Việc nhận diện, đo lường và hạch toán chi phí môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế toán, vì nó ảnh hưởng đến việc trình bày và cung cấp thông tin trên báo cáo tài chính liên quan đến vấn đề môi trường. Bài viết tổng hợp và đánh giá các quy định kế toán liên quan đến hạch toán chi phí tại các chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chính sách kế toán chi phí môi trường trong doanh nghiệp.
Đặt vấn đề
Trong vài thập niên gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi khí hậu đã, đang ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của chúng ta người dân. Vì vậy, hoạt động bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và mỗi người dân.
Với các nhà quản trị doanh nghiệp (DN),̣ luôn quan tâm tới chi phí đầu tư cho hoạt động môi trường để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Theo đó, nhà quản lý cần có thông tin kế toán môi trường phát sinh tại DN, nhằm quản lý hiệu quả hoạt động môi trường, tránh bị chi phí tăng cao và xử phạt hành chính từ cơ quan quản lý, từ đó ảnh hưởng đến hình ảnh DN. Trong khi đó, với nhà đầu tư, chủ nợ, các bên liên quan khác là những người có lợi ích trực tiếp và gián tiếp đối với DN luôn tìm cách bảo vệ lợi ích của mình trước những rủi ro về môi trường.
Thực tiễn cho thấy, khi kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, vì vậy báo cáo tài chính (BCTC) cần được trình bày chi tiết hơn để người sử dụng thông tin trên BCTC có thể nắm bắt được các vấn đề về môi trường và xử lý môi trường tại mỗi DN. Thông thường, thông tin về môi trường được trình bày trong BCTC sẽ chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh kinh tế, các khuôn khổ pháp lý cũng như trách nhiệm xã hội của mỗi quốc gia. Nhìn chung, các vấn đề liên quan đến môi trường trình bày trong BCTC của DN sản xuất phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), các quy định và yêu cầu công bố thông tin của mỗi quốc gia.
Chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán môi trường trong doanh nghiệp
Chuẩn mực kế toán quốc tế có vai trò quan trọng trong việc trình bày và công bố thông tin kế toán tài chính môi trường trong BCTC của đơn vị, nhằm đưa ra những cơ sở, tiêu chuẩn vững chắc để nhận diện, xác định, ghi nhận và công bố thông tin đến các vấn đề môi trường trong BCTC của DN. Có thể điểm lại một số quy định liên quan đến kế toán môi trường trong DN theo chuẩn mực kế toán quốc tế, cụ thể:
Chuẩn mực kế toán quốc tế 1 (IAS 1) - Trình bày báo cáo tài chính
IAS 1 liên quan đến trình bày các yếu tố của BCTC. Các vấn đề môi trường ngày càng trở nên quan trọng và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN. Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực môi trường như ngành công nghiệp, phân bón, hóa chất, giấy... việc thiếu thông tin kế toán liên quan đến xử lý nợ phải trả môi trường, suy giảm tài sản nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.
Thông tin về chi phí môi trường hoặc nợ phải trả môi trường không được quy định cụ thể trong IAS 1. Chi phí môi trường được công khai một cách riêng biệt trong trường hợp cần thiết, trừ khi chúng đại diện cho một mục đặc biệt và không có quy định riêng để xác định và xử lý. Chi phí môi trường được xử lý giống như các loại chi phí khác trong DN, nếu chi phí môi trường được công khai thì các phương pháp xác định chi phí môi trường cần được giải thích trong phần thuyết minh BCTC để không dẫn đến các kết luận sai lầm.
Việc ghi nhận nợ phải trả về môi trường được xác định và xử lý rõ ràng hơn do nợ phải trả liên quan đến thời gian, đo lường và sự không chắc chắn của khoản nợ. Việc công khai thông tin các vấn đề môi trường như trên đáp ứng được nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin khi mức độ ảnh hưởng của môi trường đến thông tin tài chính của DN ngày một gia tăng.
Chuẩn mực kế toán quốc tế 8 (IAS 8-) - Chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán
Do những biến động vốn có trong hoạt động kinh doanh, nhiều mục trong BCTC không thể được đo lường chính xác mà chỉ có thể ước tính. Ước tính liên quan đến phán đoán dựa trên thông tin đáng tin cậy mới nhất có sẵn. Ví dụ ước tính về dự phòng chi phí dọn dẹp, dự phòng chi phí phục hồi cho ngành khai thác mỏ, dự phòng các chi phí liên quan đến môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, khí độc và chất thải nguy hại, dự phòng mua thiết bị kiểm soát ô nhiễm…
Theo tiêu chuẩn BCTC, DN cần phải cung cấp số liệu thống kê về phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường, các hệ thống xử lý chất thải độc hại nước ngầm và nghiên cứu tác động môi trường từ các dữ liệu thô khác nhau trong quá trình hoạt động.
Chuẩn mực kế toán quốc tế 16 (IAS 16) - Nhà xưởng, máy móc, thiết bị
IAS 16: Ghi nhận và đo lường tài sản, nhà xưởng và thiết bị. Nhà xưởng, thiết bị có thể được mua một phần hoặc toàn bộ nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Theo nghĩa rộng, tài sản môi trường cũng tương tự như các tài sản khác, nó là nguồn lực kinh tế do DN kiểm soát và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
IAS 16 thừa nhận chi phí liên quan đến một khoản mục tài sản, nhà máy, thiết bị được vốn hóa chỉ khi nó có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Nếu chi phí môi trường liên quan đến giảm nhẹ thiệt hại về môi trường và tránh đóng cửa nhà máy do vấn đề môi trường trong tương lai sẽ được vốn hóa. Ví dụ như: Khi Chính phủ ban hành luật mới yêu cầu DN phải hạn chế chất thải gây ô nhiễm môi trường, DN phát sinh các chi phí môi trường liên quan đến hoạt động giảm ô nhiễm môi trường, khoản chi phí này được coi là hình thành nên lợi ích trong tương lai và được vốn hóa.
IAS 16 Nếu số tiền thu hồi của một tài sản, nhà máy và thiết bị môi trường đã giảm xuống dưới giá trị ghi sổ của nó do suy giảm, giá trị suy giảm nên được ghi nhận là một khoản chi phí. Tài sản môi trường chỉ được ghi nhận trong phạm vi mà giá trị ghi sổ không vượt quá tổng số tiền thu hồi từ tài sản đó và các tài sản có liên quan.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 37 (IAS 37) - Các khoản dự phòng, tài sản tiềm tàng và nợ tiềm tàng
Việc ghi nhận, đo lường và công bố các khoản dự phòng nợ phải trả là các lĩnh vực chính, trong đó vấn đề môi trường có thể tác động đến BCTC. IAS 37 ghi nhận dự phòng nợ phải trả khi DN có nghĩa vụ pháp lý hiện tại hoặc như là kết quả của một sự kiện trong quá khứ được ước tính một cách đáng tin cậy và có khả năng sẽ làm giảm sút về những lợi ích kinh tế dẫn đến yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ. Như dự phòng thiệt hại môi trường, dự phòng tiền phạt đối với thiệt hại về môi trường do không tuân thủ pháp luật môi trường
Theo IAS 37, một nghĩa vụ phát sinh từ hành động của một DN mà trong thực tiễn, hoặc trong quá khứ , hoặc một chính sách môi trường công bố chỉ ra rằng DN sẽ phải chịu trách nhiệm và do đó DN sẽ dự báo rằng nó sẽ xảy ra trách nhiệm đó. Tuy nhiên, khi các DN có thể tránh được mức độ và thời gian làm sạch môi trường dẫn đến khó có khả năng phải chi trả. Trong trường hợp này, trách nhiệm pháp lý về môi trường tiềm tàng nên được công bố công khai.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38-) - Tài sản vô hình
Hạn mức giấy phép ô nhiễm môi trường đối với các DN đã được các quốc gia ban hành, nhằm giảm mức độ ô nhiễm môi trường. Những giấy phép ô nhiễm môi trường làm phát sinh tài sản vô hình trong DN nếu nó thoả mãn điều kiện ghi nhận là tài sản vô hình nếu chúng có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN và chi phí có thể được xác định một cách đáng tin cậy. IAS 38 được sử dụng để xác định, ghi nhận và công bố thông tin các mục tài sản vô hình hình thành từ hoạt động môi trường.
Các quy định liên quan trong chuẩn mực kế toán Việt Nam
Trước những thách thức do môi trường gây ra đối với phát triển bền vững của đất nước, tăng trưởng kinh tế đã, đang đặt ra yêu cầu cần có những quy định liên quan đến kế toán môi trường trong hoạt động của DN, đặc biệt là các DN sản xuất trong lĩnh vực phân bón, hóa chất, giấy... Đối tượng của kế toán môi trường bao gồm tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động của DN nhưng chúng được xem xét dưới góc độ môi trường.
Theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS 01 – chuẩn mực chung: Tài sản là nguồn lực kinh tế do DN kiểm soát và chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN. Theo VAS01, tài sản biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể như vật tư, hàng hoá, nhà xưởng, máy móc, thiết bị hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất cụ thể như lợi thế thương mại, bản quyền, bằng phát minh sáng chế…
Tài sản của DN được sắp xếp và trình bày trên BCTC theo mức độ thanh khoản giảm dần. Tuy nhiên, tài sản của DN có những tài sản phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, có những tài sản dùng cho mục đích bảo vệ môi trường; vì vậy, DN cần tách tài sản phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường ra để xem xét một cách độc lập, trình bày thành khoản mục riêng biệt, rõ ràng trên BCTC nhằm cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng có liên quan. Qua đó, để thấy được trách nhiệm của DN trong hoạt động bảo vệ môi trường, mức độ đầu tư tài sản cho hoạt động môi trường; đồng thời, làm cơ sở để so sánh giữa các DN cùng ngành, cùng lĩnh vực kinh doanh trong việc đầu tư tài sản phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính mặc dù đã quy định cụ thể về các nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu tài khoản sử dụng cũng như phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể về việc việc bóc tách và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến vấn đề môi trường. Hệ thống tài khoản theo quy định hiện hành cũng chưa xây dựng các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường trong DN. Do vậy, việc các DN vẫn đang gặp khó khăn trong việc bóc tách chi phí môi trường thể hiện trên các BCTC. Chẳng hạn, tại các DN phân bón hiện nay, khi phát sinh chi phí môi trường chỉ dừng lại ở việc tập hợp vào TK 627- Chi phí sản xuất chung và cũng chưa tách được chi phí môi trường để theo dõi riêng.
Kết luận
Chiếu theo quy định tại chuẩn mực kế toán quốc tế, thì chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán DN Việt Nam thì chưa có một quy định cụ thể nào liên quan đến việc hạch toán chi phí môi trường nói chung.
Thực trạng này đã gây ra không ít khó khăn cho các DN sản xuất nói chung và nhà máy phân bón nói riêng khi trình bày thông tin liên quan đến chi phí môi trường. Đây là bất cập trong việc xây dựng chính sách kế toán liên quan đến vấn đề hạch toán chi phí môi trường và cần có sự can thiệp của Nhà nước, để giúp cho các DN sản xuất nói chung và nhà máy phân bón nói riêng có hướng dẫn chi tiết hơn trong việc bóc tách, theo dõi chi phí môi trường và trình bày thông tin này trên BCTC.
Do vậy, trong thời gian tới, các nhà làm chính sách cần đưa ra các quy định cụ thể hơn liên quan đến kế toán chi phí môi trường trong DN, qua đó giúp DN hạch toán chi phí một cách chính xác, phục vụ cho hoạt động điều hành cũng như tránh bị xử phạt các vi phạm hành chính liên quan đến môi trường.
Tài liệu tham khảo:
1. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS);
2. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS);
3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS);
4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
5. Phạm Hoài Nam (2016), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
6. Huỳnh Thị Thanh Thúy (2018-), Vận dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính;
7. CA Mohammad Firoz (2010), Environmental Accounting and International Financial Reporting Standards (IFRS).
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng 5/2019 (704)
Nguồn Tạp Chí Tài Chính
Đặt vấn đề
Trong vài thập niên gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường và những biến đổi khí hậu đã, đang ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của chúng ta người dân. Vì vậy, hoạt động bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và mỗi người dân.
Với các nhà quản trị doanh nghiệp (DN),̣ luôn quan tâm tới chi phí đầu tư cho hoạt động môi trường để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Theo đó, nhà quản lý cần có thông tin kế toán môi trường phát sinh tại DN, nhằm quản lý hiệu quả hoạt động môi trường, tránh bị chi phí tăng cao và xử phạt hành chính từ cơ quan quản lý, từ đó ảnh hưởng đến hình ảnh DN. Trong khi đó, với nhà đầu tư, chủ nợ, các bên liên quan khác là những người có lợi ích trực tiếp và gián tiếp đối với DN luôn tìm cách bảo vệ lợi ích của mình trước những rủi ro về môi trường.
Thực tiễn cho thấy, khi kinh tế ngày càng phát triển, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, vì vậy báo cáo tài chính (BCTC) cần được trình bày chi tiết hơn để người sử dụng thông tin trên BCTC có thể nắm bắt được các vấn đề về môi trường và xử lý môi trường tại mỗi DN. Thông thường, thông tin về môi trường được trình bày trong BCTC sẽ chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh kinh tế, các khuôn khổ pháp lý cũng như trách nhiệm xã hội của mỗi quốc gia. Nhìn chung, các vấn đề liên quan đến môi trường trình bày trong BCTC của DN sản xuất phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), các quy định và yêu cầu công bố thông tin của mỗi quốc gia.
Chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán môi trường trong doanh nghiệp
Chuẩn mực kế toán quốc tế có vai trò quan trọng trong việc trình bày và công bố thông tin kế toán tài chính môi trường trong BCTC của đơn vị, nhằm đưa ra những cơ sở, tiêu chuẩn vững chắc để nhận diện, xác định, ghi nhận và công bố thông tin đến các vấn đề môi trường trong BCTC của DN. Có thể điểm lại một số quy định liên quan đến kế toán môi trường trong DN theo chuẩn mực kế toán quốc tế, cụ thể:
Chuẩn mực kế toán quốc tế 1 (IAS 1) - Trình bày báo cáo tài chính
IAS 1 liên quan đến trình bày các yếu tố của BCTC. Các vấn đề môi trường ngày càng trở nên quan trọng và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN. Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực môi trường như ngành công nghiệp, phân bón, hóa chất, giấy... việc thiếu thông tin kế toán liên quan đến xử lý nợ phải trả môi trường, suy giảm tài sản nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.
Thông tin về chi phí môi trường hoặc nợ phải trả môi trường không được quy định cụ thể trong IAS 1. Chi phí môi trường được công khai một cách riêng biệt trong trường hợp cần thiết, trừ khi chúng đại diện cho một mục đặc biệt và không có quy định riêng để xác định và xử lý. Chi phí môi trường được xử lý giống như các loại chi phí khác trong DN, nếu chi phí môi trường được công khai thì các phương pháp xác định chi phí môi trường cần được giải thích trong phần thuyết minh BCTC để không dẫn đến các kết luận sai lầm.
Việc ghi nhận nợ phải trả về môi trường được xác định và xử lý rõ ràng hơn do nợ phải trả liên quan đến thời gian, đo lường và sự không chắc chắn của khoản nợ. Việc công khai thông tin các vấn đề môi trường như trên đáp ứng được nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin khi mức độ ảnh hưởng của môi trường đến thông tin tài chính của DN ngày một gia tăng.
Chuẩn mực kế toán quốc tế 8 (IAS 8-) - Chính sách kế toán, thay đổi trong ước tính kế toán
Do những biến động vốn có trong hoạt động kinh doanh, nhiều mục trong BCTC không thể được đo lường chính xác mà chỉ có thể ước tính. Ước tính liên quan đến phán đoán dựa trên thông tin đáng tin cậy mới nhất có sẵn. Ví dụ ước tính về dự phòng chi phí dọn dẹp, dự phòng chi phí phục hồi cho ngành khai thác mỏ, dự phòng các chi phí liên quan đến môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, khí độc và chất thải nguy hại, dự phòng mua thiết bị kiểm soát ô nhiễm…
Theo tiêu chuẩn BCTC, DN cần phải cung cấp số liệu thống kê về phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường, các hệ thống xử lý chất thải độc hại nước ngầm và nghiên cứu tác động môi trường từ các dữ liệu thô khác nhau trong quá trình hoạt động.
Chuẩn mực kế toán quốc tế 16 (IAS 16) - Nhà xưởng, máy móc, thiết bị
IAS 16: Ghi nhận và đo lường tài sản, nhà xưởng và thiết bị. Nhà xưởng, thiết bị có thể được mua một phần hoặc toàn bộ nhằm mục đích bảo vệ môi trường. Theo nghĩa rộng, tài sản môi trường cũng tương tự như các tài sản khác, nó là nguồn lực kinh tế do DN kiểm soát và chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
IAS 16 thừa nhận chi phí liên quan đến một khoản mục tài sản, nhà máy, thiết bị được vốn hóa chỉ khi nó có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Nếu chi phí môi trường liên quan đến giảm nhẹ thiệt hại về môi trường và tránh đóng cửa nhà máy do vấn đề môi trường trong tương lai sẽ được vốn hóa. Ví dụ như: Khi Chính phủ ban hành luật mới yêu cầu DN phải hạn chế chất thải gây ô nhiễm môi trường, DN phát sinh các chi phí môi trường liên quan đến hoạt động giảm ô nhiễm môi trường, khoản chi phí này được coi là hình thành nên lợi ích trong tương lai và được vốn hóa.
IAS 16 Nếu số tiền thu hồi của một tài sản, nhà máy và thiết bị môi trường đã giảm xuống dưới giá trị ghi sổ của nó do suy giảm, giá trị suy giảm nên được ghi nhận là một khoản chi phí. Tài sản môi trường chỉ được ghi nhận trong phạm vi mà giá trị ghi sổ không vượt quá tổng số tiền thu hồi từ tài sản đó và các tài sản có liên quan.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 37 (IAS 37) - Các khoản dự phòng, tài sản tiềm tàng và nợ tiềm tàng
Việc ghi nhận, đo lường và công bố các khoản dự phòng nợ phải trả là các lĩnh vực chính, trong đó vấn đề môi trường có thể tác động đến BCTC. IAS 37 ghi nhận dự phòng nợ phải trả khi DN có nghĩa vụ pháp lý hiện tại hoặc như là kết quả của một sự kiện trong quá khứ được ước tính một cách đáng tin cậy và có khả năng sẽ làm giảm sút về những lợi ích kinh tế dẫn đến yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ. Như dự phòng thiệt hại môi trường, dự phòng tiền phạt đối với thiệt hại về môi trường do không tuân thủ pháp luật môi trường
Theo IAS 37, một nghĩa vụ phát sinh từ hành động của một DN mà trong thực tiễn, hoặc trong quá khứ , hoặc một chính sách môi trường công bố chỉ ra rằng DN sẽ phải chịu trách nhiệm và do đó DN sẽ dự báo rằng nó sẽ xảy ra trách nhiệm đó. Tuy nhiên, khi các DN có thể tránh được mức độ và thời gian làm sạch môi trường dẫn đến khó có khả năng phải chi trả. Trong trường hợp này, trách nhiệm pháp lý về môi trường tiềm tàng nên được công bố công khai.
Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38-) - Tài sản vô hình
Hạn mức giấy phép ô nhiễm môi trường đối với các DN đã được các quốc gia ban hành, nhằm giảm mức độ ô nhiễm môi trường. Những giấy phép ô nhiễm môi trường làm phát sinh tài sản vô hình trong DN nếu nó thoả mãn điều kiện ghi nhận là tài sản vô hình nếu chúng có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN và chi phí có thể được xác định một cách đáng tin cậy. IAS 38 được sử dụng để xác định, ghi nhận và công bố thông tin các mục tài sản vô hình hình thành từ hoạt động môi trường.
Các quy định liên quan trong chuẩn mực kế toán Việt Nam
Trước những thách thức do môi trường gây ra đối với phát triển bền vững của đất nước, tăng trưởng kinh tế đã, đang đặt ra yêu cầu cần có những quy định liên quan đến kế toán môi trường trong hoạt động của DN, đặc biệt là các DN sản xuất trong lĩnh vực phân bón, hóa chất, giấy... Đối tượng của kế toán môi trường bao gồm tài sản, nợ phải trả, chi phí, thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động của DN nhưng chúng được xem xét dưới góc độ môi trường.
Theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS 01 – chuẩn mực chung: Tài sản là nguồn lực kinh tế do DN kiểm soát và chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN. Theo VAS01, tài sản biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể như vật tư, hàng hoá, nhà xưởng, máy móc, thiết bị hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất cụ thể như lợi thế thương mại, bản quyền, bằng phát minh sáng chế…
Tài sản của DN được sắp xếp và trình bày trên BCTC theo mức độ thanh khoản giảm dần. Tuy nhiên, tài sản của DN có những tài sản phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, có những tài sản dùng cho mục đích bảo vệ môi trường; vì vậy, DN cần tách tài sản phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường ra để xem xét một cách độc lập, trình bày thành khoản mục riêng biệt, rõ ràng trên BCTC nhằm cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng có liên quan. Qua đó, để thấy được trách nhiệm của DN trong hoạt động bảo vệ môi trường, mức độ đầu tư tài sản cho hoạt động môi trường; đồng thời, làm cơ sở để so sánh giữa các DN cùng ngành, cùng lĩnh vực kinh doanh trong việc đầu tư tài sản phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính mặc dù đã quy định cụ thể về các nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu tài khoản sử dụng cũng như phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể về việc việc bóc tách và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến vấn đề môi trường. Hệ thống tài khoản theo quy định hiện hành cũng chưa xây dựng các tài khoản cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường trong DN. Do vậy, việc các DN vẫn đang gặp khó khăn trong việc bóc tách chi phí môi trường thể hiện trên các BCTC. Chẳng hạn, tại các DN phân bón hiện nay, khi phát sinh chi phí môi trường chỉ dừng lại ở việc tập hợp vào TK 627- Chi phí sản xuất chung và cũng chưa tách được chi phí môi trường để theo dõi riêng.
Kết luận
Chiếu theo quy định tại chuẩn mực kế toán quốc tế, thì chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán DN Việt Nam thì chưa có một quy định cụ thể nào liên quan đến việc hạch toán chi phí môi trường nói chung.
Thực trạng này đã gây ra không ít khó khăn cho các DN sản xuất nói chung và nhà máy phân bón nói riêng khi trình bày thông tin liên quan đến chi phí môi trường. Đây là bất cập trong việc xây dựng chính sách kế toán liên quan đến vấn đề hạch toán chi phí môi trường và cần có sự can thiệp của Nhà nước, để giúp cho các DN sản xuất nói chung và nhà máy phân bón nói riêng có hướng dẫn chi tiết hơn trong việc bóc tách, theo dõi chi phí môi trường và trình bày thông tin này trên BCTC.
Do vậy, trong thời gian tới, các nhà làm chính sách cần đưa ra các quy định cụ thể hơn liên quan đến kế toán chi phí môi trường trong DN, qua đó giúp DN hạch toán chi phí một cách chính xác, phục vụ cho hoạt động điều hành cũng như tránh bị xử phạt các vi phạm hành chính liên quan đến môi trường.
Tài liệu tham khảo:
1. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS);
2. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS);
3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS);
4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
5. Phạm Hoài Nam (2016), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán môi trường tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
6. Huỳnh Thị Thanh Thúy (2018-), Vận dụng kế toán môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tài chính;
7. CA Mohammad Firoz (2010), Environmental Accounting and International Financial Reporting Standards (IFRS).
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 - Tháng 5/2019 (704)
Nguồn Tạp Chí Tài Chính