Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

pin_pin5000

Ngoan Nhất DKT hehe!
Hội viên mới
Sao em thấy ở DN em chú kế toán không làm rỏ ràng mấy cái nghiệp vụ như là:
-Định khoản Tạm ứng
-Viết phiếu thu
-Làm phiếu xuất kho
...
Còn nhiều nhiều nữa mà em hổng nhớ hết, chỉ quanh quẩn ở cái:
-Chi tiền mặt
-Nhập kho các thứ: nhiên liệu, vật tư,...
-Theo dõi các chứng từ ngân hàng.
Vậy thôi, hàng tháng tổng hợp, có khi hàng quý các pác ạ,
Hay là do DN em có quy mô nhỏ? (7nhân viên VP, và khoảng 50 công nhân). Chỉ làm mấy cái chính, còn mấy cái kia có phải không quan trọng không?

Em thì chưa hiểu hết tổng quát lăm nên không biết cách thức làm thế nào! Nhờ các pác chỉ giúp em với!
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

Mình lên diễn đàn này cũng đã lâu rồi, thấy tất cả nghiệp vụ đều quan trọng, nhưng mà ở DN mình hổng làm nó, vậy thì nó có còn cần thiết nữa không? Hay là không làm cũng được? Lỡ thuế có hỏi thì nói là không phát sinh hả các pác?
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

Không sao cả nếu như không phát sinh các TK liên quan.
VD: không có tạm ứng thì chắc chắn TK 141 không có số phát sinh.
Vậy cũng không cần giải trình linh tinh với thuế đâu. Mà họ cũng đâu quan tâm chuyện đó đâu


À, ra vậy, vậy thì mình nghĩ, có lẻ là chú kế toán loại bỏ bớt những nghiệp vụ không quan trọng đi để giảm bớt những rắc rối trong công việc cuối năm, bạn có nghĩ vậy không? Mà cứ như vậy thì không nắm hết công việc của mình bạn à! Tại vì mình bây giờ làm luôn cả việc của chú ấy rồi, mình thấy nó cứ sao sao đó, không làm không biết, hay là cứ bỏ qua các nghiệp vụ đó? Không phải là không phát sinh mà là bỏ qua bạn à!:sweatdrop:
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

À, ra vậy, vậy thì mình nghĩ, có lẻ là chú kế toán loại bỏ bớt những nghiệp vụ không quan trọng đi để giảm bớt những rắc rối trong công việc cuối năm, bạn có nghĩ vậy không? Mà cứ như vậy thì không nắm hết công việc của mình bạn à! Tại vì mình bây giờ làm luôn cả việc của chú ấy rồi, mình thấy nó cứ sao sao đó, không làm không biết, hay là cứ bỏ qua các nghiệp vụ đó? Không phải là không phát sinh mà là bỏ qua bạn à!:sweatdrop:

Trời, bỏ làm sao đc hả bạn? nghiệp vụ ktế ps thì phải phản ánh vào tài khoản liên quan chứ. Dù DN có quy mô nhỏ đến đâu đi chăng nữa thì vẫn phải làm mà. Còn những nghiệp vụ mà bạn nói là chú kế toán bỏ bớt ấy, có thể là chú ấy tự loại những nghiệp vụ như chi phí ko hợp lý chẳng hạn....
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

bạn phải nói rõ ko rõ ràng chỗ nào thì mọi người mới giúp bạn đc chứ
câu hỏi này của bạn cũng ko rõ ràng nữa nè

Thấy chú kế toán làm như vậy cuối năm cũng khoẻ, hệ thống sổ sách đơn giản, nói như vậy không phải là làm biếng mà làm đơn giản hoá đi hệ thống sổ sách và các nghiệp vụ đến mức đơn giản nhất nhưng không thiếu và bỏ sót.

Như mấy cái nghiệp vụ bên trên đầu, em thấy chú ấy không làm mỗi khi phát sinh mà lâu lâu mới in ra, tất nhiên ko có chữ ký của thủ trưởng hay là thủ kho, hay người nhận tiền, hoặc người chi tiền,... gì hết trơn, chỉ là chứng từ để theo dõi số liệu thôi à! Như vậy thì có sao không? Bên thuế kiểm tra có để ý gì đến chứng từ đó không?
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

Thấy chú kế toán làm như vậy cuối năm cũng khoẻ, hệ thống sổ sách đơn giản, nói như vậy không phải là làm biếng mà làm đơn giản hoá đi hệ thống sổ sách và các nghiệp vụ đến mức đơn giản nhất nhưng không thiếu và bỏ sót.

Như mấy cái nghiệp vụ bên trên đầu, em thấy chú ấy không làm mỗi khi phát sinh mà lâu lâu mới in ra, tất nhiên ko có chữ ký của thủ trưởng hay là thủ kho, hay người nhận tiền, hoặc người chi tiền,... gì hết trơn, chỉ là chứng từ để theo dõi số liệu thôi à! Như vậy thì có sao không? Bên thuế kiểm tra có để ý gì đến chứng từ đó không?

Vậy chú kế toán này cần đọc lại cái chuẩn mực kế toán VN rùi or cũng có thể bạn nhìn thấy họ in ra nhưng chưa nhìn thấy họ trình ký, ở các cty nhỏ thì có những việc cuối tháng hay cuối quý làm 1 lần, trình sếp ký chứ ko làm hàng ngày đâu ah!

Quyết Định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006
CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
4. Ký chứng từ kế toán
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.
Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.
Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng.
Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.
Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.
Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.
Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.

.............................

.............................
7. Sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán
Tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán quy định trong chế độ kế toán này. Trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Séc và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.
Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính uỷ quyền in và phát hành. Đơn vị được uỷ quyền in và phát hành chứng từ kế toán bắt buộc phải in đúng theo mẫu quy định, đúng số lượng được phép in cho từng loại chứng từ và phải chấp hành đúng các quy định về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính.
Đối với các biểu mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, các doanh nghiệp có thể mua sẵn hoặc tự thiết kế mẫu, tự in, nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu của chứng từ quy định tại Điều 17 Luật Kế toán.
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

Trời, bỏ làm sao đc hả bạn? nghiệp vụ ktế ps thì phải phản ánh vào tài khoản liên quan chứ. Dù DN có quy mô nhỏ đến đâu đi chăng nữa thì vẫn phải làm mà. Còn những nghiệp vụ mà bạn nói là chú kế toán bỏ bớt ấy, có thể là chú ấy tự loại những nghiệp vụ như chi phí ko hợp lý chẳng hạn....

Không phải là những ngiệp vụ không hợp lý, mà là không quan trọng.
VD nha: DN em thuê xe vận chuyển hàng đi bán. Ngày cuối hàng tháng sẽ tổng hợp và thanh toán theo số lượng lần vận chuyển. Nhưng mà Txế ứng trước một khoảng tiền (khoảng 1 nữa), trường hợp này không hạch toán vào tài khoản tạm ứng mà ghi để riêng, cuối tháng trả hết số tiền còn lại. Cộng 2 lần đưa tiền, tính vào số tiền vận chuyển của tháng đó, hạch toán vào bên công nợ. Vậy là xong.
Thế là bỏ qua nghiệp vụ này và coi là không quan trọng đó.
Bi giờ em làm theo cách này được không các pác? Tại DN em ít nghiệp vụ phát sinh lắm!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Vậy chú kế toán này cần đọc lại cái chuẩn mực kế toán VN rùi or cũng có thể bạn nhìn thấy họ in ra nhưng chưa nhìn thấy họ trình ký, ở các cty nhỏ thì có những việc cuối tháng hay cuối quý làm 1 lần, trình sếp ký chứ ko làm hàng ngày đâu ah!

DN em có 2 kế toán à, em thấy sổ sách của mấy năm trước cũng vây, không có chữ ký của ai hết trơn, người khác nhìn vào cứ nói là bảng phô tô nữa đó chớ!
Còn sổ sách thì cuối năm mới in 1 lần, xong rồi lưu thoai à!
Có phải là tránh sai sót, tránh chửa sổ không?
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

+ Em nghĩ bỏ những bút toán hạcht oán kia đi có quan trọng không? Muốn theo dõi mọi tình hình biến động của DN thì phải làm gì? Làm như thế có sai luật kế toán không? Cách quản lý như thế có hiệu quả không? Em hãy tự tạo cho mình một phong cách chuyên nghiệp, thiết lập hệ thống sổ sách hoàn chỉnh để theo dõi? hay nói cách khác hãy làm một kế toán theo đúng nghĩa, và có thể xử lý đúng, chuẩn mọi tình huống xảy ra. CHúc em thành công!

Thân chào!
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

Nếu công ty có quy mô nhỏ là vậy đấy, mình cũng đang làm như vậy mà. Mấy khoản tạm ứng cho nhân viên thì không cần vào sổ đâu, nhưng bạn phải làm quyển phiếu thu- chi riêng cho những khoản này. Khi đem hóa đơn về thì mình hạch toán và in phiếu chi ký một thể. Chủ yếu là chứng từ gốc phát sinh nghiệp vụ đó bạn à.(hóa đơn, phiếu thu của khách hàng, các chứng từ ngân hàng)
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

Nếu công ty có quy mô nhỏ là vậy đấy, mình cũng đang làm như vậy mà. Mấy khoản tạm ứng cho nhân viên thì không cần vào sổ đâu, nhưng bạn phải làm quyển phiếu thu- chi riêng cho những khoản này. Khi đem hóa đơn về thì mình hạch toán và in phiếu chi ký một thể. Chủ yếu là chứng từ gốc phát sinh nghiệp vụ đó bạn à.(hóa đơn, phiếu thu của khách hàng, các chứng từ ngân hàng)

Zị là có 2 hệ thống sổ hẻ?
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

Chào bạn.
Mỗi người có những cách làm việc khác nhau .Nhưng cái mà người ta quan tâm là hiệu quả.
Việc chú kế toán của Công ty bạn bỏ nghiệp vụ tạm ứng cũng không sai luật đâu, do chú ấy theo dõi ở ngoài .
VD : Tạm ứng trả tiền điện thoại.
Lẻ ra chú ấy làm giấy đề nghị tạm ứng và hạch toán
Nợ TK 141
CÓ TK 111.
CHú kế toán lại tạm ứng tiền thủ quỹ không ghi giất, và khi trả tiền điện thoại thì hạch toán luôn
Nợ TK 642
Nợ TK 133
Có TK 111.
Có nhiều công ty theo dõi như vậy, tạm ứng tiền thủ quỹ nhưng không làm giấy tạm ứng.
Nhưng cái này có nhiều rủi ro lắm.Công việc, ý nghỉ của chú kế toán làm gì thì không biết, khi bạn thay thế chú ấy thì khi tạm ứng tiền thì nên ghi phiếu đề nghị tạm ứng cho chắc ăn-Tất nhiên là khoản tiền lớn, còn khoản tiền nhỏ thì không cần lắm.
" Mọi việc trở nên dễ dàng khi mình làm việc có khoa học"
Chào bạn

Pác nói đúng roài đó. Còn nhiều nhiều nữa á.
Cho em hỏi cái này:
Bên công nợ: Khách hàng thanh toán tiền hàng theo từng đợt, 1tháng 2đợt
Số tiền nợ của khách hàng không phải tính theo từng đợt hàng xuất mà là cộng dồn từ tháng này sang tháng kia. Mối tháng thanh toán 1 hoặc 2đợt với số tiền tròn vd như 150tr,200tr.

Khách hàng trả tiền từng đợt hàng như vậy mà chú kế toán không hạch toán cái nghiệp vụ này và bỏ qua. Bi giờ đến em, em phải hạch toán toàn bộ không bỏ sót cái nào phài không pác?
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

Úi trời ơi! Nếu làm như DN bạn thì mình cũng không hiểu kiểm toán thế nào nữa. Sổ sách kế toán mà ko có chữ ký thì coi như ko có giá trị pháp lý
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

NGuyên tắc Kế toán là : Kịp thời, chính xác. Không ghi chép là trật rồi.....
 
Ðề: Có phải đó là nghiệp vụ không quan trọng?

Sao em thấy ở DN em chú kế toán không làm rỏ ràng mấy cái nghiệp vụ như là:
-Định khoản Tạm ứng
-Viết phiếu thu
-Làm phiếu xuất kho
...
Còn nhiều nhiều nữa mà em hổng nhớ hết, chỉ quanh quẩn ở cái:
-Chi tiền mặt
-Nhập kho các thứ: nhiên liệu, vật tư,...
-Theo dõi các chứng từ ngân hàng.
Vậy thôi, hàng tháng tổng hợp, có khi hàng quý các pác ạ,
Hay là do DN em có quy mô nhỏ? (7nhân viên VP, và khoảng 50 công nhân). Chỉ làm mấy cái chính, còn mấy cái kia có phải không quan trọng không?

Em thì chưa hiểu hết tổng quát lăm nên không biết cách thức làm thế nào! Nhờ các pác chỉ giúp em với!
Trong kế toán nghiệp vụ nào cũng quan trọng hết và quan trọng nữa là mình phải hiểu thực chất của việc phát sinh nghiệp vụ đó ntn. Và tuỳ từng quy mô và tính chất hoạt động, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà kế toán cty đó sẽ hạch toán. Và tất nhiên ko phải công ty nào cũng sử dụng đc hết các tài khoản trong hệ thống tài khoảnn kế toán bạn ạ
-----------------------------------------------------------------------------------------
Pác nói đúng roài đó. Còn nhiều nhiều nữa á.
Cho em hỏi cái này:
Bên công nợ: Khách hàng thanh toán tiền hàng theo từng đợt, 1tháng 2đợt
Số tiền nợ của khách hàng không phải tính theo từng đợt hàng xuất mà là cộng dồn từ tháng này sang tháng kia. Mối tháng thanh toán 1 hoặc 2đợt với số tiền tròn vd như 150tr,200tr.

Khách hàng trả tiền từng đợt hàng như vậy mà chú kế toán không hạch toán cái nghiệp vụ này và bỏ qua. Bi giờ đến em, em phải hạch toán toàn bộ không bỏ sót cái nào phài không pác?

Thực ra thì nếu mà khách hàng của bạn TT bằng tiền mặt thì có thể trên sổ sách chú kế toán của bạn sẽ làm theo kiểu là TT 1 lần hết luôn. ( còn trên thực tế thì vẫn theo doĩ công nợ bình thường). Nhưng mà nếu khách hàng mà TT bằng tiền gửi ngân hàng mà chú ấy làm như thế là ko đúng đâu bạn à.
Mặt khác đối với 1 số cty tư nhân thì những khoản nhỏ như tạm ứng TT tiền điện, điện thoại sẽ ko qua 141 nữa mà vào thẳng 111 ( cái này cũng bình thường ko có vấn đề gì đâu bạn nhé)
 
Sửa lần cuối:

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top