CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

ThuNgoc_ftu

New Member
Hội viên mới
Cho em hỏi khi mình tính giá vôn thực tế của vật tư xuất kho trong trường hợp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kì thì khác nhau thế nào ạ?? Mọi người lấy ví dụ dùm em với nhá, em mới bắt đầu học KT nên còn gà lắm!!! THANKS mọi người nhiều!!!
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

Cho em hỏi khi mình tính giá vôn thực tế của vật tư xuất kho trong trường hợp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kì thì khác nhau thế nào ạ?? Mọi người lấy ví dụ dùm em với nhá, em mới bắt đầu học KT nên còn gà lắm!!! THANKS mọi người nhiều!!!
1. Đối với phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản sử dụng là TK 151, 152, 153, 155, 156 dùng để phản ánh sự biến động tăng, giảm của NVL, CCCD, thành phẩm và hàng hóa trong kỳ và giá trị tồn kho cuối kỳ.

2. Đối với phương pháp kê khai định kỳ thì tài khoản sử dụng là 611 để theo dõi cho tất cả các nghiệp tăng, giảm NVL, CCDC, thành phẩm và hàng hóa phát sinh trong kỳ. Đầu kỳ kết chuyển các TK 151, 152, 153, 155, 156 về TK 611. Ngược lại, cuối kỳ kết chuyển TK 611 về các TK 151, 152, 153, 155, 156.

Ví dụ: Cty bạn kinh doanh mặt hàng A, số lượng tồn kho của tháng trước là: 1.000 sp x 500k/sp, trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh sau:

Ngày 1: Xuất kho 700 sp bán cho Cty X với giá 600k/sp chưa thu tiền.
Ngày 8: Nhập kho 500 sp với giá 550k/sp chưa thanh toán cho người bán.
Ngày 15: Xuất kho 600 sp bán cho Cty Y với giá 650k/sp thu bằng TGNH.
Ngày 23: Nhập kho 1.200 sp với giá 600/sp đã thanh toán bằng TM.
Ngày 30: Xuât kho 1.000 sp bán cho Cty Z với giá 700k/ sp thu bằng TM.

Bạn hãy định khoản các nghiệp vụ trên, biết rằng cty tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO)

1.Kê khai thường xuyên:
Tôi chỉ tính và hạch toán giá nhập và giá xuất kho cho bạn thôi hén, các bút toán định khoản khác bạn tự làm nhé.

Ngày 1: Nợ 632/Có 1561: 700 x 500k
Ngày 8:
Nợ 1561: 500 x 550k
Nợ 1331:
Có 331:
Ngày 15: Nợ 632/Có 1561: (300 x 500k) + (300 x 550k)
Ngày 23:
Nợ 1561: 1.200 x 600k
Nợ 1331:
Có 111:

Ngày 30: Nợ 632/Có 1561: (200 x 550k) + (800 x 600k)

2. Kiểm kê định kỳ:

Đầu kỳ bạn làm động tác chuyển SDĐK của hàng tồn kho như sau:
Nợ 611/ Có 1561: 1.000 sp x 500k

Ngày 1: Chỉ phản ánh doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.
Ngày 8:
Nợ 611: 500 x 550k
Nợ 1331:
Có 331:
Ngày 15: Ghi nhận doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.
Ngày 23:
Nợ 611: 1.200 x 600k
Nợ 1331:
Có 111:
Ngày 30: Ghi nhận doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.

Cuối tháng, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ ==> sẽ tính được trị giá hàng xuất kho trong kỳ (giá vốn).

Công thức để tính Trị giá hàng hóa xuất kho (giá vốn) = Trị giá hàng hóa tồn đầu kỳ + Tổng giá hàng hóa mua vào trong kỳ - Trị giá hàng hóa tồn cuối kỳ.

Bạn thử tính xem sao nhé. Nhớ post lên đây cho mọi người xem đúng, sai thế nào hén.

Chúc bạn làm tốt bài tập này.
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

cho em hỏi thêm là hai phương pháp này có ảnh hưởng như thế nào tới bản cân đối kế toán, hay là nó chỉ ảnh hưởng tới việc tính giá xuất kho thui???
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

cho em hỏi thêm là hai phương pháp này có ảnh hưởng như thế nào tới bản cân đối kế toán, hay là nó chỉ ảnh hưởng tới việc tính giá xuất kho thui???

chỉ cần hiểu đơn giản là pp kktx thì sẽ hạch toán các nghiệp vụ một cách thường xuyên, liên tục, nghiệp vụ phát sinh được ghi chép ngay khi phát sinh còn pp kkđk thì sẽ tập hợp các nghiệp vụ lại đến cuối một kỳ( tháng, quí...) mới lên sổ, như vậy có ảnh hưởng tới báo cáo tài chính ko nhỉ?
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

anh chị chỉ rõ cho em hiểu về kết chuyển?có ví dụ minh hoạ càng tốt.thanhks
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

cho em hỏi là nếu nhập hàng vào trong kỳ kèm theo thuế VAT thì tổng giá hàng hóa mua vào trong kỳ có gì thay đổi ko cơ ?
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

Thuế VAT không co liên quan đến hàng hóa, vì thuế VAT côn ty bạn đã được khấu trừ, còn giá vốn hàng tồn kho thì tùy bạn chọn cách tính giá vốn, thường có 4 cách tính (NVL, hàng hóa,....) :hochanh:
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

nếu hạch toán giá mua riêng,thuế VAT riêng thì chắc k thay đổi gì nhỉ?
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

ĐÚng rồi, Nếu có VAt thì bạn hạch toán vào tk1331: tiền VAT của hàng hoá
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

Cho em hỏi trong phương pháp kiểm kê định kỳ, mình chỉ biết được tổng giá trị xuất ra của nguyên vật liệu lúc cuối kỳ mà không biết xuất đi đâu và làm gì, vd làm sao biết xuất cho bộ phận A bao nhiêu,bộ phận B bn vì trong kỳ mình hoàn toàn theo dõi. Như vậy mình sẽ hạch toán các tài khoản này như thế nào:621,627,641,642...

---------- Post added at 03:30 ---------- Previous post was at 03:28 ----------

và mình sẽ ghi sổ và các chứng từ thế nào? Em vừa học môn kế toán tài chính nên chưa hiểu lắmmong các anh chị giúp cho. Em cảm ơn nhiều
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

Cho dù là sử dụng phương pháp nào trong 2 phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên, kế toán cũng phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, nghĩa là mặc dù đều định khoản trên TK 611, song kế toán sẽ mở chi tiết các TK cấp 2, cấp 3 cho TK này để theo dõi cho từng đối tượng NVL, CCDC... cho phù hợp. Do đó, hoàn toàn có thể xác định được giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng là của vật tư, hàng hóa nào, xuất cho bộ phận nào.
 
Ðề: CHo em hỏi: Sự khác nhau giữa kê khai thường xuyên và kiêm kê định kì

1. Đối với phương pháp kê khai thường xuyên thì tài khoản sử dụng là TK 151, 152, 153, 155, 156 dùng để phản ánh sự biến động tăng, giảm của NVL, CCCD, thành phẩm và hàng hóa trong kỳ và giá trị tồn kho cuối kỳ.

2. Đối với phương pháp kê khai định kỳ thì tài khoản sử dụng là 611 để theo dõi cho tất cả các nghiệp tăng, giảm NVL, CCDC, thành phẩm và hàng hóa phát sinh trong kỳ. Đầu kỳ kết chuyển các TK 151, 152, 153, 155, 156 về TK 611. Ngược lại, cuối kỳ kết chuyển TK 611 về các TK 151, 152, 153, 155, 156.

Ví dụ: Cty bạn kinh doanh mặt hàng A, số lượng tồn kho của tháng trước là: 1.000 sp x 500k/sp, trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh sau:

Ngày 1: Xuất kho 700 sp bán cho Cty X với giá 600k/sp chưa thu tiền.
Ngày 8: Nhập kho 500 sp với giá 550k/sp chưa thanh toán cho người bán.
Ngày 15: Xuất kho 600 sp bán cho Cty Y với giá 650k/sp thu bằng TGNH.
Ngày 23: Nhập kho 1.200 sp với giá 600/sp đã thanh toán bằng TM.
Ngày 30: Xuât kho 1.000 sp bán cho Cty Z với giá 700k/ sp thu bằng TM.

Bạn hãy định khoản các nghiệp vụ trên, biết rằng cty tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO)

1.Kê khai thường xuyên:
Tôi chỉ tính và hạch toán giá nhập và giá xuất kho cho bạn thôi hén, các bút toán định khoản khác bạn tự làm nhé.

Ngày 1: Nợ 632/Có 1561: 700 x 500k
Ngày 8:
Nợ 1561: 500 x 550k
Nợ 1331:
Có 331:
Ngày 15: Nợ 632/Có 1561: (300 x 500k) + (300 x 550k)
Ngày 23:
Nợ 1561: 1.200 x 600k
Nợ 1331:
Có 111:

Ngày 30: Nợ 632/Có 1561: (200 x 550k) + (800 x 600k)

2. Kiểm kê định kỳ:

Đầu kỳ bạn làm động tác chuyển SDĐK của hàng tồn kho như sau:
Nợ 611/ Có 1561: 1.000 sp x 500k

Ngày 1: Chỉ phản ánh doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.
Ngày 8:
Nợ 611: 500 x 550k
Nợ 1331:
Có 331:
Ngày 15: Ghi nhận doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.
Ngày 23:
Nợ 611: 1.200 x 600k
Nợ 1331:
Có 111:
Ngày 30: Ghi nhận doanh thu, chưa ghi nhận giá vốn.

Cuối tháng, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ ==> sẽ tính được trị giá hàng xuất kho trong kỳ (giá vốn).

Công thức để tính Trị giá hàng hóa xuất kho (giá vốn) = Trị giá hàng hóa tồn đầu kỳ + Tổng giá hàng hóa mua vào trong kỳ - Trị giá hàng hóa tồn cuối kỳ.

Bạn thử tính xem sao nhé. Nhớ post lên đây cho mọi người xem đúng, sai thế nào hén.

Chúc bạn làm tốt bài tập này.
Chào anh(chị),cho e hỏi chút ạ,
tại sao với phương pháp kiểm kê định kỳ lại hạch toán hết vào tải khoản 632 ạ?trong khi bình thường mình sẽ hạch toán vào tài khoản 131,331 hoặc 111,112...
cái công thức tính giá trị thực tế hàng xuất kho là chỉ áp dụng đối với phương pháp kiểm kê định kỳ thôi đúng ko ạ? bởi vì ở phương pháp kê khai thường xuyên nhìn vào tài khoản chữ T của 156 có thể biết đc lượng hàng tồn kho và xuất kho rồi ạ!
Vì cả 2 phương pháp kê khai này, nếu mà đã tính được lượng hàng tồn kho thì phải dựa vào số lượng xuất kho trong kỳ,e ko hiểu rõ về công thức lắm, đề bài đâu có cho lượng hàng tồn kho cuối kỳ là bao nhiêu ạ?
 
cho mình hỏi vậy cuối kỳ kết chuyển về 611 mình ghi trị giá tồn hay xuất vậy
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top