Cô Đơn

giotnuoc2603

Member
Hội viên mới
Anh cảm thấy ngưỡng mộ cái tài nói dối của ông, khâm phục tài “diễn xuất” của ông. Không lẽ, khi người đàn ông buồn, khi người đàn ông cô đơn đều phải nói dối, đều phải “đóng kịch” như vậy sao?

19134810_lonely.jpg


Nâng ly đế, ông già bảo:

-Trước lạ sau quen, tôi với cậu cụng ly cái coi!

Chiến kéo chiếc ghế vào sát bàn, cầm ly mình lên:

-Cháu mời bác.

Ngó nghiêng nghiêng, ông già nheo mắt:

-Rượu thuốc hả? Vậy đâu có công bằng…

Ông định lấy chai rượu đế trên bàn rót vào một cái ly khác thì Chiến ngăn lại:

-Dạ, cháu không uống được đế.

Ông già huơ tay:

-Ba cái rượu thuốc mà uống gì, toàn…lường gạt.

Như nhận ra mình nói hớ, ông rụt cổ quay đầu nhìn vào trong quán, chỗ bà chủ môi đỏ má hồng đậm đặc đang ngồi hờ hững nhìn khách. Giọng ông khe khẽ:

-Cậu biết không? Rượu đế ở đây ngon nhất vùng nhưng rượu thuốc thì…bó tay. Lạt nhách! Cậu biết sao không? Họ pha nước màu với chút đường vàng, đổ thêm nước lã rồi bỏ vào đó gói gia vị mua ở tiệm thuốc Bắc. Mà cậu biết không? Gói thuốc Bắc đó chỉ để ngâm một lít đế nhưng mụ chủ quán ở đây pha đến chục lít. Vậy thì còn ngon lành gì nữa. Cậu phải uống đế, biết không?

Chiến cảm thấy vui vui khi nghe ông già nói chuyện. Anh hỏi:

-Sao bác rành dữ vậy? Lỡ người ta cũng pha nước lã trong rượu đế thì sao?

Ông già ngồi thẳng người, đặt ly đế xuống bàn:

-Làm sao qua được mắt tôi chứ? Tôi uống đế mấy chục năm nay rồi, chỉ cần pha một chút nước lã là tôi phát hiện ngay. Cái vị đế nguyên chất nó khác lắm, nồng, cay nhưng có hậu ngọt. Còn đế pha nước hả? Cậu biết không? Uống vô là nhận ra liền vì không cảm thấy “đã”.

Ông già nói thì nghe vậy, chứ dù có uống thì Chiến cũng không thể tinh ý như ông. Hôm đầu đến đây, anh uống đế nhưng tối về thấy nhức đầu nên chuyển sang rượu thuốc. Có thể đúng như ông già mách, rượu thuốc ở đây đã bị pha, song ít ra anh uống vào cảm thấy dễ chịu. Mà anh nào có quan tâm rượu ngon hay không, chỉ cần có chút men trong người là được.

***

Mấy thằng bạn vẫn thường rủ Chiến cuối tuần đi nhậu, thỉnh thoảng có kèm em út nhưng càng uống anh càng thấy buồn. Cái men bia dường như đã không còn khả năng điều khiển hệ thần kinh của anh. Nó khiến anh tỉnh táo hơn, suy nghĩ nhiều hơn và nhớ lại nhiều chuyện hơn.

Một chiều nọ, đi làm về, tình cờ Chiến phát hiện cái quán bình dân này. Quán ẩm thấp nhưng lại rất đông khách. Dĩ nhiên, khách cũng bình dân như quán vậy. Mấy lần đến đây, anh nhận thấy phần đông khách là những anh xe ôm, thợ hồ và mấy ông bạn già bù khú với nhau cho hết buổi chiều. Chiến thử bước vào. Trông thấy anh ăn mặc lịch sự, bà chủ quán hơi ngạc nhiên nhưng vẫn chạy ra đon đả mời khách.

-Vô nhâm nhi vài xị chú ơi! Chú đi mấy người?-Thấy Chiến đưa mắt ngó quanh như tìm kiếm, bà hỏi-Chú có hẹn ai ở đây hả?

Giọng bà chủ quán khàn khàn, khô khốc nhưng nhiệt tình. Chiến lắc đầu:

-Dạ, tôi đi một mình. Có bàn nào một người không chị?

-Có, có mà. Mời chú vô trong này.

Chiến đi theo bà chủ quán. Tướng tá khổng lồ như thế mà bước đi của bà nhanh nhẹn lạ lùng, lách người qua những cái bàn khách ngồi tràn ra cả lối đi một cách nhẹ nhàng như làm xiếc.

Quán không mở nhạc, chỉ có tiếng ti vi phía trong và tiếng nói chuyện ồn ào của khách. Mạnh ai nấy nói, ai cũng muốn nói thật lớn nên chẳng ai nghe ai. Chiến thấy thích cái ồn ào ở đây. Nó làm đầu anh nhẹ hẳn.

Từ hôm đó, chiều nào đi làm về, thấy buồn thì anh lại vô đây để được nghe lại cái âm thanh hỗn tạp ấy. Nó khác với thứ âm thanh mà anh từng nghe khi đi nhậu với bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác làm ăn. Bia uống bằng ly cối nên tiếng cụng ly nghe chan chát, bát nháo. Còn người ta uống rượu đế bằng những cái chum, cai ly nhỏ nên dù có cụng mạnh thì âm thanh phát ra cũng mền mại hơn.

***

-Nghĩ ngợi gì mà không uống đi?

Cái giọng oang oang của ông già làm Chiến giật mình.

-Cháu đâu có nghĩ gì, tại không quen uống đế nên người cứ lâng lâng.

Ông già cười khà khà:

-Đừng nói là xỉn nha? Từ từ rồi cũng quen thôi. Cậu biết không? Người ta nấu rượu đế bằng gạo, gạo thơm đàng hoàng nha, nên uống bao nhiêu cũng không sao, trừ khi…“đô” cậu yếu. Chứ mấy thứ bia ngoài đường, toàn hoá chất. Cậu biết không? Hôm nọ ngang qua nhà máy bia, tôi nghe mùi lạ lắm. Cậu biết mùi gì không? Mùi khoai lang sùng. Ha ha…

Chiến bật cười theo ông già. Chẳng biết ông nói đúng không nhưng tự dưng anh lại thích nghe ông nói chuyện. Kiểu nói chuyện thong thả, thân thiện cứ như đã quen biết nhau từ lâu và thói quen hỏi “Cậu biết không” của ông già khiến anh cảm thấy thoải mái, gần gũi.

Lúc chiều vô quán, Chiến đang lơ ngơ tìm bàn trống thì ông già vẫy tay bảo anh tới. Hai người biết mặt nhau từ nhiều ngày trước, mỗi người một bàn nhưng chưa bao giờ trò chuyện. Thỉnh thoảng ông già đưa ly lên như có ý mời, Chiến anh cười cười cầm ly mình lên đáp lễ. Chiều nay thứ bảy, mấy người thợ hồ lãnh lương, kéo đi nhậu nên quán đông hơn bình thường. Vì vậy mà anh có dịp làm quen, ngồi cùng bàn với ông già.

Ông già nhón lấy một cọng khô bò bỏ vào miệng, hớp miếng rượu rồi rít một tiếng dài nghe thật khoan khoái.

-Sao cậu đi uống có một mình vậy?-Ông hỏi.

Chiến không trả lời mà hỏi lại:

-Thế sao bác cũng ngồi một mình?

Ông già hài hước:

-Đâu, ngồi một mình đâu? Tôi đang ngồi với cậu mà.

Nâng ly lên cụng, ông già đánh trúng vào cái điều mà Chiến đang muốn quên:

-Buồn chuyện gì hả? Tôi thấy mặt cậu rầu rầu. Gia đình, công việc hay vợ con, bồ bịch?

Chiến uống ực một cái hết ly rượu, chừng như nuốt tất cả những nỗi buồn vào lòng, để nó tan theo rượu.

Ông già rót rượu vào ly Chiến:

-Thôi, không nói tới chuyện đó nữa. Uống vô là quên hết…

Tự dưng, Chiến lại muốn tâm sự với ông. Có thể, khi nói cho một người xa lạ vừa mới quen nghe chuyện buồn của mình, anh nghĩ như thế sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

-Vợ chồng cháu…mới ly dị.

Ông già thoáng lặng người, chỉ một chút thôi lại cái giọng ha hả, vô tư:

-Tưởng chuyện gì, không có con vợ này thì mình cưới con vợ khác, lo gì…

Chợt nhận thấy mình vô tâm, ông già xuống giọng:

-Vợ chồng là duyên nợ mà cậu, còn duyên thì còn sống với nhau, hết duyên hết nợ thì đường ai nấy đi.

-Nhưng cháu rất thương cô ấy…

-Bộ cậu tưởng tôi không thương vợ sao, nhưng bả cũng bỏ đi cách đây 30 chục năm rồi. Bỏ đi là hết, không có gì phải vướng bận.

Chiến tò mò:

-Bác gái…ngày xưa cũng bỏ bác sao?

Ông già lắc đầu:

-Không. Bả chết khi sanh non con út.

***

Câu chuyện của một già một trẻ xoay quanh chuyện gia đình. Ông già nhắc đến vợ con mà mắt long lanh. Chiến đoán ông hạnh phúc lắm vì ông thích kể về những đứa con. Họ đều đã trưởng thành, thương yêu ông, chăm sóc cho ông gấp đôi gấp ba như bù đắp sự thiếu hụt một người vợ, một người mẹ. Ông muốn gì, họ đều chiều ông. Trong túi ông bao giờ cũng có tiền để đi nhậu, bù khú với bạn bè.

-Cậu biết không? Tôi thấy mình may phước lắm đó. Cứ năm ba tháng, mấy đứa con lại dúi tiền kêu ba về quê thăm bà con. Lần nào về, tôi cũng ở chơi cả chục ngày, chơi đến chán, không còn chỗ đi thì về Sài Gòn. Về rồi lại đi…

Ngồi nghe ông nói chuyện, nhiều lần Chiến chợt nghĩ đến ba mẹ. Ông bà mất sớm quá, nếu không anh cũng như mấy đứa con của ông già, mang lại cho họ một cuộc sống sung túc, thảnh thơi.

Ba năm nay, anh làm có tiền, đã có dư gởi ngân hàng. Chiến thương Hương lắm vì với nhan sắc của một Hoa khôi hồi còn học cấp ba, cô có thể lấy một anh chồng giàu. Vậy mà cô chỉ yêu anh, quyết làm vợ anh. Bởi vậy, từ ngày công việc thuận lợi hơn, tiền rủng rỉnh hơn, Hương thích gì anh cũng chiều. Anh mua sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà, từ chiếc xe Attila cho Hương, cái ti vi 29 inch đặt giữa phòng khách đến dàn mấy Sony gần ba chục triệu bạc để hai vợ chồng nghe nhạc. Nói chung, cuộc sống của hai vợ chồng đã thay đổi hẳn so với hồi mới cưới.

Có một điều Chiến không ngờ là khi cuộc sống thay đổi, Hương cũng thay đổi. Cô không còn thú vui nấu cơm chờ chồng về ăn, ăn diện hơn, phấn son nhiều hơn và thích những chuyến đi chơi xa, lên Đà Lạt, xuống Vũng Tàu, Bình Châu hay đi Nha Trang, Huế…Lúc đầu, Chiến không nghĩ gì cả, chỉ biết thấy Hương vui là anh vui. Lấy nhau gần chục năm, bây giờ mới có điều kiện thì cứ để cô ấy hưởng thụ. Chồng làm vợ hưởng là điều bình thường. Lại chưa có con cái vướng bận nên có đi chơi, tiêu xài nhiều một chút cũng chẳng sao.

Do công việc ở công ty, nhiều lần Chiến không thể đi chơi với Hương. Lúc đầu cô còn giận dỗi nhưng sau đó lại có vẻ thích thú mỗi khi được đi một mình. Thế rồi những chuyến đi cứ nối tiếp, kéo dài. Nhiều hôm trở về nhà sau một cuộc họp căng thẳng, Chiến cần có một ly đá chanh hay ly trà sen mà anh thích như ngày trước, nhưng Hương không rảnh phục vụ chồng. Cô đang bận tỉa tót cặp lông mày, hoặc đang “tám” điện thoại với người bạn nào đó về cái váy, cái áo mới sắm. Một lần, hai lần Chiến còn nhịn nhưng càng ngày, anh có cảm giác như mình bị bỏ rơi. Vậy là sinh ra cáu gắt và cãi nhau. Suốt hai năm như thế, hai vợ chồng thường xuyên cắn đắng, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất.

Chuyện vợ chồng lục đục, Chiến không nói cho ai biết, kể cả mẹ anh. Trong mắt mọi người, vợ chồng anh đang rất hạnh phúc nhưng có ai biết đâu, từ công ty trở về nhà là lòng Chiến chùng xuống. Một nỗi cô đơn ngùn ngụt cháy trong lòng anh. Trước mặt mẹ, trước mặt bạn bè, đồng nghiệp, anh cố đóng trọn vai “người chồng hạnh phúc”. Anh còn thêu dệt lên những kỷ niệm vui vẻ giữa hai vợ chồng, kể cho mọi người nghe. Đàn ông là thế, họ cô đơn nhưng chẳng bao giờ họ dám thú nhận điều đó. Họ luôn nói dối, cứ như những lời nói dối ấy sẽ khiến mình bớt cô đơn hơn. Họ sợ người ta thấy mình buồn. Thế nhưng sau mỗi lần nói dối, Chiến lại thấy buồn hơn, chán nản hơn, cái cảm giác cô đơn nặng trĩu hơn trong lòng. Thế rồi một ngày kia, anh hét to khi không chịu đựng được nữa:

-Nói đi, bây giờ cô muốn gì?

Hương có vẻ hốt hoảng trước sự giận dỗi của chồng, ngước lên hỏi:

-Vậy anh muốn gì?

-Ly dị!

Chiến buột miệng như một phản xạ vô điều kiện. Lúc ấy, thật sự anh đang rất nóng, không giữ được bình tĩnh. Anh bật lên hai tiếng “ly dị” mà không hiểu mình nói gì. Hương ném chai dầu sơn móng tay xuống nền nhà, vỡ tan:

-Anh muốn vậy chứ gì? Ok, ly dị thì ly dị!

***

Vợ chồng Chiến ly dị nhanh đến mức chính anh cũng không ngờ. Quyết định dứt khoác của Hương khiến Chiến như được đổ dầu thêm vào lửa. Anh nghĩ, đó là điều mà Hương mong đợi. Hai lần ra toà hoà giải, trong khi Chiến im lặng thì Hương luôn tỏ thái độ phản bát.

Từ ngày ly dị, Chiến buồn hơn, cảm giác cô đơn cáu xé anh dữ dội hơn. Vậy đấy nhưng khi đến công ty hay về thăm mẹ, anh luôn làm như mọi chuyện chẳng có gì thay đổi. Anh vẫn thích tuế táo, hài hước. Đôi lúc, anh thấy mình sao nói dối hay quá, “diễn kịch” giỏi quá.

Câu chuyện của Chiến được ông già nhấm nháp như nhấm nháp ly rượu đế. Nghe xong, ông vỗ vai Chiến:

-Đàn ông phải mạnh mẽ lên. Sao lại để một đứa đàn bà làm buồn lòng mình chứ? Gặp tôi thì tôi sẽ…

Ông già không nói hết câu, cầm chai rót rượu vào ly Chiến.

-Uống đi, uống cho say là quên hết. Sáng ngủ dậy lại thấy cuộc đời phơi phới.
Chiến cụng ly với ông già, anh muốn say thử một lần xem sao. Liệu sau khi say, ngủ một giấc thức dậy, cuộc đời anh có khác không? Nỗi cô đơn có còn không?

***

Chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng thị trường, Chiến và Ban giám đốc đã thực hiện một chuyến khảo sát đi liền bốn nước châu Á. Chuyến đi kéo dài gần một tháng trời. Ngay buổi chiều vừa về lại Sài Gòn, anh vội tìm đến quán nhậu. Mới hơn ba giờ, quán vắng, mấy đứa nhóc phục vụ chúi đầu vào xem phim phía trong. Bà chủ quán vẫn như mọi ngày, mặt mày trét đầy son phấn, ngồi hờ hững nhìn ra ngoài. Thấy Chiến, bà cười cười:

-Chà, hôm nay tới sớm vậy chú?-Rồi bà quay vô trong-Có khách nha tụi bây!

Chiến ngồi vào cái bàn mà anh vẫn thường ngồi với ông già. Anh gọi một xị rượu đế, dĩa khô bò. Lần đầu tiên, anh cảm thấy rượu đế ở đây thật sự ngon. Cũng có thể vì gần một tháng trời uống toàn rượu Tây nên thèm cái hương nồng nồng, cay cay đặc trưng của đế. Vừa uống, anh vừa ngóng ra cửa chờ ông già. Sau mấy lần ngồi với ông, anh biết ông thường đến sau 5 giờ, đủng đỉnh như người nhàn hạ. Không nhàn hạ sao được khi ông sống vui vẻ, tự do.

Đồng hồ nhích qua 5 giời rưỡi mà vẫn chưa thấy ông già tới. Chắc ông bận hay đã về quê. Anh nghĩ như thế. Ngồi uống một mình thấy chán, cố nán thêm nửa tiếng vẫn chẳng thấy bóng dáng ông già đâu, Chiến kêu tính tiền rồi về nhà.
Hôm sau anh lại ghé nhưng trễ hơn, khoảng 5 giờ. Cái bàn quen thuộc đã có khách ngồi, anh đành tìm một cái bàn gần cửa ra vào. Ngồi đó, ông già dễ nhận ra anh hơn. Một xị rượu đã cạn, anh gọi tiếp xị thứ hai. Bóng ông già vẫn biệt tâm. Chắc chắn là ông già về quê rồi, sướng thiệt. Chiến chợt nghĩ và tự cười một mình.

Ba ngày sau, Chiến mới quay lại quán. Vì anh đoán ông già đã về. Có ông già ngồi nói chuyện, anh thấy vui hơn. Thứ bảy, tuy quán đông khách nhưng cái bàn của anh và ông già vẫn còn trống. Anh bước vội tới như sợ người khác giành mất. Bà chủ quán chạy tới chạy lui như con thoi, đến bàn Chiến:

-Như cũ hả chú?

-Dạ, như cũ chị.

Rồi như chợt nhớ, anh hỏi:

-Chị ơi, mấy hôm nay ông già hay ngồi bàn này có ghé quán không vậy?

Bà chủ quán nhíu mày như suy nghĩ, rồi buông thỏng một câu:

-Không bao giờ tới nữa đâu.

Chiến ngơ ngác:

-Ổng về quê luôn phải không?

Bà chủ quán chạy đi lấy rượu và khô bò mang đến.

-Ừ, ổng về quê với ông bà cha mẹ rồi.

Chiến níu tay chủ quán, linh tính có điều gì bất ổn:

-Chị nói vậy là sao?

Bà chủ quán kéo ghế ngồi xuống bên cạnh Chiến, nhìn anh với cặp mắt ngạc nhiên:

-Bộ chú không hay gì sao? Ổng chết rồi…

-Chết?

Rót rượu vào ly dùm Chiến, giọng bà buồn buồn:

-Ông già “đi” cách đây nửa tháng rồi. “Đi” vậy mà sướng cho đời ông, chứ thấy ông sống cô độc quá mà tội nghiệp.

Chiến thấy có một sự lầm lẫn nào đó nên hỏi lại:

-Tôi hỏi ông già hay ngồi với tôi đó, chứ chị nói ông già nào?

Bà chủ quán gật đầu:

-Ừ, thì ổng đó. Vợ con thì không có, số ông già khổ quá. Chú biết không? Ba đứa con ổng đều bị chết cháy trong vụ hoả hoạn cách đây 5 năm. Ông buồn, bán đất đi lang thang, nay ở nhà người bà con này, mai nhà người bà con khác. Đã nói là bà con mà, đâu có ai lo cho ông được chu đáo. Nghe nói ổng về ở nhà thằng cháu họ xa đằng xóm trên là lâu nhất đó. Tui cũng mới biết ổng, từ ngày ông hay ghé quán. Nghĩ cũng ngộ, già rồi, vừa buồn vừa cô đơn, vậy mà ổng cứ làm như chẳng có gì xảy ra…

Sự thật khiến Chiến bàng hoàng, anh dỏng tai cố nuốt lấy lời kể của bà chủ quán.

-Tính ông già kỳ lắm, cứ thích nói xạo. Ổng nói ổng bây giờ sướng lắm, có mấy đứa con thương, quan tâm, lo lắng cho từng li từng tí, thích đi đâu thì đi. Lúc đầu tui cũng tưởng thiệt nhưng sau mới biết ổng bịa ra để nói cho vui. Bên ngoài thì vậy đó, chứ tui biết ổng buồn thúi ruột. Tội nghiệp ông già, ổng bị lên máu, ngã đùng ra giữa đường…Thôi, chú ngồi nhâm nhi nha, tui phải coi quán…

Chiến bần thần ngồi thừ người ra. Ly rượu trên tay lạnh ngắt. Hoá ra, cuộc sống của ông già không như những gì ông kể. Ông buồn, ông cô đơn mà chẳng một lời than thở. Anh cảm thấy ngưỡng mộ cái tài nói dối của ông, khâm phục tài “diễn xuất” của ông. Không lẽ, khi người đàn ông buồn, khi người đàn ông cô đơn đều phải nói dối, đều phải “đóng kịch” như vậy sao?

Chợt anh nhớ tới lời ông già: “Uống đi, uống cho say là quên hết. Sáng ngủ dậy lại thấy cuộc đời phơi phới”. Có lẽ, ông già cũng muốn mình say, ngủ một giấc là quên hết. Nhưng ông không thể quên nên ngày nào ông cũng uống. Bây giờ, ông đã được ngủ một giấc rồi, ngủ thật sâu và có lẽ, ông sẽ quên hết mọi phiền muộn của cuộc đời dù chẳng bao giờ ông thức dậy.
 
Ðề: Cô Đơn

Anh cảm thấy ngưỡng mộ cái tài nói dối của ông, khâm phục tài “diễn xuất” của ông. Không lẽ, khi người đàn ông buồn, khi người đàn ông cô đơn đều phải nói dối, đều phải “đóng kịch” như vậy sao?

19134810_lonely.jpg


Nâng ly đế, ông già bảo:

-Trước lạ sau quen, tôi với cậu cụng ly cái coi!

Chiến kéo chiếc ghế vào sát bàn, cầm ly mình lên:

-Cháu mời bác.

Ngó nghiêng nghiêng, ông già nheo mắt:

-Rượu thuốc hả? Vậy đâu có công bằng…

Ông định lấy chai rượu đế trên bàn rót vào một cái ly khác thì Chiến ngăn lại:

-Dạ, cháu không uống được đế.

Ông già huơ tay:

-Ba cái rượu thuốc mà uống gì, toàn…lường gạt.

Như nhận ra mình nói hớ, ông rụt cổ quay đầu nhìn vào trong quán, chỗ bà chủ môi đỏ má hồng đậm đặc đang ngồi hờ hững nhìn khách. Giọng ông khe khẽ:

-Cậu biết không? Rượu đế ở đây ngon nhất vùng nhưng rượu thuốc thì…bó tay. Lạt nhách! Cậu biết sao không? Họ pha nước màu với chút đường vàng, đổ thêm nước lã rồi bỏ vào đó gói gia vị mua ở tiệm thuốc Bắc. Mà cậu biết không? Gói thuốc Bắc đó chỉ để ngâm một lít đế nhưng mụ chủ quán ở đây pha đến chục lít. Vậy thì còn ngon lành gì nữa. Cậu phải uống đế, biết không?

Chiến cảm thấy vui vui khi nghe ông già nói chuyện. Anh hỏi:

-Sao bác rành dữ vậy? Lỡ người ta cũng pha nước lã trong rượu đế thì sao?

Ông già ngồi thẳng người, đặt ly đế xuống bàn:

-Làm sao qua được mắt tôi chứ? Tôi uống đế mấy chục năm nay rồi, chỉ cần pha một chút nước lã là tôi phát hiện ngay. Cái vị đế nguyên chất nó khác lắm, nồng, cay nhưng có hậu ngọt. Còn đế pha nước hả? Cậu biết không? Uống vô là nhận ra liền vì không cảm thấy “đã”.

Ông già nói thì nghe vậy, chứ dù có uống thì Chiến cũng không thể tinh ý như ông. Hôm đầu đến đây, anh uống đế nhưng tối về thấy nhức đầu nên chuyển sang rượu thuốc. Có thể đúng như ông già mách, rượu thuốc ở đây đã bị pha, song ít ra anh uống vào cảm thấy dễ chịu. Mà anh nào có quan tâm rượu ngon hay không, chỉ cần có chút men trong người là được.

***

Mấy thằng bạn vẫn thường rủ Chiến cuối tuần đi nhậu, thỉnh thoảng có kèm em út nhưng càng uống anh càng thấy buồn. Cái men bia dường như đã không còn khả năng điều khiển hệ thần kinh của anh. Nó khiến anh tỉnh táo hơn, suy nghĩ nhiều hơn và nhớ lại nhiều chuyện hơn.

Một chiều nọ, đi làm về, tình cờ Chiến phát hiện cái quán bình dân này. Quán ẩm thấp nhưng lại rất đông khách. Dĩ nhiên, khách cũng bình dân như quán vậy. Mấy lần đến đây, anh nhận thấy phần đông khách là những anh xe ôm, thợ hồ và mấy ông bạn già bù khú với nhau cho hết buổi chiều. Chiến thử bước vào. Trông thấy anh ăn mặc lịch sự, bà chủ quán hơi ngạc nhiên nhưng vẫn chạy ra đon đả mời khách.

-Vô nhâm nhi vài xị chú ơi! Chú đi mấy người?-Thấy Chiến đưa mắt ngó quanh như tìm kiếm, bà hỏi-Chú có hẹn ai ở đây hả?

Giọng bà chủ quán khàn khàn, khô khốc nhưng nhiệt tình. Chiến lắc đầu:

-Dạ, tôi đi một mình. Có bàn nào một người không chị?

-Có, có mà. Mời chú vô trong này.

Chiến đi theo bà chủ quán. Tướng tá khổng lồ như thế mà bước đi của bà nhanh nhẹn lạ lùng, lách người qua những cái bàn khách ngồi tràn ra cả lối đi một cách nhẹ nhàng như làm xiếc.

Quán không mở nhạc, chỉ có tiếng ti vi phía trong và tiếng nói chuyện ồn ào của khách. Mạnh ai nấy nói, ai cũng muốn nói thật lớn nên chẳng ai nghe ai. Chiến thấy thích cái ồn ào ở đây. Nó làm đầu anh nhẹ hẳn.

Từ hôm đó, chiều nào đi làm về, thấy buồn thì anh lại vô đây để được nghe lại cái âm thanh hỗn tạp ấy. Nó khác với thứ âm thanh mà anh từng nghe khi đi nhậu với bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác làm ăn. Bia uống bằng ly cối nên tiếng cụng ly nghe chan chát, bát nháo. Còn người ta uống rượu đế bằng những cái chum, cai ly nhỏ nên dù có cụng mạnh thì âm thanh phát ra cũng mền mại hơn.

***

-Nghĩ ngợi gì mà không uống đi?

Cái giọng oang oang của ông già làm Chiến giật mình.

-Cháu đâu có nghĩ gì, tại không quen uống đế nên người cứ lâng lâng.

Ông già cười khà khà:

-Đừng nói là xỉn nha? Từ từ rồi cũng quen thôi. Cậu biết không? Người ta nấu rượu đế bằng gạo, gạo thơm đàng hoàng nha, nên uống bao nhiêu cũng không sao, trừ khi…“đô” cậu yếu. Chứ mấy thứ bia ngoài đường, toàn hoá chất. Cậu biết không? Hôm nọ ngang qua nhà máy bia, tôi nghe mùi lạ lắm. Cậu biết mùi gì không? Mùi khoai lang sùng. Ha ha…

Chiến bật cười theo ông già. Chẳng biết ông nói đúng không nhưng tự dưng anh lại thích nghe ông nói chuyện. Kiểu nói chuyện thong thả, thân thiện cứ như đã quen biết nhau từ lâu và thói quen hỏi “Cậu biết không” của ông già khiến anh cảm thấy thoải mái, gần gũi.

Lúc chiều vô quán, Chiến đang lơ ngơ tìm bàn trống thì ông già vẫy tay bảo anh tới. Hai người biết mặt nhau từ nhiều ngày trước, mỗi người một bàn nhưng chưa bao giờ trò chuyện. Thỉnh thoảng ông già đưa ly lên như có ý mời, Chiến anh cười cười cầm ly mình lên đáp lễ. Chiều nay thứ bảy, mấy người thợ hồ lãnh lương, kéo đi nhậu nên quán đông hơn bình thường. Vì vậy mà anh có dịp làm quen, ngồi cùng bàn với ông già.

Ông già nhón lấy một cọng khô bò bỏ vào miệng, hớp miếng rượu rồi rít một tiếng dài nghe thật khoan khoái.

-Sao cậu đi uống có một mình vậy?-Ông hỏi.

Chiến không trả lời mà hỏi lại:

-Thế sao bác cũng ngồi một mình?

Ông già hài hước:

-Đâu, ngồi một mình đâu? Tôi đang ngồi với cậu mà.

Nâng ly lên cụng, ông già đánh trúng vào cái điều mà Chiến đang muốn quên:

-Buồn chuyện gì hả? Tôi thấy mặt cậu rầu rầu. Gia đình, công việc hay vợ con, bồ bịch?

Chiến uống ực một cái hết ly rượu, chừng như nuốt tất cả những nỗi buồn vào lòng, để nó tan theo rượu.

Ông già rót rượu vào ly Chiến:

-Thôi, không nói tới chuyện đó nữa. Uống vô là quên hết…

Tự dưng, Chiến lại muốn tâm sự với ông. Có thể, khi nói cho một người xa lạ vừa mới quen nghe chuyện buồn của mình, anh nghĩ như thế sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

-Vợ chồng cháu…mới ly dị.

Ông già thoáng lặng người, chỉ một chút thôi lại cái giọng ha hả, vô tư:

-Tưởng chuyện gì, không có con vợ này thì mình cưới con vợ khác, lo gì…

Chợt nhận thấy mình vô tâm, ông già xuống giọng:

-Vợ chồng là duyên nợ mà cậu, còn duyên thì còn sống với nhau, hết duyên hết nợ thì đường ai nấy đi.

-Nhưng cháu rất thương cô ấy…

-Bộ cậu tưởng tôi không thương vợ sao, nhưng bả cũng bỏ đi cách đây 30 chục năm rồi. Bỏ đi là hết, không có gì phải vướng bận.

Chiến tò mò:

-Bác gái…ngày xưa cũng bỏ bác sao?

Ông già lắc đầu:

-Không. Bả chết khi sanh non con út.

***

Câu chuyện của một già một trẻ xoay quanh chuyện gia đình. Ông già nhắc đến vợ con mà mắt long lanh. Chiến đoán ông hạnh phúc lắm vì ông thích kể về những đứa con. Họ đều đã trưởng thành, thương yêu ông, chăm sóc cho ông gấp đôi gấp ba như bù đắp sự thiếu hụt một người vợ, một người mẹ. Ông muốn gì, họ đều chiều ông. Trong túi ông bao giờ cũng có tiền để đi nhậu, bù khú với bạn bè.

-Cậu biết không? Tôi thấy mình may phước lắm đó. Cứ năm ba tháng, mấy đứa con lại dúi tiền kêu ba về quê thăm bà con. Lần nào về, tôi cũng ở chơi cả chục ngày, chơi đến chán, không còn chỗ đi thì về Sài Gòn. Về rồi lại đi…

Ngồi nghe ông nói chuyện, nhiều lần Chiến chợt nghĩ đến ba mẹ. Ông bà mất sớm quá, nếu không anh cũng như mấy đứa con của ông già, mang lại cho họ một cuộc sống sung túc, thảnh thơi.

Ba năm nay, anh làm có tiền, đã có dư gởi ngân hàng. Chiến thương Hương lắm vì với nhan sắc của một Hoa khôi hồi còn học cấp ba, cô có thể lấy một anh chồng giàu. Vậy mà cô chỉ yêu anh, quyết làm vợ anh. Bởi vậy, từ ngày công việc thuận lợi hơn, tiền rủng rỉnh hơn, Hương thích gì anh cũng chiều. Anh mua sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà, từ chiếc xe Attila cho Hương, cái ti vi 29 inch đặt giữa phòng khách đến dàn mấy Sony gần ba chục triệu bạc để hai vợ chồng nghe nhạc. Nói chung, cuộc sống của hai vợ chồng đã thay đổi hẳn so với hồi mới cưới.

Có một điều Chiến không ngờ là khi cuộc sống thay đổi, Hương cũng thay đổi. Cô không còn thú vui nấu cơm chờ chồng về ăn, ăn diện hơn, phấn son nhiều hơn và thích những chuyến đi chơi xa, lên Đà Lạt, xuống Vũng Tàu, Bình Châu hay đi Nha Trang, Huế…Lúc đầu, Chiến không nghĩ gì cả, chỉ biết thấy Hương vui là anh vui. Lấy nhau gần chục năm, bây giờ mới có điều kiện thì cứ để cô ấy hưởng thụ. Chồng làm vợ hưởng là điều bình thường. Lại chưa có con cái vướng bận nên có đi chơi, tiêu xài nhiều một chút cũng chẳng sao.

Do công việc ở công ty, nhiều lần Chiến không thể đi chơi với Hương. Lúc đầu cô còn giận dỗi nhưng sau đó lại có vẻ thích thú mỗi khi được đi một mình. Thế rồi những chuyến đi cứ nối tiếp, kéo dài. Nhiều hôm trở về nhà sau một cuộc họp căng thẳng, Chiến cần có một ly đá chanh hay ly trà sen mà anh thích như ngày trước, nhưng Hương không rảnh phục vụ chồng. Cô đang bận tỉa tót cặp lông mày, hoặc đang “tám” điện thoại với người bạn nào đó về cái váy, cái áo mới sắm. Một lần, hai lần Chiến còn nhịn nhưng càng ngày, anh có cảm giác như mình bị bỏ rơi. Vậy là sinh ra cáu gắt và cãi nhau. Suốt hai năm như thế, hai vợ chồng thường xuyên cắn đắng, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất.

Chuyện vợ chồng lục đục, Chiến không nói cho ai biết, kể cả mẹ anh. Trong mắt mọi người, vợ chồng anh đang rất hạnh phúc nhưng có ai biết đâu, từ công ty trở về nhà là lòng Chiến chùng xuống. Một nỗi cô đơn ngùn ngụt cháy trong lòng anh. Trước mặt mẹ, trước mặt bạn bè, đồng nghiệp, anh cố đóng trọn vai “người chồng hạnh phúc”. Anh còn thêu dệt lên những kỷ niệm vui vẻ giữa hai vợ chồng, kể cho mọi người nghe. Đàn ông là thế, họ cô đơn nhưng chẳng bao giờ họ dám thú nhận điều đó. Họ luôn nói dối, cứ như những lời nói dối ấy sẽ khiến mình bớt cô đơn hơn. Họ sợ người ta thấy mình buồn. Thế nhưng sau mỗi lần nói dối, Chiến lại thấy buồn hơn, chán nản hơn, cái cảm giác cô đơn nặng trĩu hơn trong lòng. Thế rồi một ngày kia, anh hét to khi không chịu đựng được nữa:

-Nói đi, bây giờ cô muốn gì?

Hương có vẻ hốt hoảng trước sự giận dỗi của chồng, ngước lên hỏi:

-Vậy anh muốn gì?

-Ly dị!

Chiến buột miệng như một phản xạ vô điều kiện. Lúc ấy, thật sự anh đang rất nóng, không giữ được bình tĩnh. Anh bật lên hai tiếng “ly dị” mà không hiểu mình nói gì. Hương ném chai dầu sơn móng tay xuống nền nhà, vỡ tan:

-Anh muốn vậy chứ gì? Ok, ly dị thì ly dị!

***

Vợ chồng Chiến ly dị nhanh đến mức chính anh cũng không ngờ. Quyết định dứt khoác của Hương khiến Chiến như được đổ dầu thêm vào lửa. Anh nghĩ, đó là điều mà Hương mong đợi. Hai lần ra toà hoà giải, trong khi Chiến im lặng thì Hương luôn tỏ thái độ phản bát.

Từ ngày ly dị, Chiến buồn hơn, cảm giác cô đơn cáu xé anh dữ dội hơn. Vậy đấy nhưng khi đến công ty hay về thăm mẹ, anh luôn làm như mọi chuyện chẳng có gì thay đổi. Anh vẫn thích tuế táo, hài hước. Đôi lúc, anh thấy mình sao nói dối hay quá, “diễn kịch” giỏi quá.

Câu chuyện của Chiến được ông già nhấm nháp như nhấm nháp ly rượu đế. Nghe xong, ông vỗ vai Chiến:

-Đàn ông phải mạnh mẽ lên. Sao lại để một đứa đàn bà làm buồn lòng mình chứ? Gặp tôi thì tôi sẽ…

Ông già không nói hết câu, cầm chai rót rượu vào ly Chiến.

-Uống đi, uống cho say là quên hết. Sáng ngủ dậy lại thấy cuộc đời phơi phới.
Chiến cụng ly với ông già, anh muốn say thử một lần xem sao. Liệu sau khi say, ngủ một giấc thức dậy, cuộc đời anh có khác không? Nỗi cô đơn có còn không?

***

Chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng thị trường, Chiến và Ban giám đốc đã thực hiện một chuyến khảo sát đi liền bốn nước châu Á. Chuyến đi kéo dài gần một tháng trời. Ngay buổi chiều vừa về lại Sài Gòn, anh vội tìm đến quán nhậu. Mới hơn ba giờ, quán vắng, mấy đứa nhóc phục vụ chúi đầu vào xem phim phía trong. Bà chủ quán vẫn như mọi ngày, mặt mày trét đầy son phấn, ngồi hờ hững nhìn ra ngoài. Thấy Chiến, bà cười cười:

-Chà, hôm nay tới sớm vậy chú?-Rồi bà quay vô trong-Có khách nha tụi bây!

Chiến ngồi vào cái bàn mà anh vẫn thường ngồi với ông già. Anh gọi một xị rượu đế, dĩa khô bò. Lần đầu tiên, anh cảm thấy rượu đế ở đây thật sự ngon. Cũng có thể vì gần một tháng trời uống toàn rượu Tây nên thèm cái hương nồng nồng, cay cay đặc trưng của đế. Vừa uống, anh vừa ngóng ra cửa chờ ông già. Sau mấy lần ngồi với ông, anh biết ông thường đến sau 5 giờ, đủng đỉnh như người nhàn hạ. Không nhàn hạ sao được khi ông sống vui vẻ, tự do.

Đồng hồ nhích qua 5 giời rưỡi mà vẫn chưa thấy ông già tới. Chắc ông bận hay đã về quê. Anh nghĩ như thế. Ngồi uống một mình thấy chán, cố nán thêm nửa tiếng vẫn chẳng thấy bóng dáng ông già đâu, Chiến kêu tính tiền rồi về nhà.
Hôm sau anh lại ghé nhưng trễ hơn, khoảng 5 giờ. Cái bàn quen thuộc đã có khách ngồi, anh đành tìm một cái bàn gần cửa ra vào. Ngồi đó, ông già dễ nhận ra anh hơn. Một xị rượu đã cạn, anh gọi tiếp xị thứ hai. Bóng ông già vẫn biệt tâm. Chắc chắn là ông già về quê rồi, sướng thiệt. Chiến chợt nghĩ và tự cười một mình.

Ba ngày sau, Chiến mới quay lại quán. Vì anh đoán ông già đã về. Có ông già ngồi nói chuyện, anh thấy vui hơn. Thứ bảy, tuy quán đông khách nhưng cái bàn của anh và ông già vẫn còn trống. Anh bước vội tới như sợ người khác giành mất. Bà chủ quán chạy tới chạy lui như con thoi, đến bàn Chiến:

-Như cũ hả chú?

-Dạ, như cũ chị.

Rồi như chợt nhớ, anh hỏi:

-Chị ơi, mấy hôm nay ông già hay ngồi bàn này có ghé quán không vậy?

Bà chủ quán nhíu mày như suy nghĩ, rồi buông thỏng một câu:

-Không bao giờ tới nữa đâu.

Chiến ngơ ngác:

-Ổng về quê luôn phải không?

Bà chủ quán chạy đi lấy rượu và khô bò mang đến.

-Ừ, ổng về quê với ông bà cha mẹ rồi.

Chiến níu tay chủ quán, linh tính có điều gì bất ổn:

-Chị nói vậy là sao?

Bà chủ quán kéo ghế ngồi xuống bên cạnh Chiến, nhìn anh với cặp mắt ngạc nhiên:

-Bộ chú không hay gì sao? Ổng chết rồi…

-Chết?

Rót rượu vào ly dùm Chiến, giọng bà buồn buồn:

-Ông già “đi” cách đây nửa tháng rồi. “Đi” vậy mà sướng cho đời ông, chứ thấy ông sống cô độc quá mà tội nghiệp.

Chiến thấy có một sự lầm lẫn nào đó nên hỏi lại:

-Tôi hỏi ông già hay ngồi với tôi đó, chứ chị nói ông già nào?

Bà chủ quán gật đầu:

-Ừ, thì ổng đó. Vợ con thì không có, số ông già khổ quá. Chú biết không? Ba đứa con ổng đều bị chết cháy trong vụ hoả hoạn cách đây 5 năm. Ông buồn, bán đất đi lang thang, nay ở nhà người bà con này, mai nhà người bà con khác. Đã nói là bà con mà, đâu có ai lo cho ông được chu đáo. Nghe nói ổng về ở nhà thằng cháu họ xa đằng xóm trên là lâu nhất đó. Tui cũng mới biết ổng, từ ngày ông hay ghé quán. Nghĩ cũng ngộ, già rồi, vừa buồn vừa cô đơn, vậy mà ổng cứ làm như chẳng có gì xảy ra…

Sự thật khiến Chiến bàng hoàng, anh dỏng tai cố nuốt lấy lời kể của bà chủ quán.

-Tính ông già kỳ lắm, cứ thích nói xạo. Ổng nói ổng bây giờ sướng lắm, có mấy đứa con thương, quan tâm, lo lắng cho từng li từng tí, thích đi đâu thì đi. Lúc đầu tui cũng tưởng thiệt nhưng sau mới biết ổng bịa ra để nói cho vui. Bên ngoài thì vậy đó, chứ tui biết ổng buồn thúi ruột. Tội nghiệp ông già, ổng bị lên máu, ngã đùng ra giữa đường…Thôi, chú ngồi nhâm nhi nha, tui phải coi quán…

Chiến bần thần ngồi thừ người ra. Ly rượu trên tay lạnh ngắt. Hoá ra, cuộc sống của ông già không như những gì ông kể. Ông buồn, ông cô đơn mà chẳng một lời than thở. Anh cảm thấy ngưỡng mộ cái tài nói dối của ông, khâm phục tài “diễn xuất” của ông. Không lẽ, khi người đàn ông buồn, khi người đàn ông cô đơn đều phải nói dối, đều phải “đóng kịch” như vậy sao?

Chợt anh nhớ tới lời ông già: “Uống đi, uống cho say là quên hết. Sáng ngủ dậy lại thấy cuộc đời phơi phới”. Có lẽ, ông già cũng muốn mình say, ngủ một giấc là quên hết. Nhưng ông không thể quên nên ngày nào ông cũng uống. Bây giờ, ông đã được ngủ một giấc rồi, ngủ thật sâu và có lẽ, ông sẽ quên hết mọi phiền muộn của cuộc đời dù chẳng bao giờ ông thức dậy.

Chén rượu cứ đầy...Men say cứ đầy...ta uống cạn...
Dù ngàn chén đắng...ta cạn...dù cả ngàn men say
Nỗi đau cứ đầy...chua cay cứ đầy...bao giờ cạn...???
Bao giờ ?....chẳng bao giờ cạn...sẽ chẳng cạn...phải không..????


Đất trơi nghiêng ngả ...say điên đảo
Tâm trí ngổn ngang...vạn chén sầu
Mỏi bước chân tìm...đâu hạnh phúc
Có phải say rồi...là quên không??
 
Ðề: Cô Đơn

Uống cho say mà wen hết
Tôi nguyện được say mãi mãi.
 
Ðề: Cô Đơn

Ngẫm nghĩ say đời có hư thật
Nhưng mà say vậy đáng trách gì
Say tỉnh thực hư, hư hư thực
Tưởng say hoá tỉnh, tỉnh lại say
Chén đắng nuốt vào nóng ran cổ
Biết đắng, biết cay hỡi sự đời
Trách chi những kẻ say men tửu
Nuốt đắng vào tim quên cảnh đời....
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top