh không?

Tại điểm 1.3 mục II phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế về khai thuế, tính thuế quy định:

“1.3. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế”.

Tại điểm 1.4 mục II phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế về khai thuế, tính thuế quy định:

“1.4. Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho chi cục thuế quản lý địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó.”

Tại điểm 6.1 mục II phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC nêu trên quy định:

“6.1. Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT với chi cục thuế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng.”

Theo Tor thì phải khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 2% ở HN như vậy có đúng không ACE? sao cô KTT bên cty Tor khai 2% và nop 2% o HN là khai nop 10% ở TPHCM luon.
Mong nhan dc gop y cua ACE nhà kế. Xin cam on.
 
Ðề: Có phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh không?

Cty Tor tru so chinh o TPHCM nhập khẩu hàng từ nước ngoài, ko về kho cty mà giao truc tiếp khác hàng ở Hà Nội. Vậy cho Tor hỏi trường hợp của Tor có phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh k? và cty Tor fai đóng 2% thuế đối với hàng hóa chịu thuế suất 10% cho cơ quan quản lý thuế ở HN?
Cảm ơn ACE nhà kế nhiều.

Trường hợp này chắc chắn kg phải là KD vãng lai ngoại tỉnh nên kg phải khai thuế gtgt tạm tính 2%vì:
Cty bạn kg có chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu gì; Cty cũng chẳng phải đi thi công CT; chỉ đơn thuần là giao hàng tận nơi nên kg thuộc diện phải khai thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh
 
Ðề: Có phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh không?

Tại điểm 1.3 mục II phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế về khai thuế, tính thuế quy định:

“1.3. Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế”.

Tại điểm 1.4 mục II phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế về khai thuế, tính thuế quy định:

“1.4. Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho chi cục thuế quản lý địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó.”

Tại điểm 6.1 mục II phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC nêu trên quy định:

“6.1. Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế GTGT với chi cục thuế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng.”

Theo Tor thì phải khai thuế GTGT tạm tính theo tỷ lệ 2% ở HN như vậy có đúng không ACE? sao cô KTT bên cty Tor khai 2% và nop 2% o HN là khai nop 10% ở TPHCM luon.
Mong nhan dc gop y cua ACE nhà kế. Xin cam on.

Cái chữ đỏ đỏ dóa bạn cho mình hỏi khi nào mới là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh?
 
Ðề: Có phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh không?

Cái chữ đỏ đỏ dóa bạn cho mình hỏi khi nào mới là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh?

Là bán hàng cho tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp nhân ngoài tỉnh,
 
Ðề: Có phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh không?

Cái chữ đỏ đỏ dóa bạn cho mình hỏi khi nào mới là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh?

Thông tư 60 đã được thay thế bằng thông tư 28/2011/TT-BTC, trong đó điều 10 đã nêu rõ:
"c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
d) Trường hợp người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản xuất trực thuộc (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu đóng trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì:
Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất, khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán thì người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hoá chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
Trường hợp tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc do người nộp thuế xác định theo nguyên tắc nêu trên lớn hơn số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế tự phân bổ số thuế phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc như sau: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định bằng (:) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm do cơ sở trực thuộc sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp. Nếu người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì người nộp thuế không phải nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
Người nộp thuế phải lập và gửi “Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán” theo mẫu số 01-6/GTGT kèm theo Thông tư này cùng với hồ sơ khai thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp, đồng thời gửi một bản Bảng phân bổ mẫu số 01-6/GTGT nêu trên tới các cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ sở sản xuất trực thuộc.
Căn cứ số thuế giá trị gia tăng được phân bổ giữa địa phương nơi đóng trụ sở chính của người nộp thuế và các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên Bảng phân bổ theo mẫu số 01-6/GTGT nêu trên, người nộp thuế lập chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
Ví dụ 1: Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10% và do trụ sở chính xuất bán.
Trong kỳ khai thuế tháng 8/2011: doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hải Phòng là 500 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 600 triệu. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp tại trụ sở chính của công ty A (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 25 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hải Phòng là: 500 triệu x 2% = 10 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hưng Yên là: 600 triệu x 2% = 12 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hà Nội là: 25 triệu – 10 triệu - 12 triệu = 3 triệu đồng.
Ví dụ 2: Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 3 nhà máy sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Hà Nội, Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính xuất bán.
Trong kỳ khai thuế tháng 9/2011: doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hải Phòng là 500 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 600 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hà Nội là 200 triệu.
Số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính của Công ty A (theo tờ khai 01/GTGT) trong kỳ là: 20 triệu đồng.
Theo nguyên tắc tạm nộp tại các địa phương theo tỷ lệ 2% doanh thu đối với hàng hoá chịu thuế 10%, Công ty A xác định số thuế GTGT phải nộp cho Hải Phòng và Hưng Yên là: 500 triệu x 2% + 600 triệu x 2% = 22 triệu. Như vậy khi xác định theo nguyên tắc này thì số thuế phải nộp cho các địa phương sẽ lớn hơn số thuế GTGT phải nộp của Công ty A tại trụ sở chính. Vì vậy, Công ty A tự phân bổ số thuế GTGT phải nộp cho các địa phương như sau:
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hải Phòng là:
20 triệu x 500 triệu / (500 triệu + 600 triệu +200 triệu) = 7.69 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hưng Yên là:
20 triệu x 600 triệu / (500 triệu + 600 triệu + 200 triệu) = 9.23 triệu đồng.
Số thuế GTGT mà Công ty A phải nộp cho Hà Nội là: 20 triệu - 7.69 triệu - 9.23 triệu = 3.08 triệu đồng.
Ví dụ 3: Công ty A trụ sở tại Hà Nội có 2 đơn vị sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán đóng tại Hải Phòng và Hưng Yên. Sản phẩm sản xuất ra do trụ sở chính xuất bán.
Trong kỳ khai thuế tháng 10/2011: doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hải Phòng là 400 triệu; doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra tại nhà máy ở Hưng Yên là 500 triệu. Tháng 10/2011, Công ty A không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính. Công ty A cũng không phải nộp thuế giá trị gia tăng cho Hải Phòng và Hưng Yên.
e) Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho Chi cục Thuế quản lý tại địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó.
g) Trường hợp người nộp thuế có công trình xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh liên quan tới nhiều địa phương như: xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí v.v., không xác định được doanh thu của công trình ở từng địa phương cấp huyện thì người nộp thuế khai thuế giá trị gia tăng của doanh thu xây dựng, lắp đặt ngoại tỉnh chung với hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tại trụ sở chính."
Như vậy trường hợp của bạn rõ ràng kg phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh
Bán hàng vãng lai ngoại tỉnh có thể hiểu nôm na là bạn đem hàng hóa đi bán ở một địa phương khác (việc mua bán được thực hiện tại địa phương khác nơi DN đóng trụ sở); trường hợp của bạn rõ ràng là đã được thực hiện tại nơi DN bạn có trụ sở, việc bạn chở hàng đi giao kg thể coi là hình thức bán hàng vãng lai
 
Ðề: Có phải là bán hàng vãng lai ngoại tỉnh không?

Theo thông tư 28 thì chỉ đơn vị sản xuất mới phải trích nộp 2%( hoặc 1%) thuế GTGT tại địa phương khác địa phương nơi đăng kí KD thôi mà các AE????
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top