I. Tài liệu cần chuẩn bị:
- Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, hoặc theo loại dịch vụ, theo tháng và theo từng bộ phận (nếu có)
- Bảng kê các khoản điều chỉnh như: chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá (do hư hỏng, sai quy cách,...)
II. Mục tiêu
- Tính phát sinh: Doanh thu được ghi sổ phản ánh tất cả khoản doanh thu thực sự phát sinh trong kỳ
- Tính đầy đủ: Doanh thu thể hiện tất cả những khoản phải thu đã phát sinh và được ghi nhận đầy đủ
- Tính chính xác: Việc ghi nhận và phân loại doanh thu phản ánh chính xác các khoản phải thu trong kỳ
III. Thủ tục
1. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của cty, hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ (áp dụng cho cả doanh thu và phải thu khách hàng)
a. Tìm hiểu
(Chú ý: việc tìm hiểu cần được thực hiện khi mới kiểm tra. Nếu đã lưu hồ sơ về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ thì chỉ cần cập nhật nếu có sự thay đổi trong hệ thống)
- Tìm hiểu các vấn đề về thị trường, ngành kinh doanh, chính sách nhà nước có liên quan... ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cty
- Tìm hiểu sự thay đổi về nhân sự, chiến lược kinh doanh của cty
- Liệt kê các loại mặt hàng, hoặc loại dịch vụ, các khách hàng chính, các đại lý chính và các chi nhánh của đơn vị
- Ghi lại chính sách bán hàng của cty:
+ Bán sỉ hay bán lẻ; qua đại lý hay bán trực tiếp
+ Chính sách về bán chịu (đối tượng, số tiền, thời gian), chiết khấu (thương mại, thanh toán), hoa hồng.
+ Chính sách giá cả (cố định khung giá hoặc 1 giá theo vùng, theo thời kỳ)
- Tìm hiểu về chính sách ghi nhận doanh thu (chú ý với các hợp đồng xây dựng, cho thuê dài hạn và bán hàng xuất khẩu). Cách ghi nhận trên có hợp lý hay không?
- Đối với các dịch vụ đặc biệt như sân golf, khách sạn, cần ghi nhận thêm quy định về điều kiện trở thành hội viên, những loại hội viên, việc ký quỹ ...
b. Ghi nhận về hệ thống kế toán và chu kỳ doanh thu
- Đối với DN sản xuất
Bằng cách sử dụng lưu đồ hoặc ghi lại bằng lời chu kỳ doanh thu của đơn vị đối với các vấn đề sau đây:
+ Nhận đơn đặt hàng (hoặc sổ đặt hàng)
+ Kiểm tra hàng trong kho có đủ hàng để bán không, duyệt đơn hàng và quyết định bán chịu, lập đơn đặt hàng bán (sales order)
+ Lập lệnh giao hàng và thủ kho giao hàng cho khách hàng
+ Lập hóa đơn, kiểm tra hóa đơn để đảm bảo tính chính xác của hóa đơn và đối chiếu với đơn đặt hàng và lệnh giao hàng để đảm bảo hàng giao phải có hóa đơn (hay ngược lại)
+ Cấp có thẩm quyền phê duyệt (về giá cả, bán chịu, phát hành hóa đơn)
+ Gửi hóa đơn và ghi sổ
+ Đối chiếu sổ chi tiết và tổng hợp
+ Thu tiền, đòi nợ, đối chiếu công nợ
+ Xử lý giảm giá, hàng trả lại, nợ khó đòi
(Chú ý: lưu đồ nên được sử dụng cho các đơn vị lớn, các đơn vị nhỏ thì nên ghi lại bằng lời. Đây là công việc bắt buộc áp dụng cho tất cả đơn vị và lưu trong phần thủ tục ở hồ sơ)
- Đối với DN dịch vụ:
+ Nhận đơn đặt hàng hoặc phiếu đặt chỗ
+ Ký hợp đồng, duyệt giá, yêu cầu ký quỹ (nếu có)
+ Ghi nhận doanh thu các dịch vụ liên quan vào hồ sơ khách hàng dựa vào hóa đơn các bộ phận chuyển về (trường hợp khách sạn)
+ Lập và kiểm tra hóa đơn
+ Gửi hóa đơn và ghi sổ
+ Các bước tiếp theo tương tự như ở DN SX
c.Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
(Chú ý: đối với các đơn vị lớn đòi hỏi phải có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu thì chúng ta cân nhắc có cần kiểm tra hệ thống hay chỉ thực hiện kiểm tra chi tiết. Việc kiểm tra hệ thống không cần áp dụng cho các đơn vị nhỏ và đơn vị không có hệ thống KSNB vì không hiệu quả về mặt thời gian và chi phí).
- Việc kiểm tra hệ thống về cơ bản được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh theo dõi từ lúc đặt hàng đến lúc thanh toán (toàn bộ chu kỳ walkthrough test) đối với các vấn đề:
+Kiểm tra tính liên tục của hóa đơn, đơn đặt hàng bán (sales order), lệnh giao hàng (riêng việc này có thể làm một số tháng hoặc năm)
+ Kiểm tra việc ký duyệt đối với:
+ Đối chiếu lệnh giao hàng với hóa đơn, đơn đặt hàng; hoặc credit note (nếu có) với phiếu nhập hàng trả lại
+ Đối chiếu số liệu doanh thu với số liệu của phòng kinh doanh hoặc phòng kế hoạch
+ Kiểm tra xem nghiệp vụ bất kỳ có được ghi sổ không? Có ghi trùng hay không ?
+ Định kỳ có đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết không ? Có gửi thư đối chiếu công nợ không ?
+ Các khoản nợ có được phân tích thường xuyên ? Khách hàng chậm thanh toán có được đòi nợ thường xuyên ? Các khách hàng nợ khó đòi có được dự phòng không ?
+ Đảm bảo sự phân chia nhiệm vụ giữa kế toán, thủ quỹ, thủ kho và phòng kinh doanh
1.2 Kết luận: thảo luận với nhóm trưởng
Từ việc kiểm tra trên phạm vi kiểm tra chi tiết sẽ:
- Giới hạn lại trong một số tháng (như các tháng có biến động lớn, hoặc các tháng gấn cuối năm,...) hay giới hạn trong một số thủ tục như: phân tích, kiểm tra phân chia niên độ, kiểm tra các nghiệp vụ bất thường... trên các rủi ro còn lại
- Giữ nguyên mức độ kiểm tra và các bước như trong chương trình kiểm toán chi tiết doanh thu và phải thu khách hàng
2.Thủ tục phân tích
- So sánh doanh thu năm nay với doanh thu năm trước, hoặc với doanh thu kế hoạch, xem xét có biến động bất thường so với hoạt động của đơn vị hay không ?
- So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nay với năm trước, sau đó xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán - liên hệ thêm ở chương trình giá vốn hàng bán)
- So sánh sự biến động doanh thu giữa các tháng có phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không (về tình hình thị trường nói chung, các chính sách bán hàng, tình hình kinh doanh của cty nói riêng)
Chú ý so sánh doanh thu cuối năm với doanh thu tháng đầu năm sau
- Ước tính doanh thu căn cứ vào mức giá bình quân nhân với số lượng hàng bán, hay nhân với số lượng hội viên, số lượng phòng cho thuê hoặc diện tích đất cho thuê... nếu không tính được tổng thể thì có thể chọn một số hợp đồng lớn). So sánh số ước tính và số trên sổ để phát hiện có biến động bất thường hay không? Nếu có trao đổi với đơn vị, hoặc kiểm tra chi tiết các lĩnh vực còn nghi vấn.
3. Thủ tục kiểm tra chi tiết
- Kiểm tra cộng dọc, cộng ngang trên bảng kê
- Xem lướt qua bảng kê có sự bất thường về giá cả, chiết khấu thanh toán, giảm giá, hàng trả lại ...
- Đối chiếu với doanh thu gộp, các khoản điều chỉnh với sổ nhật ký bán hàng, và với tài khoản tổng hợp trên sổ cái
- Kiểm tra phương pháp ghi nhận doanh thu có nhất quán so với năm trước không ?
- Chọn mẫu hóa đơn trong ... tháng (chú ý chọn các tháng có biến động nhiều):
- Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, hoặc theo loại dịch vụ, theo tháng và theo từng bộ phận (nếu có)
- Bảng kê các khoản điều chỉnh như: chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trả lại, hàng giảm giá (do hư hỏng, sai quy cách,...)
II. Mục tiêu
- Tính phát sinh: Doanh thu được ghi sổ phản ánh tất cả khoản doanh thu thực sự phát sinh trong kỳ
- Tính đầy đủ: Doanh thu thể hiện tất cả những khoản phải thu đã phát sinh và được ghi nhận đầy đủ
- Tính chính xác: Việc ghi nhận và phân loại doanh thu phản ánh chính xác các khoản phải thu trong kỳ
III. Thủ tục
1. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
1.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của cty, hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ (áp dụng cho cả doanh thu và phải thu khách hàng)
a. Tìm hiểu
(Chú ý: việc tìm hiểu cần được thực hiện khi mới kiểm tra. Nếu đã lưu hồ sơ về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ thì chỉ cần cập nhật nếu có sự thay đổi trong hệ thống)
- Tìm hiểu các vấn đề về thị trường, ngành kinh doanh, chính sách nhà nước có liên quan... ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cty
- Tìm hiểu sự thay đổi về nhân sự, chiến lược kinh doanh của cty
- Liệt kê các loại mặt hàng, hoặc loại dịch vụ, các khách hàng chính, các đại lý chính và các chi nhánh của đơn vị
- Ghi lại chính sách bán hàng của cty:
+ Bán sỉ hay bán lẻ; qua đại lý hay bán trực tiếp
+ Chính sách về bán chịu (đối tượng, số tiền, thời gian), chiết khấu (thương mại, thanh toán), hoa hồng.
+ Chính sách giá cả (cố định khung giá hoặc 1 giá theo vùng, theo thời kỳ)
- Tìm hiểu về chính sách ghi nhận doanh thu (chú ý với các hợp đồng xây dựng, cho thuê dài hạn và bán hàng xuất khẩu). Cách ghi nhận trên có hợp lý hay không?
- Đối với các dịch vụ đặc biệt như sân golf, khách sạn, cần ghi nhận thêm quy định về điều kiện trở thành hội viên, những loại hội viên, việc ký quỹ ...
b. Ghi nhận về hệ thống kế toán và chu kỳ doanh thu
- Đối với DN sản xuất
Bằng cách sử dụng lưu đồ hoặc ghi lại bằng lời chu kỳ doanh thu của đơn vị đối với các vấn đề sau đây:
+ Nhận đơn đặt hàng (hoặc sổ đặt hàng)
+ Kiểm tra hàng trong kho có đủ hàng để bán không, duyệt đơn hàng và quyết định bán chịu, lập đơn đặt hàng bán (sales order)
+ Lập lệnh giao hàng và thủ kho giao hàng cho khách hàng
+ Lập hóa đơn, kiểm tra hóa đơn để đảm bảo tính chính xác của hóa đơn và đối chiếu với đơn đặt hàng và lệnh giao hàng để đảm bảo hàng giao phải có hóa đơn (hay ngược lại)
+ Cấp có thẩm quyền phê duyệt (về giá cả, bán chịu, phát hành hóa đơn)
+ Gửi hóa đơn và ghi sổ
+ Đối chiếu sổ chi tiết và tổng hợp
+ Thu tiền, đòi nợ, đối chiếu công nợ
+ Xử lý giảm giá, hàng trả lại, nợ khó đòi
(Chú ý: lưu đồ nên được sử dụng cho các đơn vị lớn, các đơn vị nhỏ thì nên ghi lại bằng lời. Đây là công việc bắt buộc áp dụng cho tất cả đơn vị và lưu trong phần thủ tục ở hồ sơ)
- Đối với DN dịch vụ:
+ Nhận đơn đặt hàng hoặc phiếu đặt chỗ
+ Ký hợp đồng, duyệt giá, yêu cầu ký quỹ (nếu có)
+ Ghi nhận doanh thu các dịch vụ liên quan vào hồ sơ khách hàng dựa vào hóa đơn các bộ phận chuyển về (trường hợp khách sạn)
+ Lập và kiểm tra hóa đơn
+ Gửi hóa đơn và ghi sổ
+ Các bước tiếp theo tương tự như ở DN SX
c.Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
(Chú ý: đối với các đơn vị lớn đòi hỏi phải có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hữu hiệu thì chúng ta cân nhắc có cần kiểm tra hệ thống hay chỉ thực hiện kiểm tra chi tiết. Việc kiểm tra hệ thống không cần áp dụng cho các đơn vị nhỏ và đơn vị không có hệ thống KSNB vì không hiệu quả về mặt thời gian và chi phí).
- Việc kiểm tra hệ thống về cơ bản được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh theo dõi từ lúc đặt hàng đến lúc thanh toán (toàn bộ chu kỳ walkthrough test) đối với các vấn đề:
+Kiểm tra tính liên tục của hóa đơn, đơn đặt hàng bán (sales order), lệnh giao hàng (riêng việc này có thể làm một số tháng hoặc năm)
+ Kiểm tra việc ký duyệt đối với:
- Việc chấp hành đơn đặt hàng (kể cả duyệt bán chịu)
- Lệnh giao hàng
- Hóa đơn
- Quy định giá, thay đổi giá và chiết khấu
- Credit note (hóa đơn hủy cho hàng trả lại hay hóa đơn giảm giá)
+ Đối chiếu lệnh giao hàng với hóa đơn, đơn đặt hàng; hoặc credit note (nếu có) với phiếu nhập hàng trả lại
+ Đối chiếu số liệu doanh thu với số liệu của phòng kinh doanh hoặc phòng kế hoạch
+ Kiểm tra xem nghiệp vụ bất kỳ có được ghi sổ không? Có ghi trùng hay không ?
+ Định kỳ có đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết không ? Có gửi thư đối chiếu công nợ không ?
+ Các khoản nợ có được phân tích thường xuyên ? Khách hàng chậm thanh toán có được đòi nợ thường xuyên ? Các khách hàng nợ khó đòi có được dự phòng không ?
+ Đảm bảo sự phân chia nhiệm vụ giữa kế toán, thủ quỹ, thủ kho và phòng kinh doanh
1.2 Kết luận: thảo luận với nhóm trưởng
Từ việc kiểm tra trên phạm vi kiểm tra chi tiết sẽ:
- Giới hạn lại trong một số tháng (như các tháng có biến động lớn, hoặc các tháng gấn cuối năm,...) hay giới hạn trong một số thủ tục như: phân tích, kiểm tra phân chia niên độ, kiểm tra các nghiệp vụ bất thường... trên các rủi ro còn lại
- Giữ nguyên mức độ kiểm tra và các bước như trong chương trình kiểm toán chi tiết doanh thu và phải thu khách hàng
2.Thủ tục phân tích
- So sánh doanh thu năm nay với doanh thu năm trước, hoặc với doanh thu kế hoạch, xem xét có biến động bất thường so với hoạt động của đơn vị hay không ?
- So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nay với năm trước, sau đó xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán - liên hệ thêm ở chương trình giá vốn hàng bán)
- So sánh sự biến động doanh thu giữa các tháng có phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không (về tình hình thị trường nói chung, các chính sách bán hàng, tình hình kinh doanh của cty nói riêng)
Chú ý so sánh doanh thu cuối năm với doanh thu tháng đầu năm sau
- Ước tính doanh thu căn cứ vào mức giá bình quân nhân với số lượng hàng bán, hay nhân với số lượng hội viên, số lượng phòng cho thuê hoặc diện tích đất cho thuê... nếu không tính được tổng thể thì có thể chọn một số hợp đồng lớn). So sánh số ước tính và số trên sổ để phát hiện có biến động bất thường hay không? Nếu có trao đổi với đơn vị, hoặc kiểm tra chi tiết các lĩnh vực còn nghi vấn.
3. Thủ tục kiểm tra chi tiết
- Kiểm tra cộng dọc, cộng ngang trên bảng kê
- Xem lướt qua bảng kê có sự bất thường về giá cả, chiết khấu thanh toán, giảm giá, hàng trả lại ...
- Đối chiếu với doanh thu gộp, các khoản điều chỉnh với sổ nhật ký bán hàng, và với tài khoản tổng hợp trên sổ cái
- Kiểm tra phương pháp ghi nhận doanh thu có nhất quán so với năm trước không ?
- Chọn mẫu hóa đơn trong ... tháng (chú ý chọn các tháng có biến động nhiều):
- Đối chiếu các hóa đơn với bảng kê doanh thu để xem xét sự chính xác về tên người mua hàng, số lượng, giá cả, số tiền, chiết khấu thương mại, hoa hồng
- Đối chiếu hóa đơn với đơn đặt hàng, lệnh giao hàng, vận đơn (nếu có)
- Kiểm tra việc tính toán, kiểm tra trên hóa đơn và việc ký duyệt trên hóa đơn
- Đối chiếu với bảng kê khai thuế VAT đầu ra
- Đối chiếu giá bán so với quy định, và các điều khoản về chiết khấu thương mại, hoa hồng so với quy định
- Sau đó chọn từ bảng kê để đối chiếu ngược lại với hóa đơn, với các bước kiểm tra tương tự như trên
- Riêng đối với các hợp đồng xây dựng hoặc cho thuê dài hạn cần xem xét các điều khoản quy định trong một số hợp đồng lớn.
- Kiểm tra việc phân chia niên độ (kết hợp với kiểm tra phân chia niên độ bên hàng tồn kho)
- Chọn hóa đơn, lệnh giao hàng 05 (hoặc 10) ngày cuối năm tài chính để đảm bảo doanh thu được ghi vào kỳ này
- Chọn hóa đơn, lệnh giao hàng 05 (hoặc 10) ngày đầu năm tài chính kế tiếp để kiểm tra doanh thu có ghi nhận vào kỳ sau không ?
- Đối chiếu hàng xuất bán được ghi nhận trên doanh thu với hàng xuất được ghi nhận trên giá vốn hàng bán 05 ngày cuối năm
- Đối với các hợp đồng xây dựng, xem xét các biên bản đánh giá khối lượng cuối năm, hoặc hóa đơn gửi cho khách hàng cuối năm
- Doanh thu có gốc ngoại tệ có phản ánh theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh, hoặc tỷ giá bình quân tháng không ?
Sửa lần cuối: