CHo em hỏi lại về cách định khoản thuế khấu trừ

Ðề: CHo em hỏi lại về cách định khoản thuế khấu trừ

m xin đưa đề lên cho mọi người xem để có 1 kết luận chắc chắn nha:

Đề của em đây ạ:
Doanh nghiệp AB thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Có một phân xưởng sản xuất chuyên sản xuất sản phẩm A. (Đơn vị: 1.000 đ)
I. Số liệu ngày 30/9 năm N.
¬TK 111: 50.000 TK 311: 65.000
TK 112: 900.000 TK 331: 220.000
TK 131: 250.000 TK 333: 35.000

TK 138(8): 15.000 TK 338(8): 55.000

TK 152: 820.000 TK 341: 400.000

TK 154: 49.800 TK 411: 4.021.800
Chi tiết: CP NVLTT: 30.000 TK 414: 380.000
CP NCTT: 11.000 TK 415: 120.000
CP SXC: 8.800 TK 421: 90.000

TK 155: 142.000 TK 431: 200.000
TK 211: 4.200.000 TK 441: 400.000
TK 241: 550.000 TK 214: 990.000

Cộng: 6.976.800 Cộng: 6.976.800

II. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý IV/N.
1. Ngày 5/10, mua vật liệu của Công ty M chưa trả tiền: Giá mua chưa có thuế theo hóa đơn GTGT số 12345: 300.000, thuế GTGT: 30.000, vật liệu đã nhập kho đủ theo phiếu nhập kho số 01.

2. Ngày 10/10, rút tiền gửi ngân hàng (Giấy báo Nợ của NH số 70)
- Nhập quỹ tiền mặt: 600.000, phiếu thu số 01.
- Trả cước phí điện thoại, hóa đơn GTGT số 23456: Giá chưa có thuế 50.000, trong đó: dùng cho phân xưởng sản xuất : 10.000, quản lý doanh nghiệp: 30.000, bộ phận bán hàng: 10.000, thuế GTGT: 10%.

3. Ngày 15/10, phiếu xuất kho nguyên vật liệu số 01 theo giá thực tế:
- Vật liệu để sản xuất sản phẩm: 850.000
- Vật liệu để phục vụ sản xuất: 25.250

4. Ngày 15/11, tiền lương và các khoản phải trả công nhân viên
- Công nhân sản xuất: tiền lương: 200.000, tiền ăn ca: 85.000
- CNV phục vụ sản xuất: Tiền lương: 25.000, tiền ăn ca: 9.750
- Nhân viên bán hàng: Tiền lương: 15.000, tiền ăn ca: 9.850
- Nhân viên quản lý doanh nghiệp: Tiền lương: 90.000, tiền ăn ca: 34.100
- Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của các bộ phận lần lượt vào chi phí SXKD và trừ vào thu nhập của người lao động theo tỷ lệ quy định.

5. Ngày 20/12, Trích khấu hao TSCĐ trong kỳ:
- Phân xưởng sản xuất: 100.000
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 50.000
- Bộ phận bán hàng: 15.000

6. Nhận Giấy báo Nợ của ngân hàng số 100 ngày 25/12 về khoản:
- Trả tiền điện: Giá chưa có thuế: 90.000. Trong đó: dùng cho sản xuất: 65.000, quản lý DN: 20.000, bộ phận bán hàng: 5.000, thuế GTGT 10%.
- Chi tiếp khách phân xưởng: 5.000, quản lý doanh nghiệp: 10.000 (thuế GTGT 10%)

7. Ngày 26/12, Nhận Giấy báo Nợ của ngân hàng số 200 chi phí dịch vụ mua ngoài tính vào bộ phận quản lý phân xưởng: 15.000

8. Ngày 27/12, Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ vào tài khoản liên quan.

9. Ngày 30/12, nhập kho 2.000 thành phẩm hoàn thành, cuối tháng còn 200 sản phẩm dở dang mức độ hoàn thành 50%.

10. Ngày 30/12, Xuất kho 1.800 thành phẩm bán cho Công ty Q (Phiếu xuất kho số 02), giá bán đơn vị chưa thuế 950, thuế GTGT 10% (Hóa đơn GTGT số 56789). Khách hàng chấp nhận thanh toán.

11. Ngày 30/12, Giấy báo có của NH số 110, khách hàng trả tiền: 850.000

12. Ngày 31/12, Khấu trừ thuế GTGT đầu vào và đầu ra trong kỳ
13. Ngày 31/12, Kết chuyển DT thuần, giá vốn hàng bán.

14. Ngày 31/12, tạm tính thuế thu nhập DN phải nộp: 44.000

15. Ngày 31/12:
- Xác định kết quả các hoạt động kinh doanh trong kỳ của DN (Biết rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%)
- Xuất quỹ tiền mặt trả lương và các khoản khác cho CNV, phiếu chi số 02.

Yêu cầu:
1. Lập chứng từ kế toán phiếu thu, phiếu chi phát sinh trong kỳ (1 điểm)
2. Ghi vào sổ kế toán chi tiết tiền mặt, sổ kế toán chi tiết tiền gửi ngân hàng (1 điểm)
3. Ghi vào sổ Nhật ký chung (2,5 điểm)
4. Ghi vào sổ cái tất cả các tài khoản liên quan (3,5 điểm)
5. Lập bảng cân đối các tài khoản quý IV/N( 2 điểm)

Cho biết:
- Số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ: 200
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp sản lượng ước tính tương đương.
- Giá thực tế thành phẩm xuất kho tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền cuối kỳ
 
Ðề: CHo em hỏi lại về cách định khoản thuế khấu trừ

Tài khoản 133 đầu ky = 0 . sang tháng => ps nợ =45.000 . trong tháng bạn KC dư nợ 333 sang 133 ( N 133/ C 333= 35.000) => PS nợ 133=80.000
Dư đầu kỳ TK 333 =35.000 sang tháng bạn KC sang 133 ( N 133/ C 333= 35.000) ps có trong kỳ =171.000+35.000= 206.000( số dư bên có cuối kỳ = số dư có đk + ps có trong kỳ - số dư nợ đầu ky-ps nợ trong kỳ ),( số dư cuối kỳ bên nợ = số Dư ĐK bên nợ+ps nợ trong kỳ -dư đk có -ps có) => cuối kỳ bạn KC N 333/ C 133= 80.000 vậy số dư cuối kỳ 133=0+80.000-0-80.000=0
số dư cuối kỳ tk 333 = 0+171.000+35.000-35.000-80.000=91.000
Đây chỉ là mình đang giả thuyết 333 dư nợ =35.000 và 133 ps nợ =45.000 còn thực tế bài này thế nào thì mình ko rõ ,

Thì mình vẫn đang theo giả thiết của bạn mà.
Nhưng làm gì có chuyện trong tháng thì KC N133/Có 333. TK 333 thì phải bù trừ trên TK này chứ, cuối tháng mới thực hiện bút toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ. Mình chưa thấy ai làm rắc rối như bạn.
Mà thực tế thì thuế GTGT được khấu trừ chỉ là 45.000 thôi, còn 35.000 kia là số thuế nộp thừa sẽ được hoàn trả chứ đâu phải là số thuế đầu vào được khấu trừ đâu mà bạn tóm nó chung vào được.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top