Merry christmas!
Chào cả nhà , mình đọc được 1 bài viết về ý nghĩa của ngày noel mình thấy khá thú vị xin post lên cho ACE vừa nghe nhạc vừa đọc nha!
[FLASH]http://www.nhaccuatui.com/m/u7vX_lPkNm[/FLASH]
Ý
1. Hình ảnh ông già Noel với bộ đồ đỏ:
Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa lễ Giáng Sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất Thổ Nhĩ Kì, vào thế kỉ thứ IV. Từ lúc nhỏ, ông đã là người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời mình cho đạo Cơ Đốc, sau khi phong Thánh ông có tên là Nicholas. Có thể do người Hoà Lan phát âm từ St.Nicholas thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas, và cuối cùng đến tai người Anh thì thành Santa Claus. Tóm lại là chỉ có một ông già Noel là người giàu có, hào phóng và là người đỡ đầu cho các thương gia, thuỷ thủ và trẻ con.
Theo truyện kể dân gian thì ông già Noel lúc đầu chỉ cưỡi ngựa đến cho quà bọn trẻ, bình thường như một người bình thường. Đến một ngày nọ, ông địa chủ “thích chơi nổi” của làng đi ngang qua nhà ông già Noel với chiếc xe kéo,hai con tuần lộc xinh đẹp, những cái chuông kêu lanh canh, bộ quần áo màu đỏ tươi, cái mũ lông đội cùng màu. Ông già Noel của chúng ta đã bị “choáng” và đã “tậu” cho mình một bộ y như thế, mang thêm đôi ủng màu đen nữa là “ tuyệt cú mèo”; chắc bọn trẻ sẽ thích lắm. Từ đó đã xuất hiện một ông già nhân ái, phúc hậu luôn mang quà đến cho những người nghèo khổ.
Ông mất ngày 6/2 (không rõ năm) và có nhiều “câu chuyện kể cho nhau nghe” về một ông già thần kì, nhân ái chỉ xuất hiện vào đêm Noel để ban phát quà cho mọi người, đặc biệt là trẻ em.
Từ đời Nữ hoàng Thephanu, gốc Hylạp là vợ Hoàng đế Otto II của Đức muốn nhớ lại Thánh Nicholas, nên từ năm 1555 tại Đức người ta mang áo quần màu đỏ, đội tóc trắng, mang râu giả làm Nicholas. Hình ảnh Nicholas trở lại với ý nghĩa mang tình yêu thương đến với mọi người.
2. Cây noel
Cây noel có nguồn gốc từ nước Đức từ thế kỉ 16. Người ta cho rằng Martin Luther là người đầu tiên thắp nến lên cây Noel.
Khi trở về nhà vào một đêm gần lễ Giáng Sinh, ông đã sững sờ trước vẻ đẹp của ánh sáng từ các ngôi sao chiếu rọi trên cây thông nhỏ trước cửa nhà mình. Ông tái hiện lại cảnh tượng này bằng cách gắn các cây nến lên cành của cây thông Noel trong nhà.
Mãi đến thế kỉ 19 cây thông Noel mới được sử dụng rộng rãi ở Anh. Nó được người Đức ở Pennsylvania mang sang nước Mỹ vào những năm 1820.
Cây thông được xem là niềm hy vọng và sức sống mới trong lễ hội chào năm mới do màu xanh trường tồn của nó.
3. Cây tầm gửi và cây ô-rô (Cây nhựa ruồi)
Hai trăm năm trước khi Chúa Jesus ra đời, người ngoại đạo dùng cây tầm gửi để kỉ niệm ngày Mùa Đông đến. Họ thường dùng nó để trang trí trong ngôi nhà của mình. Họ tin rằng loại cây này có một khả năng chữa trị đặc biệt đối với mọi loại bệnh tật.
Những người dân ở đảo Xcăngđinavi cũng coi cây tầm gửi là biểu tượng của hoà bình và sự hoà thuận. Họ còn đồng nhất cây tầm gửi với nữ thần tình yêu của họ là thần Frigga. Phong tục hôn nhau dưới bóng cây tầm gửi hẳn là xuất phát từ niềm tin này.
Lúc đầu nhà thờ cắm sử dụng cây tầm gửi trong lễ Giáng Sinh vì nguồn gốc ngoại đạo của nó. Thay vào đó, cha đạo đề nghị dùng cây ô-rô (Cây nhựa ruồi) làm loại cây dùng cho lễ Giáng Sinh.
Yù nghĩa của vòng tầm gủi và vòng ô rô: tượng trưng cho mão gai của Chúa Giê-xu. Hạt ô rô màu đỏ giống như máu của Ngài
4. Cây trạng nguyên
Quê hương của cây trạng nguyên (Poinsettias) là Mêhicô. Chúng được đặt theo tên của Joel Poinsett đại sứ đầu tiên của Mĩ ở Mêhicô và ông cũng chính là người mang loại cây này về nước Mĩ năm 1882.
Vào thế kỉ 18, người Mêhicô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bet-le-lem do vậy mà cây trạng nguyên luôn đi cùng với mùa Giáng Sinh.
5. Chiếc gậy kẹo
Vào những năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ muốn biểu đạt ý nghĩa của lễ Giáng Sinh qua một biểu tượng được làm bằng kẹo. Ông bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình bằng cách uốn cong một trong những thỏi kẹo của mình thành hình một chiếc gậy kẹo. Qua cây gậy kẹo của mình, ông đã kết hợp những biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hi sinh của Chúa Jesus. Màu trắng biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa Jesus. Ba sọc đỏ nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa Jesus đã phải chịu trước khi Ngài chết trên thập tự giá. Ba sọc đỏ còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng của Chúa (sự hợp nhất của Cha, Con và Thánh Thần). Ông thêm vào một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người. Khi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu vì Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy nó sẽ trở thành chữ J là chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus. Nhờ có người thợ làm kẹo đó mà mọi người đều biết được lễ Giáng Sinh nói về điều gì. Không biết tất cả những điều này có phải là ông thợ làm kẹo này nghĩ ra hay không, nhưng cầm cây kẹo này có thể đi làm chứng được, cũng dzui!!!
6. Bánh Buche Noel
Tổ tiên người phương Tây thường nhóm củi trong ống khói nhà, nhất là trong những đêm đông lạnh giá. Họ tin rằng lửa càng kêu lách cách thì các thần dữ sẽ lánh xa. Ngày nay, tập tục này mất dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp, năm 1875 người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi để mọi người thưởng thức trong đêm Noel và lưu truyền cho đến ngày nay.
7. Kí hiệu Xmas
Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp Xristos là Chúa Jesus. Vào thế kỉ 16, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus là “X” để viết tắt cho từ Christ trong Christmas.
-Sưu tầm-
Chúc cả nhà mình có một giáng sinh an lành và ấm áp: :