Chi phí mua bản quyền âm nhạc

phanhaiyen

Member
Hội viên mới
Các bác thân!
Bên em trước nay mua bản quyền âm nhạc (giá trị cũng khoảng hơn 1 tỷ) , theo các bác thì iem nên cho vào Tài sản cố định vô hình hay là nên cho vào chi phí quản lý luôn nhỉ???

---------- Post added at 05:05 PM ---------- Previous post was at 04:22 PM ----------

Cho em xin ý kiến giải quyết của các bác với ạ
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi phí mua bản quyền âm nhạc

Các bác thân!
Bên em trước nay mua bản quyền âm nhạc (giá trị cũng khoảng hơn 1 tỷ) , theo các bác thì iem nên cho vào Tài sản cố định vô hình hay là nên cho vào chi phí quản lý luôn nhỉ???

---------- Post added at 05:05 PM ---------- Previous post was at 04:22 PM ----------

Cho em xin ý kiến giải quyết của các bác với ạ
Bản quyền âm nhạc là Tài sản vô hình chứ không phải tài sản cố định vô hình.Do đó các chi phí để có đc tài sản trên bạn cho vào chi phí (có thể đưa toàn bộ vào chi phí năm hoặc phân bổ)
 
Ðề: Chi phí mua bản quyền âm nhạc

Bản quyền âm nhạc là Tài sản vô hình chứ không phải tài sản cố định vô hình.Do đó các chi phí để có đc tài sản trên bạn cho vào chi phí (có thể đưa toàn bộ vào chi phí năm hoặc phân bổ)

nhưng mà là thế này, bên em chỉ mất tiền mua trọn bản quyền âm nhạc chứ không phải mất thêm các chi phí khác để hình thành nên tài sản cố định vô hình ấy. Vậy ý bác là cho vào chi phí luôn chứ gì ạ?
Với cả còn một vấn đề nữa là bản quyền âm nhạc này bên em mới mua đc hơn 1 tháng, nhưng cty khoảng t4 sẽ đi vào giải thể, thì các bác cho em ý kiến luôn là nên cho vào đâu để tốt nhất khi giải thể mà chưa phân bổ hết.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi phí mua bản quyền âm nhạc

Bản quyền âm nhạc là Tài sản vô hình chứ không phải tài sản cố định vô hình.Do đó các chi phí để có đc tài sản trên bạn cho vào chi phí (có thể đưa toàn bộ vào chi phí năm hoặc phân bổ)

Dựa vào đâu mà khẳng định như 1 cộng 1 bằng 2 thế em? Đọc điều 4 phần 2 mục e của TT203 thử xem...
 
Ðề: Chi phí mua bản quyền âm nhạc

Dựa vào đâu mà khẳng định như 1 cộng 1 bằng 2 thế em? Đọc điều 4 phần 2 mục e của TT203 thử xem...
E không nghĩ bản quyền âm nhạc là TSCD vô hình.
Trích Chuẩn Mực số 04
...
Tính có thể xác định được

08. Để xác định nguồn lực vô hình quy định trong đoạn số 07 thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai. Nếu một nguồn lực vô hình không thoả mãn định nghĩa TSCĐ vô hình thì chi phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vô hình đó phải ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước. Riêng nguồn lực vô hình doanh nghiệp có được thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại được ghi nhận là lợi thế thương mại vào ngày phát sinh nghiệp vụ mua (Theo quy định tại Đoạn 46).

Tính có thể xác định được

09. TSCĐ vô hình phải là tài sản có thể xác định được để có thể phân biệt một cách rõ ràng tài sản đó với lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại phát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại được thể hiện bằng một khoản thanh toán do bên đi mua tài sản thực hiện để có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

10. Một TSCĐ vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể đem TSCĐ vô hình đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai. Những tài sản chỉ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai khi kết hợp với các tài sản khác nhưng vẫn được coi là tài sản có thể xác định riêng biệt nếu doanh nghiệp xác định được chắc chắn lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó đem lại.

Khả năng kiểm soát

11. Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó. Khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ TSCĐ vô hình, thông thường có nguồn gốc từ quyền pháp lý.

12. Tri thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn có thể mang lại lợi kinh tế trong tương lai. Doanh nghiệp có thể kiểm soát lợi ích đó khi có ràng buộc bằng quyền pháp lý, ví dụ: Bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản.

13. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề và thông qua việc đào tạo, doanh nghiệp có thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân viên sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, nhưng doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó, vì vậy không được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Tài năng lãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi nhận là TSCĐ vô hình trừ khi tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó và để thu được lợi ích kinh tế trong tương lai đồng thời thoả mãn các quy định về định nghĩa TSCĐ vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

14. Doanh nghiệp có danh sách khách hàng hoặc thị phần nhưng do không có quyền pháp lý hoặc biện pháp khác để bảo vệ hoặc kiểm soát các lợi ích kinh tế từ các mối quan hệ với khách hàng và sự trung thành của họ, vì vậy không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

Lợi ích kinh tế trong tương lai

15. Lợi ích kinh tế trong tương lai mà TSCĐ vô hình đem lại cho doanh nghiệp có thể bao gồm: Tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hoặc lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng TSCĐ vô hình.
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chi phí mua bản quyền âm nhạc

E không nghĩ bản quyền âm nhạc là TSCD vô hình.
Trích Chuẩn Mực số 04
Anh thì có...
VAS Không Bốn
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
07. Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình, như: Quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượng quyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành của khách hàng, thị phần và quyền tiếp thị...
16. Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời:
- Định nghĩa về TSCĐ vô hình; và
- Bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
+ Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
+ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
17. Doanh nghiệp phải xác định được mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai bằng việc sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở về các điều kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
71. Kế toán TSCĐ vô hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và mục đích sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp, gồm:
(a) Quyền sử dụng đất có thời hạn;
(b) Nhãn hiệu hàng hóa;
(c) Quyền phát hành;
(d) Phần mềm máy vi tính;
(e) Giấy phép và giấy phép nhượng quyền;
(f) Bản quyền, bằng sáng chế;
(g) Công thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu;
(h) TSCĐ vô hình đang triển khai.
 
Ðề: Chi phí mua bản quyền âm nhạc

Anh thì có...
VAS Không Bốn

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
07. Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình, như: Quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượng quyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành của khách hàng, thị phần và quyền tiếp thị...
Như đã nói ở trên.Cái [07] phải xem lại cái [08].
Tính có thể xác định được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai. Nếu một nguồn lực vô hình không thoả mãn định nghĩa TSCĐ vô hình thì chi phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vô hình đó phải ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước
Vậy theo anh
Thứ I:"khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai" có chắc chắn không?(Đạo chích thì nhiều mà âm nhạc lại chạy theo thị hiếu).
Thứ II:Chủ Topic đưa ra ý kiến tham khảo là nên cho vào Tài sản cố định vô hình hay là nên cho vào chi phí.Nên em nghĩ nó không chắc chắn do đó ta nên đua nó vào phí để phân bổ.
 
Ðề: Chi phí mua bản quyền âm nhạc

Như đã nói ở trên.Cái [07] phải xem lại cái [08].

Vậy theo anh
Thứ I:"khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai" có chắc chắn không?(Đạo chích thì nhiều mà âm nhạc lại chạy theo thị hiếu).
Thứ II:Chủ Topic đưa ra ý kiến tham khảo là nên cho vào Tài sản cố định vô hình hay là nên cho vào chi phí.Nên em nghĩ nó không chắc chắn do đó ta nên đua nó vào phí để phân bổ.

Về lý thuyết thì chắc chắn được. Thực tế thì đạo chích sẽ bị khởi kiện, báo chí cũng thấy có mấy vụ đấy thôi.

Liên hệ với thực tế :

Em đi xe máy chứ, khi mua xe em có chắc chắn kiểm soát được hay ko khi bây giờ trộm xe máy chỉ cần 30s thế là xong?
 
Ðề: Chi phí mua bản quyền âm nhạc

Như đã nói ở trên.Cái [07] phải xem lại cái [08].

Vậy theo anh
Thứ I:"khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai" có chắc chắn không?(Đạo chích thì nhiều mà âm nhạc lại chạy theo thị hiếu).
Thứ II:Chủ Topic đưa ra ý kiến tham khảo là nên cho vào Tài sản cố định vô hình hay là nên cho vào chi phí.Nên em nghĩ nó không chắc chắn do đó ta nên đua nó vào phí để phân bổ.

"Bản quyền âm nhạc" đủ điều kiện để là một tài sản cố định vô hình anh ạ. Vì lý do thứ nhất là nó có giá trị trên 10 triệu đồng (hơn 1 tỷ VNĐ). Lý do thứ 2 là nó được sử dụng thời gian trên 1 năm (bên em phân bổ trong vòng 4 năm ). Lý do thứ 3 là dựa vào nó sản phẩm của bên em mới tiêu thụ được trên thị trường một cách tốt nhất.. tức là nó thu được lợi ích kinh tế.
Cái em băn khoăn là thế này. Do cty em muốn giải thể cty này để thành lập một cty có quy mô to hơn, mà "Bản quyền âm nhạc" này thì mới mua được gần 2 tháng, trong khi khoảng tháng 4 là bên em kết thúc sổ sách để giải thể doanh nghiệp. Năm trước thì em cho vào Tài sản cố định vô hình và phân bổ theo đúng đăng ký phân bổ tài sản cố định. Nhưng giờ em đang muốn hỏi xem nên vẫn để ở tài sản cố định hay là cho vào chi phí ở cái "bản quyền âm nhạc" mới này. Lý do là thời điểm kết thúc sổ sách thì tài sản này vẫn còn giá trị chưa khấu hao hết, và khi giải thể thì phải làm thủ tục thanh lý , rồi lại phải làm các thủ tục khác nữa, cho nên em mới hỏi như thế ạ.
Sorry các bác vì e chưa giải thích rõ ràng. Thanks các bác !
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top