chứng từ ghi sổ

hoahongcat92

New Member
Hội viên mới
Haiz! AC ơi! Cứu!!!!!!!!!
Mẫu chứng từ ghi sổ theo QĐ 15 (Trích yếu/ số hiệu TK Nợ, Có/ Số tiền) dùng cho từng chứng từ một ạ?
tức là 1 "chứng từ" thì vào 1 "chứng từ ghi sổ" ? hay là 1 "chứng từ ghi sổ" có thể vào cho nhiều "chứng từ" ? và nếu 1 "chứng từ gi sổ" vào cho nhiều "chứng từ" thì có cần cột "số hiệu chứng từ" và "ngày tháng" ?
Cả nhà trả lời nhanh giùm e nhé! Căm ơn m.ng nhiều.
:dangyeu::dangyeu::dangyeu:
 
Ðề: chứng từ ghi sổ

Haiz! AC ơi! Cứu!!!!!!!!!
Mẫu chứng từ ghi sổ theo QĐ 15 (Trích yếu/ số hiệu TK Nợ, Có/ Số tiền) dùng cho từng chứng từ một ạ?
tức là 1 "chứng từ" thì vào 1 "chứng từ ghi sổ" ? hay là 1 "chứng từ ghi sổ" có thể vào cho nhiều "chứng từ" ? và nếu 1 "chứng từ gi sổ" vào cho nhiều "chứng từ" thì có cần cột "số hiệu chứng từ" và "ngày tháng" ?
Cả nhà trả lời nhanh giùm e nhé! Căm ơn m.ng nhiều.
:dangyeu::dangyeu::dangyeu:

chào bạn, tùy thuộc vào nội dung của các tài khoản (bên Nợ hoặc Có) và ngày tháng năm lập CTGS mà có thể: một chứng từ vào một CTGS, hoặc nhiều chứng từ được ghi vào một CTGS.
1. Trường hợp nhiều chứng từ được ghi vào 01 CTGS
Khi vào GTGS phải thống nhất: hoặc bên Nợ CTGS (cùng tài khoản) đối ứng với bên Có GTGS của nhiều tài khoản, hoặc ngược lại bên Nợ (nhiều TK khác) đối ứng với bên Có (cùng tài khoản).
Ví dụ: khi bạn lấy số liệu từ các phiếu chi từ 01/01/2012 đến ngày 15/01/2012 có rất nhiều định khoản, khi đó bạn vào CTGS (thường là 10 ngày, hoặc nửa tháng bạn lập CTGS một lần), khi đó bạn vào CTGS: Nợ TK 1411/ có TK 1111: Nợ TK334/ Có TK 1111; Nợ TK 152/ Có TK 1111,....
Hoặc khi phiếu thu tiền: Nợ TK 1111/ Có TK 1121; Nợ TK 1111/ Có TK 1411; Nợ TK 1111/ Có TK .....
2. Trường hợp một chứng từ vào một GTGS;
trong tháng chỉ có duy nhất nghiệp vụ thu tiền ngoại tệ, hoặc bán hàng,....; hoặc trước ngày lập CTGS chỉ có một nghiệp vụ nào đó diễn ra (tài khoản duy nhất đối ứng)
Nợ TK 11221- đô la Mỹ/có TK 131
3. Trước ngày bạn lập CTGS (chẳng hạn ngày lập CTGS lần này là ngày 10/01/2012- ngày đầu tiên lập CTGS) thì bạn xem từ ngày 10 trờ về trước, những tài khoản nào giống nhau (bên Nợ và bên Có) bạn có thể cộng vào để ghi vào một dòng trong chứng từ GS thôi để đơn giản hóa các nghiệp vụ
ví dụ, trong 10 ngày đầu có 5 phiếu chi tạm ứng tiền mặt, do đó bạn có thể cộng 05 phiếu chi tiền mặt này lại, rồi lên 01 dòng của chứng từ GS thôi,...
4. Vì CTGS được lập sau (sau khi các CT đã phát sinh) nên chú ý thứ tự lập GTGS cho phù hợp với thứ tự phát sinh của chứng từ trong trường hợp bạn muốn gộp các chứng từ giống nhau (cùng tài khoản Nợ, và Có nhé), nếu không bạn sẽ nhầm là số dư của các tài khoản đó sẽ khác khi bạn lập CTGS (phiếu chi âm chẳng hạn).....
5. Khi lập xong CTGS phải đăng kí vào sổ đăng kí chứng từ GS nhé để cuối tháng, quí đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh các tài khoản.
 
Ðề: chứng từ ghi sổ

chứng từ ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ có thể vao nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào một chứng từ ghi sổ nhưng phải cùng nợ hoặc cùng có.Nghĩa là các nghiệp vụ kinh tế này phải có định khoản giống tài khoản nợ hoặc tài khoản có.còn ngày ghi chứng từ cùng một ngày là ngày cuối kỳ.

---------- Post added at 07:26 ---------- Previous post was at 07:24 ----------

còn nếu có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh giống nhau thi bạn có thể tập hợp vào bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại rồi ghi tổng vào 1chứng từ ghi sổ là được

---------- Post added at 07:26 ---------- Previous post was at 07:26 ----------

sau một kỳ thi bạn phải vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ nhé
 
Ðề: chứng từ ghi sổ

Vậy 1 chứng từ gốc có thể lập cho 2 hay nhiều chứng từ ghi sổ k ạ?
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top