Cho em hỏi về việc tính số BHXH phải nộp khi nghỉ ốm ?

hienpt2412

New Member
Hội viên mới
E chào các anh chị, e có trường hợp này các anh chị vui lòng cho em hỏi.
E tham gia đóng BHXH với công ty đến tháng 4/2013 thì e bị nhập viện qua 5 tháng (đến tháng 9/2013) em mới có thể đi làm trở lại.
Vậy anh chị cho em hỏi, số BH trong 5 tháng em nghỉ đó em có phải đóng không? và nếu có thì em phải đóng bao nhiêu %?
Em cảm ơn anh chị nhiều ạ :)
 
Ðề: Cho em hỏi về việc tính số BHXH phải nộp khi nghỉ ốm ?

:lienhoantat:1. Theo Mục B Tiết 3 Thông tư số 03/2007/TT- BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định:

“ Thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH trong tháng đó”

Trường hợp Bạn nghỉ không lương quá 14 ngày làm việc (không tính ngày chủ nhật) thì cả Bạn và đơn vị không phải đóng BHXH của tháng Bạn nghỉ không lương đó. Thời gian nghỉ không lương này không tính là thời gian đóng BHXH.
2. Khoản 1 điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Tại điểm 1 mục B Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định: Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, thời gian nghỉ ốm đau trùng vào những ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần không được tính hưởng trợ cấp BHXH ./
Tham khảo thử bạn nhé!
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cho em hỏi về việc tính số BHXH phải nộp khi nghỉ ốm ?

1. Theo Mục B Tiết 3 Thông tư số 03/2007/TT- BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định:

“ Thời gian NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH trong tháng đó”

Trường hợp Bạn nghỉ không lương quá 14 ngày làm việc (không tính ngày chủ nhật) thì cả Bạn và đơn vị không phải đóng BHXH của tháng Bạn nghỉ không lương đó. Thời gian nghỉ không lương này không tính là thời gian đóng BHXH.
2. Khoản 1 điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Tại điểm 1 mục B Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định: Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, thời gian nghỉ ốm đau trùng vào những ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần không được tính hưởng trợ cấp BHXH ./
Tham khảo thử bạn nhé!
Có phải bạn muốn nói là nếu nghỉ ốm vào những ngày lễ tết thì không được tính hưởng BHXH , điều này là đúng ngoài ra còn quy định nhiều loại ốm:
1- Thời gian hưởng:
a/ Bản thân ốm đau:
Trong điều kiện bình thường
- 30 ngày (tham gia BHXH dưới 15 năm).
- 40 ngày(tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm).
- 60 ngày (tham gia BHXH đủ 30 năm trở lên).
Trong điều kiện nặng nhọc độc hại, phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên:
- 40 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- 50 ngày/năm nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 70 ngày/năm nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.
Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày (theo danh mục Bệnh dài ngày của Bộ Y tế)
- Tối đa 180 ngày/năm trong một năm.
- Sau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
b/ Con ốm:
- Con dưới 3 tuổi: tối đa 20 ngày/năm.
- Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi : tối đa 15 ngày/năm.
*Lưu ý: Nếu cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH: Nếu một người đã nghỉ hết thời hạn quy định mà con vẫn ốm đau thì người kia được nghỉ tiếp theo quy định trên.
c/ Ngày nghỉ nào được hưởng trợ cấp:
Ngày nghỉ ốm đau, hoặc nghỉ chăm sóc con ốm được trợ cấp theo ngày làm việc. Nếu những ngày nghỉ này trùng với ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết thì không được nghỉ bù để tính hưởng trợ cấp.
Ngày nghỉ ốm đau do bệnh dài ngày, nghỉ dưỡng sức, được tính hưởng trợ cấp cả những ngày nghỉ hàng tuần, lễ, Tết.
2- Mức hưởng trợ cấp cho mỗi ngày:
Đối với ốm đau bình thường và chăm sóc con ốm: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 26 ngày, sau đó nhân với số ngày thực tế nghỉ việc trong khỏang thời gian được nghỉ theo quy định. Nếu nghỉ ốm ở tháng đầu tham gia BHXH thì lấy mức lương của chính tháng đó để tính hưởng trợ cấp.
Đối với trường hợp bị bệnh dài ngày: Mức trợ cấp bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH (trong 180 ngày/năm đầu tiên). Từ ngày thứ 181 trở đi, mức hưởng cụ thể như sau:
- Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.
* Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp từ ngày thứ 181 trở đi đối với bệnh dài ngày nếu thấp hơn mức tiền lương tối thiểu thì được hưởng bằng mức lương tối thiểu. Nếu nghỉ lấn sang năm mới thì mức trợ cấp được tính từ đầu, với mức hưởng 75%.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top