Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Voi Còi

Còi Voi - Coi Vòi
Thành viên BQT
Hội viên mới
Theo hướng dẫn của TT129 thì:

Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Đến công văn 10220/BTC-TCT ngày 20/07/2009 thì có thêm một đoạn như thế này:

Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá dịch vụ mua trên 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được khấu trừ thuế, đến thời hạn thanh toán nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Sau khi cơ sở kinh doanh đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ tương ứng với giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh mới có được chứng từ chứng minh việc thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh có quyền khai bổ sung nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Theo TT129 thì đến thời điểm thanh toán mà không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì số thuế GTGT đó không được khấu trừ. Nhưng đến công văn 10220 thì số thuế đó vẫn có khả năng được khấu trừ nếu sau đó chứng minh được có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Như vậy, TT129 thì "chốt hạ" nhưng bị Công văn 10220 "ăn con chốt hạ" vậy Công văn 10220 mới là con "chốt hạ". Theo cách hướng dẫn của Công văn 10220 thì doanh nghiệp không cần bận tâm lắm đến cái thời hạn trong hợp đồng thanh toán chậm. Vì chỉ cần vài thao tác đưa vào lấy ra thì có thể được khấu trừ thuế, miễn sao có chứng từ là được.

Theo mọi người thì Công văn 10220 với hướng dẫn như trên liệu có ổn hay không?
 
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá dịch vụ mua trên 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh vẫn được khấu trừ thuế, đến thời hạn thanh toán nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Sau khi cơ sở kinh doanh đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ tương ứng với giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh mới có được chứng từ chứng minh việc thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh có quyền khai bổ sung nhưng phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Bản thân CV10220 đã nói rõ cái sợ khác nhau rồi
 
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Theo hướng dẫn của TT129 thì:



Đến công văn 10220/BTC-TCT ngày 20/07/2009 thì có thêm một đoạn như thế này:



Theo TT129 thì đến thời điểm thanh toán mà không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì số thuế GTGT đó không được khấu trừ. Nhưng đến công văn 10220 thì số thuế đó vẫn có khả năng được khấu trừ nếu sau đó chứng minh được có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Như vậy, TT129 thì "chốt hạ" nhưng bị Công văn 10220 "ăn con chốt hạ" vậy Công văn 10220 mới là con "chốt hạ". Theo cách hướng dẫn của Công văn 10220 thì doanh nghiệp không cần bận tâm lắm đến cái thời hạn trong hợp đồng thanh toán chậm. Vì chỉ cần vài thao tác đưa vào lấy ra thì có thể được khấu trừ thuế, miễn sao có chứng từ là được.

Theo mọi người thì Công văn 10220 với hướng dẫn như trên liệu có ổn hay không?

Ổn, rất ổn vì anh chàng cùng cha khác mẹ 10220 mới là đích tôn của ông nội 13/2008/QH12:
Điều 12. ...
2. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT...
b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng;
Như vậy ông nội bảo có chứng từ qua ngân hàng là khấu trừ.
Ông bố 129 thêm một tý điều chỉnh lần 1 (đưa ra) nhưng không cấm điều chỉnh bổ sung lần 2 (lại vào).
Ông bác 60/2007 (anh em con chú con bác với 129) mới là trưởng về điều chỉnh bổ sung.
Đích tôn 10220 thừa hưởng từ ông nội, bố và bác!
:kingkong:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Ông bác ra đời trước ông nội. ???
 
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Công văn 10220 chủ yếu là nới rộng cho doanh nghiệp dễ thở, chỉ có hiệu lực đến 31/3/2009. Sau đó thì vẫn phải thực hiện theo Thông tư 129. He he
 
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Công văn 10220 chủ yếu là nới rộng cho doanh nghiệp dễ thở, chỉ có hiệu lực đến 31/3/2009. Sau đó thì vẫn phải thực hiện theo Thông tư 129. He he

Chuyện nhỏ. Làm cái phụ lục hợp đồng thì thôi chứ.

Cái không ổn của 10220 là : chẳng giải quyết được cái gì - ngoại trừ con "chốt hạ" là "phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế".
 
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Chuyện nhỏ. Làm cái phụ lục hợp đồng thì thôi chứ.

Cái không ổn của 10220 là : chẳng giải quyết được cái gì - ngoại trừ con "chốt hạ" là "phải trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế".

đúng rồi , em thường xuyên lập phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thanh toán khi em nhắm thấy đến hạn em chưa kiếm được tiền để chuyển , mà có ông thuế nào dám cấm em được chủ nợ gia hạn nợ không nhỉ ???
 
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Ổn, rất ổn vì anh chàng cùng cha khác mẹ 10220 mới là đích tôn của ông nội 13/2008/QH12:

Như vậy ông nội bảo có chứng từ qua ngân hàng là khấu trừ.
Ông bố 129 thêm một tý điều chỉnh lần 1 (đưa ra) nhưng không cấm điều chỉnh bổ sung lần 2 (lại vào).
Ông bác 60/2007 (anh em con chú con bác với 129) mới là trưởng về điều chỉnh bổ sung.
Đích tôn 10220 thừa hưởng từ ông nội, bố và bác!
:kingkong:

Cha, con, chú bác gì đó bảo em điều chỉnh giảm nếu không có chứng từ thanh toán quan ngân hàng vậy là đồng nghĩa với việc phạt em một phát (phạt chậm nộp do điều chỉnh giảm), đến lúc em có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vậy "cả họ" nhà ấy có trả lại cho em không?
 
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Cha, con, chú bác gì đó bảo em điều chỉnh giảm nếu không có chứng từ thanh toán quan ngân hàng vậy là đồng nghĩa với việc phạt em một phát (phạt chậm nộp do điều chỉnh giảm), đến lúc em có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vậy "cả họ" nhà ấy có trả lại cho em không?

Không! Họ nhà ấy có ra quyết định phạt đâu mà trả. Là tự điều chỉnh giảm và tự tính, tự nộp do vậy lại tự đi mà lấy về! :171:
5.3. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số thuế phải nộp, người nộp thuế được điều chỉnh giảm tiền thuế, tiền phạt (nếu có) tại ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khai bổ sung; hoặc được bù trừ số thuế giảm vào số thuế phát sinh của lần khai thuế tiếp theo.
Nếu họ nhà kia ra quyết định phạt thì đã kiểm tra, thanh tra rồi và khi đó không điều chỉnh bổ sung gì ráo!
 
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Công văn 10220 chủ yếu là nới rộng cho doanh nghiệp dễ thở, chỉ có hiệu lực đến 31/3/2009. Sau đó thì vẫn phải thực hiện theo Thông tư 129. He he

Anh ơi, xem ở đâu biết hiệu lực công văn nhỉ?
 
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Đề tài này các bác cấp bậc cao bàn luận sôi nổi quá, tui đinh không dám chen vào, Nh­u­ng cũng dám cả gan mà mạo muội bàn luận đôi điều mong các Bacs chỉ giáo.
1. TT 129 đã chu­a lu­o­ng đu­oc vấn đề phát sinh khi đu­a ra điều kiện khấu tr­u­ thuế.
2. nha­m tránh su­j thiếu nhất quán về phu­ong pháp khấu tr­u thuế GTGT nên đã ban hành Công va­n 10220 để thống nhất cách giải quyết và xu­ lý tồn tại đã xảy ra, trong tho­i kỳ chua thống nhất đó.
3. Luật Quản lý thuế lấy phu­o­ng châm tu­ khai tu tính, tu nộp và tu chiu trách nhiệm để điều chỉnh hành vi kê khai của DN. Vì vậy, nếu DN t­u giác chấp hành sẽ đ­u­oc mọi hỗ tro­ và đu­o­c giảm tối đa mu­c phạt. nếu không tu giác chấp hành sẽ chịu muc phat cao hon,.....
Thế nên, tại Công va­n 10220 đã cụ thể hoá đạo lý xây du­ng Luật quản lý thuế và pháp chế XHCH. đung nên thấy xu­ việc hiện đâu đó mà vội kết luận là Ta đã giỏi giang điều này, điều nọ. Mà nên hiểu, bản chất Luật là xuất phát tu nhu cầu cuộc sống, mà cuộc sống thì không chịu đung yên bao gio, nên khó có thể đua ra một luật nào đó sẽ mãi phù hop voi moi thòi kỳ. cungx thua nhận ra­ng con dân đất việt cuũng rất biết kẽ hỏ của Luật mà soi vào và nguoi làm Luật cũng chua có trình độ cao để luong truoc dc các phát sinh,....
 
Ðề: Có gì khác biệt giữa TT129 và công văn 10220 hay không?

Không! Họ nhà ấy có ra quyết định phạt đâu mà trả. Là tự điều chỉnh giảm và tự tính, tự nộp do vậy lại tự đi mà lấy về! :171:

Nếu họ nhà kia ra quyết định phạt thì đã kiểm tra, thanh tra rồi và khi đó không điều chỉnh bổ sung gì ráo!
Em bị rồi, giờ đối chiếu thuế họ đó bảo dư tiền phạt ack ack.
Làm sao lấy về được ạh?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top