Chức năng của kế toán quản trị
Trước hết phải xuất phát từ mong muốn của nhà quản lý các cấp trong nội bộ doanh nghiệp để đặt ra các yêu cầu thông tin cụ thể cho mọi lĩnh vực gắn với các chức năng quản lý (Chức năng lập kế hoạch,chức năng kiểm tra, chức năng tổ chức và điều hành, chức năng ra quyết định).
- Đối với chức năng lập kế hoạch. Kế toán quản trị phải cung cấp các chỉ tiêu về số lượng và giá trị phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu này vừa có tính quá khứ, vừa có tính dự báo.
-Đối với chức năng kiểm tra. Kế toán quản trị cung cấp các thông tin theo mục tiêu quản lý đặt ra. Các thông tin này được hình thành trên cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết, bằng phương pháp kế toán và bằng phương pháp phân tích đồ thị biểu diễn các thông tin do kế toán và các nghành khác cung cấp.
-Đối với chức năng điều hành, kế toán quản trị cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu bằng chỉ tiêu phi tiền tệ, trên các báo cáo nhanh. Để có các thông tin này. Phần lớn các chứng từ phục vụ cho kế toán quản trị có cùng nguồn gốc với kế toán tài chính, nhưng do mục đích cung cấp thông tin khác nhau, nên mức độ xử lý chứng từ có khác nhau. Do vậy trên cùng một hệ thống chứng từ kế toán, chỉ cần thêm vào các nội dung chi tiết để phục vụ hạch toán chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị. Mặt khác cũng cần thiết số liệu từ nguồn khác. Ví dụ : Số liệu về thống kê thị phần các mặt hàng trên thị trường, số liệu thống kê về lao động,về thị trường lao động.v.v…
Báo cáo quản trị
Từ những nội dung thông tin cụ thể để thiết kế các báo cáo quản trị, quy định trách nhiệm và định kỳ lập các báo cáo quản trị do bộ phận kế toán quản trị lập bao gồm :
1. Báo cáo về vốn bằng tiền : tiền mặt tại quỹ theo từng loại tiền, tiền gửi theo từng TK ngân hàng theo từng loại tiền (VNĐ, ngoại tệ các loại)
2. Báo cáo về công nợ : Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, phân loại theo kỳ hạn thanh toán (trong hạn thanh toán, quá hạn thanh toán.v.v…)
3. Báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất : báo cáo chi phí theo từng nội dung kinh tế, báo cáo chi phí theo từng bộ phận, báo cáo giá thành thực tế theo đối tượng tính giá thành theo khoản mục (nếu lập giá thành kế hoạch theo khoản mục ), theo yếu tố (nếu lập giá thành kế hoạch theo yếu tố ). Ngoài việc tính giá thành thực tế, còn có thể cần phải tính giá thành thực tế kết hợp với dự toán để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ việc định giá bán sản phẩm hoặc ký hợp đồng sản xuất, hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này các báo cáo giá thành được thể hiện bằng phiếu tính giá thành. Phiếu tính giá thành được thiết kế trên cơ sở phương pháp tính giá thành đã lựa chọn.
4. Báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả theo từng bộ phận. Tuỳ theo từng cấp quản lý mà thiết kế nội dung báo cáo cho thích hợp với sự phân cấp trong trách nhiệm quản lý cho bộ phận đó. Ví dụ : Với từng tổ sản xuất thì trách nhiệm quản lý là các chi phí trực tiếp sản xuất, với phân xưởng sản xuất thì trách nhiệm quản lý là chi phí trực tiếp sản xuất và chi phí chung ở phân xưởng sản xuất, đối với từng loại sản phẩm, loại hoạt động trong doanh nghiệp thì trách nhiệm quản lý là chi phí, thu nhập và kết quả của từng loại sản phẩm, loại hoạt động đó v.v…
Nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo quản trị, cần phải tổ chức sổ kế toán để ghi chép theo mục tiêu kế toán quản trị : Cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. Sổ kế toán quản trị gồm:
1. Các sổ chi tiết theo đối tượng kế toán cần chi tiết ở mức độ cao nhất mà không thể mở TK chi tiết. Ví dụ : các đối tượng là TSCĐ, hàng tồn kho, công nợ v.v…Việc ghi chép trên các sổ chi tiết này theo chỉ tiêu tiền tệ và phi tiền tệ. Chỉ tiêu tiền tệ được tổng hợp lại để đối chiếu với phần kế toán tổng hợp thuộc kế toán tài chính. Trong sổ chi tiết có thể sử dụng chỉ tiêu tiền tệ theo giá ước tính để phục vụ cho việc cung cấp thông tin nhanh, cuối kỳ sẽ điều chỉnh về chỉ tiêu giá thực tế để đối chiếu.
2. Các sổ TK cấp 3, cấp 4 v.v …sử dụng trong trường hợp các đối tượng kế toán có yêu cầu chi tiết không cao.
3. Các bảng tính,các biểu đồ, sử dụng trong trường hợp cần phải tính toán các chỉ tiêu, biểu diễn các chỉ tiêu, phục vụ cho việc khảo sát các tình huống để làm căn cứ cho việc ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn.
Kiến nghị
Ngày nay nền kinh tế Việt Nam đang chuyển động để vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường. Hệ thống kế toán Việt Nam đang được chuyển đổi phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc xác định rõ phạm vi kế toán quản trị là vấn đề cần thiết để làm cơ sở cho việc tổ chức công tác kế toán quản trị và hoàn thiện nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Nhà nước cần tham gia vào việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị với tư cách là người hướng dẫn, không can thiệp sâu vào công tác kế toán quản trị,nhưng cũng không nên thả nổi vấn đề này, bởi vì nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô.
Để thực hiện yêu cầu này, nhà nước cần phải làm một số công việc sau:
1. Hoàn thiện về lý luận kế toán quản trị ở Việt Nam, bao gồm các nội dung:
- Xác định rõ phạm vi kế toán quản trị và nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Xác lập mô hình kế toán quản trị cho các loại hình doanh nghiệp: công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, giao thông, bưu điện v.v…
- Xác lập mô hình kế toán quản trị theo từng quy mô : Doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô trung bình, doanh nghiệp quy mô nhỏ.
2. Hướng dẫn, định hướng kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp, tập trung vào một số nội dung:
- Phân loại chi phí.
- Số lượng,nội dung khoản mục giá thành sản phẩm dịch vụ.
- Xác định các trung tâm chi phí, theo từng ngành khác nhau.
- Yêu cầu hạch toán chi tiết về thu nhập.
- Các phương pháp tập hợp chi phí theo đối tượng hạch toán.
- Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
- Các phương pháp tính giá thành.
- Các loại dự toán.
- Các loại báo cáo quản trị.
- Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Các loại sổ chi tiết, thẻ chi tiết.
v.v…
Kế toán quản trị mang đậm tính đặc thù, là vấn đề mang màu sắc chi tiết, gắn với từng doanh nghiệp cụ thể, do đó không thể có quy định thống nhất về nội dung kế toán quản trị cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên rất cần sự hướng dẫn, định hướng của Nhà nước như trên, để kế toán quản trị có thể dễ dàng đi vào thực tế, và thực sự được thừa nhận như một tất yếu không thể hòa tan vào kế toán tài chính.
(Theo TCKTPT)
Trước hết phải xuất phát từ mong muốn của nhà quản lý các cấp trong nội bộ doanh nghiệp để đặt ra các yêu cầu thông tin cụ thể cho mọi lĩnh vực gắn với các chức năng quản lý (Chức năng lập kế hoạch,chức năng kiểm tra, chức năng tổ chức và điều hành, chức năng ra quyết định).
- Đối với chức năng lập kế hoạch. Kế toán quản trị phải cung cấp các chỉ tiêu về số lượng và giá trị phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch. Các chỉ tiêu này vừa có tính quá khứ, vừa có tính dự báo.
-Đối với chức năng kiểm tra. Kế toán quản trị cung cấp các thông tin theo mục tiêu quản lý đặt ra. Các thông tin này được hình thành trên cơ sở tổ chức hạch toán chi tiết, bằng phương pháp kế toán và bằng phương pháp phân tích đồ thị biểu diễn các thông tin do kế toán và các nghành khác cung cấp.
-Đối với chức năng điều hành, kế toán quản trị cung cấp thông tin về các chỉ tiêu hoạt động chủ yếu bằng chỉ tiêu phi tiền tệ, trên các báo cáo nhanh. Để có các thông tin này. Phần lớn các chứng từ phục vụ cho kế toán quản trị có cùng nguồn gốc với kế toán tài chính, nhưng do mục đích cung cấp thông tin khác nhau, nên mức độ xử lý chứng từ có khác nhau. Do vậy trên cùng một hệ thống chứng từ kế toán, chỉ cần thêm vào các nội dung chi tiết để phục vụ hạch toán chi tiết theo yêu cầu của kế toán quản trị. Mặt khác cũng cần thiết số liệu từ nguồn khác. Ví dụ : Số liệu về thống kê thị phần các mặt hàng trên thị trường, số liệu thống kê về lao động,về thị trường lao động.v.v…
Báo cáo quản trị
Từ những nội dung thông tin cụ thể để thiết kế các báo cáo quản trị, quy định trách nhiệm và định kỳ lập các báo cáo quản trị do bộ phận kế toán quản trị lập bao gồm :
1. Báo cáo về vốn bằng tiền : tiền mặt tại quỹ theo từng loại tiền, tiền gửi theo từng TK ngân hàng theo từng loại tiền (VNĐ, ngoại tệ các loại)
2. Báo cáo về công nợ : Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, phân loại theo kỳ hạn thanh toán (trong hạn thanh toán, quá hạn thanh toán.v.v…)
3. Báo cáo về chi phí và giá thành sản xuất : báo cáo chi phí theo từng nội dung kinh tế, báo cáo chi phí theo từng bộ phận, báo cáo giá thành thực tế theo đối tượng tính giá thành theo khoản mục (nếu lập giá thành kế hoạch theo khoản mục ), theo yếu tố (nếu lập giá thành kế hoạch theo yếu tố ). Ngoài việc tính giá thành thực tế, còn có thể cần phải tính giá thành thực tế kết hợp với dự toán để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ việc định giá bán sản phẩm hoặc ký hợp đồng sản xuất, hợp đồng cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này các báo cáo giá thành được thể hiện bằng phiếu tính giá thành. Phiếu tính giá thành được thiết kế trên cơ sở phương pháp tính giá thành đã lựa chọn.
4. Báo cáo doanh thu, chi phí và kết quả theo từng bộ phận. Tuỳ theo từng cấp quản lý mà thiết kế nội dung báo cáo cho thích hợp với sự phân cấp trong trách nhiệm quản lý cho bộ phận đó. Ví dụ : Với từng tổ sản xuất thì trách nhiệm quản lý là các chi phí trực tiếp sản xuất, với phân xưởng sản xuất thì trách nhiệm quản lý là chi phí trực tiếp sản xuất và chi phí chung ở phân xưởng sản xuất, đối với từng loại sản phẩm, loại hoạt động trong doanh nghiệp thì trách nhiệm quản lý là chi phí, thu nhập và kết quả của từng loại sản phẩm, loại hoạt động đó v.v…
Nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo quản trị, cần phải tổ chức sổ kế toán để ghi chép theo mục tiêu kế toán quản trị : Cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp. Sổ kế toán quản trị gồm:
1. Các sổ chi tiết theo đối tượng kế toán cần chi tiết ở mức độ cao nhất mà không thể mở TK chi tiết. Ví dụ : các đối tượng là TSCĐ, hàng tồn kho, công nợ v.v…Việc ghi chép trên các sổ chi tiết này theo chỉ tiêu tiền tệ và phi tiền tệ. Chỉ tiêu tiền tệ được tổng hợp lại để đối chiếu với phần kế toán tổng hợp thuộc kế toán tài chính. Trong sổ chi tiết có thể sử dụng chỉ tiêu tiền tệ theo giá ước tính để phục vụ cho việc cung cấp thông tin nhanh, cuối kỳ sẽ điều chỉnh về chỉ tiêu giá thực tế để đối chiếu.
2. Các sổ TK cấp 3, cấp 4 v.v …sử dụng trong trường hợp các đối tượng kế toán có yêu cầu chi tiết không cao.
3. Các bảng tính,các biểu đồ, sử dụng trong trường hợp cần phải tính toán các chỉ tiêu, biểu diễn các chỉ tiêu, phục vụ cho việc khảo sát các tình huống để làm căn cứ cho việc ra các quyết định ngắn hạn, dài hạn.
Kiến nghị
Ngày nay nền kinh tế Việt Nam đang chuyển động để vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường. Hệ thống kế toán Việt Nam đang được chuyển đổi phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc xác định rõ phạm vi kế toán quản trị là vấn đề cần thiết để làm cơ sở cho việc tổ chức công tác kế toán quản trị và hoàn thiện nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Nhà nước cần tham gia vào việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị với tư cách là người hướng dẫn, không can thiệp sâu vào công tác kế toán quản trị,nhưng cũng không nên thả nổi vấn đề này, bởi vì nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý nền kinh tế ở tầm vĩ mô.
Để thực hiện yêu cầu này, nhà nước cần phải làm một số công việc sau:
1. Hoàn thiện về lý luận kế toán quản trị ở Việt Nam, bao gồm các nội dung:
- Xác định rõ phạm vi kế toán quản trị và nội dung kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
- Xác lập mô hình kế toán quản trị cho các loại hình doanh nghiệp: công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại, giao thông, bưu điện v.v…
- Xác lập mô hình kế toán quản trị theo từng quy mô : Doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô trung bình, doanh nghiệp quy mô nhỏ.
2. Hướng dẫn, định hướng kế toán quản trị đối với các doanh nghiệp, tập trung vào một số nội dung:
- Phân loại chi phí.
- Số lượng,nội dung khoản mục giá thành sản phẩm dịch vụ.
- Xác định các trung tâm chi phí, theo từng ngành khác nhau.
- Yêu cầu hạch toán chi tiết về thu nhập.
- Các phương pháp tập hợp chi phí theo đối tượng hạch toán.
- Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
- Các phương pháp tính giá thành.
- Các loại dự toán.
- Các loại báo cáo quản trị.
- Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Các loại sổ chi tiết, thẻ chi tiết.
v.v…
Kế toán quản trị mang đậm tính đặc thù, là vấn đề mang màu sắc chi tiết, gắn với từng doanh nghiệp cụ thể, do đó không thể có quy định thống nhất về nội dung kế toán quản trị cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên rất cần sự hướng dẫn, định hướng của Nhà nước như trên, để kế toán quản trị có thể dễ dàng đi vào thực tế, và thực sự được thừa nhận như một tất yếu không thể hòa tan vào kế toán tài chính.
(Theo TCKTPT)