Chương II
HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN
VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC
Điều 9: Hội đồng thi Kiểm toán viên và Kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước
1. Hội đồng thi Kiểm toán viên và Kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi) do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề theo quy chế thi chung của Bộ Tài chính. Trong từng kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi phải thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban phúc khảo (nếu cần).
3. Hội đồng thi được phép sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong thời gian hoạt động của Hội đồng.
4. Các thành viên Hội đồng thi và người ký hợp đồng ra đề thi không được tổ chức và không được tham gia phụ đạo, hướng dẫn ôn thi sau khi Hội đồng thi đã thông báo kế hoạch, nội dung, chương trình thi năm đó.
Điều 10: Tổ chức Hội đồng thi
1. Thành phần Hội đồng thi bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thi là Thứ trưởng Bộ Tài chính; 01 Phó Chủ tịch thường trực là lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán; 01 Phó Chủ tịch là lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ ; Uỷ viên thư ký và các Uỷ viên Hội đồng thi là cán bộ khoa học, chuyên gia đại diện của Hội nghề nghiệp và một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Thành phần Hội đồng thi tối đa không quá 9 người; Hội đồng thi được thành lập cho từng kỳ thi.
2. Những người có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng dự thi kỳ thi nào thì không được tham gia vào Hội đồng thi và các bộ phận liên quan đến kỳ thi đó.
3. Văn phòng của Hội đồng thi đặt tại Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính.
4. Giúp việc cho Hội đồng thi có Tổ thường trực do Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập, tối đa không quá 5 người.
Điều 11: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi
1. Thông báo công khai kế hoạch thi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Tổ chức các kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề và kỳ thi sát hạch đối với người có chứng chỉ chuyên gia kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài.
3. Xây dựng đề thi, đáp án cho mỗi kỳ thi.
4. Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt danh sách thí sinh dự thi.
5. Xét duyệt kết quả thi.
6. Tổ chức phúc khảo kết quả thi nếu người dự thi có yêu cầu.
7. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kết quả từng kỳ thi, công bố kết quả thi và thông báo điểm cho từng thí sinh dự thi.
8. Tổng hợp danh sách các thí sinh đạt yêu cầu thi theo từng kỳ thi thứ nhất, thứ hai, thứ ba và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.
9. Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc hoàn thiện Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán khi có yêu cầu.
Điều 12: Chế độ làm việc của Hội đồng thi
1. Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi phải có ý kiến tập thể, theo nguyên tắc biểu quyết với 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi.
2. Hội đồng thi tổ chức 01 cuộc họp trước kỳ thi và 01 cuộc họp sau kỳ thi do Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập cuộc họp bất thường.
3. Hội đồng thi được sử dụng thời gian chính quyền để tổ chức các kỳ họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng. Các thành viên Hội đồng được hưởng thù lao trích từ lệ phí thi theo mức được Bộ Tài chính duyệt.
4. Chương trình và nội dung các kỳ họp Hội đồng thi phải được thông báo bằng văn bản cho các thành viên trước khi họp 5 ngày.
Điều 13: Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi
1. Chủ tịch Hội đồng thi:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi quy định tại Điều 11 Quy chế này;
- Phân công trách nhiệm cho các Phó Chủ tịch và từng thành viên Hội đồng thi;
- Quyết định thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban phúc khảo;
- Tổ chức hợp đồng ra đề thi và đáp án có niêm phong riêng, lựa chọn đề thi, đáp án theo nội dung, chương trình đã quy định, bảo đảm bí mật tuyệt đối đề thi, đáp án trước khi thi; Nếu cần thì mời Tổ phản biện đề thi.
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kết quả các kỳ thi;
- Uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc của Hội đồng thi trong trường hợp vắng mặt.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi: Điều hành công việc thường xuyên của Hội đồng theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
3. Phó Chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng thi: Thực hiện các công việc theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
4. Uỷ viên thư ký Hội đồng thi:
- Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh, trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách dự thi;
- Chuẩn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
- Thu nhận biên bản vi phạm kỷ luật thi đối với thí sinh trình Hội đồng thi xem xét;
- Các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
Điều 14: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phúc khảo; Quy trình làm đề thi, coi thi, chấm thi, bảo quản, lưu trữ đề thi, bài thi; xử lý vi phạm nội quy thi, giải quyết khiếu nại, quy định về sử dụng máy vi tính, khen thưởng và xử lý vi phạm quy chế thi, thực hiện theo quy định tại quy chế thi chung của Bộ Tài chính.
Điều 15: Xét duyệt kết quả thi
1. Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng chuyên đề thi để xét duyệt kết quả thi và thông qua danh sách điểm thi từng chuyên đề thi của thí sinh. Kết quả thi do Chủ tịch Hội đồng thi công bố sau khi báo cáo và được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, người dự thi có quyền làm đơn xin phúc khảo gửi Chủ tịch Hội đồng thi. Trường hợp chấm phúc khảo thì kết quả thi lấy theo điểm phúc khảo.
Điều 16: Giấy chứng nhận điểm thi
Căn cứ vào kết quả thi do Hội đồng thi báo cáo và được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho từng thí sinh (Phụ lục số 02). Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các chuyên đề chưa thi, thi lại các chuyên đề chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm (đối với thí sinh chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ các chuyên đề thi).
Chương III
TỔ CHỨC THI SÁT HẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ
CHUYÊN GIA KẾ TOÁN HOẶC CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI
Điều 17: Điều kiện dự thi và nội dung thi
1. Những người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên của các tổ chức nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận, muốn được cấp “Chứng chỉ kiểm toán viên” hoặc “Chứng chỉ hành nghề kế toán” của Việt Nam thì phải dự thi sát hạch kiến thức về luật pháp Việt Nam. Người dự thi sát hạch phải là người đang được phép hành nghề của nước sở tại.
2. Tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận phải có các điều kiện: (1) Là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC); (2) Có nội dung học và thi tương đương hoặc cao hơn nội dung học và thi theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.
3. Những người đã hoàn thành khóa huấn luyện theo chương trình đào tạo chuyên gia kế toán trong khuôn khổ Dự án Kế toán - Kiểm toán do Bộ Tài chính Việt Nam và Liên minh Châu Âu phối hợp tổ chức tại Hà Nội năm 1998, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này thì được dự thi sát hạch kiến thức về pháp luật Việt Nam để nhận Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Nội dung kỳ thi sát hạch để cấp Chứng chỉ kiểm toán viên gồm các phần:
(1) Pháp luật về kinh tế, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp;
(2) Tài chính và quản lý tài chính;
(3) Pháp luật về thuế và quản lý thuế;
(4) Pháp luật về kế toán và kế toán doanh nghiệp;
(5) Pháp luật về kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo.
5. Nội dung kỳ thi sát hạch để cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán gồm các phần (1), (2), (3) và (4) quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Nội dung, yêu cầu từng phần thi sát hạch quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Quy chế này.
7. Những người đã tham dự và đạt yêu cầu các kỳ thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh (ACCA) thì được miễn thi phần (1), (3) quy định tại khoản 4 Điều này.
8. Ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi là tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh.
9. Thời gian thi là 180 phút cho cả 05 phần thi.
Điều 18: Hồ sơ đăng ký dự thi
1. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a/ Phiếu đăng ký dự thi;
b/ Bản sao và bản dịch ra tiếng Việt có công chứng: Chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài;
c/ Giấy xác nhận của Hội nghề nghiệp của nước sở tại là đang được phép hành nghề ở nước sở tại.
d/ 03 ảnh màu cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 6 tháng, hai phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận;
đ/ Bản sao Hộ chiếu do nước sở tại cấp có xác nhận của đơn vị quản lý lao động.
2. Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi chậm nhất 30 ngày trước khi thi.
Điều 19: Kết quả thi
1. Thang điểm chấm thi là thang điểm 100. Điểm thi chấm từ 1 điểm trở lên. 2. Bài thi đạt yêu cầu là bài thi đạt từ 70 điểm trở lên hoặc từ 42 điểm trở lên đối với người được miễn thi phần (1), (3). Kết quả thi được thông báo cho từng người dự thi.
3. Người đạt kết quả thi được Hội đồng thi tổng hợp danh sách trình Bộ trưởng Bộ Tài chính làm cơ sở xem xét để cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán.
4. Các quy định khác thực hiện theo Quy chế này.
Chương IV
CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN
HOẶC CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN
Điều 20: Cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán
1. Chứng chỉ kiểm toán viên (Phụ lục số 03) hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán (Phụ lục số 04).chỉ trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại.
2. Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21: Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán.
1. Tổ chức triển khai thực hiện quy chế này.
2. Lập và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kế hoạch tổ chức thi hàng năm.
3. Chủ trì phối hợp với Hội nghề nghiệp và các trường Đại học xây dựng nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề.
4. Thực hiện việc trao “Chứng chỉ kiểm toán viên”, “Chứng chỉ hành nghề kế toán” cho các cá nhân đạt yêu cầu thi theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Tổ chức bảo quản, lưu trữ an toàn hồ sơ, tài liệu liên quan đến các kỳ thi theo quy định hiện hành.
6.Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước liên quan đến kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Trần Văn Tá
HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN
VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC
Điều 9: Hội đồng thi Kiểm toán viên và Kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước
1. Hội đồng thi Kiểm toán viên và Kế toán viên hành nghề cấp Nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi) do Bộ trưởng Bộ Tài chính thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
2. Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức các kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề theo quy chế thi chung của Bộ Tài chính. Trong từng kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi phải thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban phúc khảo (nếu cần).
3. Hội đồng thi được phép sử dụng con dấu của Bộ Tài chính trong thời gian hoạt động của Hội đồng.
4. Các thành viên Hội đồng thi và người ký hợp đồng ra đề thi không được tổ chức và không được tham gia phụ đạo, hướng dẫn ôn thi sau khi Hội đồng thi đã thông báo kế hoạch, nội dung, chương trình thi năm đó.
Điều 10: Tổ chức Hội đồng thi
1. Thành phần Hội đồng thi bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thi là Thứ trưởng Bộ Tài chính; 01 Phó Chủ tịch thường trực là lãnh đạo Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán; 01 Phó Chủ tịch là lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ ; Uỷ viên thư ký và các Uỷ viên Hội đồng thi là cán bộ khoa học, chuyên gia đại diện của Hội nghề nghiệp và một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Thành phần Hội đồng thi tối đa không quá 9 người; Hội đồng thi được thành lập cho từng kỳ thi.
2. Những người có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng dự thi kỳ thi nào thì không được tham gia vào Hội đồng thi và các bộ phận liên quan đến kỳ thi đó.
3. Văn phòng của Hội đồng thi đặt tại Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Bộ Tài chính.
4. Giúp việc cho Hội đồng thi có Tổ thường trực do Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập, tối đa không quá 5 người.
Điều 11: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi
1. Thông báo công khai kế hoạch thi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Tổ chức các kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề và kỳ thi sát hạch đối với người có chứng chỉ chuyên gia kế toán, chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài.
3. Xây dựng đề thi, đáp án cho mỗi kỳ thi.
4. Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt danh sách thí sinh dự thi.
5. Xét duyệt kết quả thi.
6. Tổ chức phúc khảo kết quả thi nếu người dự thi có yêu cầu.
7. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kết quả từng kỳ thi, công bố kết quả thi và thông báo điểm cho từng thí sinh dự thi.
8. Tổng hợp danh sách các thí sinh đạt yêu cầu thi theo từng kỳ thi thứ nhất, thứ hai, thứ ba và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán.
9. Chủ động đề xuất hoặc tham gia vào việc hoàn thiện Quy chế thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán khi có yêu cầu.
Điều 12: Chế độ làm việc của Hội đồng thi
1. Hội đồng thi làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Hội đồng thi phải có ý kiến tập thể, theo nguyên tắc biểu quyết với 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng thi.
2. Hội đồng thi tổ chức 01 cuộc họp trước kỳ thi và 01 cuộc họp sau kỳ thi do Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định triệu tập cuộc họp bất thường.
3. Hội đồng thi được sử dụng thời gian chính quyền để tổ chức các kỳ họp và hoạt động thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng. Các thành viên Hội đồng được hưởng thù lao trích từ lệ phí thi theo mức được Bộ Tài chính duyệt.
4. Chương trình và nội dung các kỳ họp Hội đồng thi phải được thông báo bằng văn bản cho các thành viên trước khi họp 5 ngày.
Điều 13: Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng thi
1. Chủ tịch Hội đồng thi:
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi quy định tại Điều 11 Quy chế này;
- Phân công trách nhiệm cho các Phó Chủ tịch và từng thành viên Hội đồng thi;
- Quyết định thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban phúc khảo;
- Tổ chức hợp đồng ra đề thi và đáp án có niêm phong riêng, lựa chọn đề thi, đáp án theo nội dung, chương trình đã quy định, bảo đảm bí mật tuyệt đối đề thi, đáp án trước khi thi; Nếu cần thì mời Tổ phản biện đề thi.
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kết quả các kỳ thi;
- Uỷ quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng thi điều hành công việc của Hội đồng thi trong trường hợp vắng mặt.
2. Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi: Điều hành công việc thường xuyên của Hội đồng theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
3. Phó Chủ tịch và các uỷ viên Hội đồng thi: Thực hiện các công việc theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
4. Uỷ viên thư ký Hội đồng thi:
- Tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ của thí sinh, trình Hội đồng thi xét duyệt danh sách dự thi;
- Chuẩn bị các văn bản cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
- Thu nhận biên bản vi phạm kỷ luật thi đối với thí sinh trình Hội đồng thi xem xét;
- Các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng thi phân công.
Điều 14: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phúc khảo; Quy trình làm đề thi, coi thi, chấm thi, bảo quản, lưu trữ đề thi, bài thi; xử lý vi phạm nội quy thi, giải quyết khiếu nại, quy định về sử dụng máy vi tính, khen thưởng và xử lý vi phạm quy chế thi, thực hiện theo quy định tại quy chế thi chung của Bộ Tài chính.
Điều 15: Xét duyệt kết quả thi
1. Hội đồng thi căn cứ vào kết quả chấm thi của từng chuyên đề thi để xét duyệt kết quả thi và thông qua danh sách điểm thi từng chuyên đề thi của thí sinh. Kết quả thi do Chủ tịch Hội đồng thi công bố sau khi báo cáo và được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi, người dự thi có quyền làm đơn xin phúc khảo gửi Chủ tịch Hội đồng thi. Trường hợp chấm phúc khảo thì kết quả thi lấy theo điểm phúc khảo.
Điều 16: Giấy chứng nhận điểm thi
Căn cứ vào kết quả thi do Hội đồng thi báo cáo và được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thi cấp Giấy chứng nhận điểm thi cho từng thí sinh (Phụ lục số 02). Giấy chứng nhận điểm thi là cơ sở để lập hồ sơ xin dự thi các chuyên đề chưa thi, thi lại các chuyên đề chưa đạt yêu cầu hoặc dự thi để nâng điểm (đối với thí sinh chưa thi đủ hoặc chưa đạt yêu cầu đủ các chuyên đề thi).
Chương III
TỔ CHỨC THI SÁT HẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ
CHUYÊN GIA KẾ TOÁN HOẶC CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI
Điều 17: Điều kiện dự thi và nội dung thi
1. Những người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kiểm toán viên của các tổ chức nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận, muốn được cấp “Chứng chỉ kiểm toán viên” hoặc “Chứng chỉ hành nghề kế toán” của Việt Nam thì phải dự thi sát hạch kiến thức về luật pháp Việt Nam. Người dự thi sát hạch phải là người đang được phép hành nghề của nước sở tại.
2. Tổ chức nghề nghiệp nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận phải có các điều kiện: (1) Là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC); (2) Có nội dung học và thi tương đương hoặc cao hơn nội dung học và thi theo quy định tại Điều 4 Quy chế này.
3. Những người đã hoàn thành khóa huấn luyện theo chương trình đào tạo chuyên gia kế toán trong khuôn khổ Dự án Kế toán - Kiểm toán do Bộ Tài chính Việt Nam và Liên minh Châu Âu phối hợp tổ chức tại Hà Nội năm 1998, nếu có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 của Quy chế này thì được dự thi sát hạch kiến thức về pháp luật Việt Nam để nhận Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Nội dung kỳ thi sát hạch để cấp Chứng chỉ kiểm toán viên gồm các phần:
(1) Pháp luật về kinh tế, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp;
(2) Tài chính và quản lý tài chính;
(3) Pháp luật về thuế và quản lý thuế;
(4) Pháp luật về kế toán và kế toán doanh nghiệp;
(5) Pháp luật về kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo.
5. Nội dung kỳ thi sát hạch để cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán gồm các phần (1), (2), (3) và (4) quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Nội dung, yêu cầu từng phần thi sát hạch quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Quy chế này.
7. Những người đã tham dự và đạt yêu cầu các kỳ thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với Hiệp hội Kế toán viên công chứng Anh (ACCA) thì được miễn thi phần (1), (3) quy định tại khoản 4 Điều này.
8. Ngôn ngữ sử dụng trong kỳ thi là tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh.
9. Thời gian thi là 180 phút cho cả 05 phần thi.
Điều 18: Hồ sơ đăng ký dự thi
1. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
a/ Phiếu đăng ký dự thi;
b/ Bản sao và bản dịch ra tiếng Việt có công chứng: Chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài;
c/ Giấy xác nhận của Hội nghề nghiệp của nước sở tại là đang được phép hành nghề ở nước sở tại.
d/ 03 ảnh màu cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 6 tháng, hai phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận;
đ/ Bản sao Hộ chiếu do nước sở tại cấp có xác nhận của đơn vị quản lý lao động.
2. Hồ sơ dự thi do Hội đồng thi phát hành theo mẫu thống nhất. Người đăng ký dự thi phải nộp hồ sơ cho Hội đồng thi chậm nhất 30 ngày trước khi thi.
Điều 19: Kết quả thi
1. Thang điểm chấm thi là thang điểm 100. Điểm thi chấm từ 1 điểm trở lên. 2. Bài thi đạt yêu cầu là bài thi đạt từ 70 điểm trở lên hoặc từ 42 điểm trở lên đối với người được miễn thi phần (1), (3). Kết quả thi được thông báo cho từng người dự thi.
3. Người đạt kết quả thi được Hội đồng thi tổng hợp danh sách trình Bộ trưởng Bộ Tài chính làm cơ sở xem xét để cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán.
4. Các quy định khác thực hiện theo Quy chế này.
Chương IV
CẤP CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN
HOẶC CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN
Điều 20: Cấp Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán
1. Chứng chỉ kiểm toán viên (Phụ lục số 03) hoặc Chứng chỉ hành nghề kế toán (Phụ lục số 04).chỉ trao trực tiếp cho người được cấp chứng chỉ hoặc người được ủy quyền của người được cấp; trường hợp bị mất sẽ không được cấp lại.
2. Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán có giá trị pháp lý để đăng ký hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán theo quy định của pháp luật hiện hành về hành nghề kiểm toán, hành nghề kế toán.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21: Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán.
1. Tổ chức triển khai thực hiện quy chế này.
2. Lập và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính kế hoạch tổ chức thi hàng năm.
3. Chủ trì phối hợp với Hội nghề nghiệp và các trường Đại học xây dựng nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề.
4. Thực hiện việc trao “Chứng chỉ kiểm toán viên”, “Chứng chỉ hành nghề kế toán” cho các cá nhân đạt yêu cầu thi theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Tổ chức bảo quản, lưu trữ an toàn hồ sơ, tài liệu liên quan đến các kỳ thi theo quy định hiện hành.
6.Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước liên quan đến kỳ thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Trần Văn Tá