Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

cattien

Quy ẩn giang hồ.
Hội viên mới
Cty mình là cty xuất khẩu, thường xuyên nhận ngoại tệ (USD) và bán USD lấy VND. Nhưng do thường xuyên bán USD nên phải hạch toán chênh lệch tỷ giá mỗi lần bán (chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá xuất USD), giờ mình muốn cho đơn giản thì mỗi lần bán USD mình ko hạch toán khoản chênh lệch này, tới cuối tháng mình đánh giá chênh lệch theo tỷ giá cuối tháng rồi hạch toán 1 lần. các pác thấy như vậy có đc ko nhỉ?
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Cty mình là cty xuất khẩu, thường xuyên nhận ngoại tệ (USD) và bán USD lấy VND. Nhưng do thường xuyên bán USD nên phải hạch toán chênh lệch tỷ giá mỗi lần bán (chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá xuất USD), giờ mình muốn cho đơn giản thì mỗi lần bán USD mình ko hạch toán khoản chênh lệch này, tới cuối tháng mình đánh giá chênh lệch theo tỷ giá cuối tháng rồi hạch toán 1 lần. các pác thấy như vậy có đc ko nhỉ?

Không được đâu anh, theo nguyên tắc dồn tích thì phải ghi nhận vào thời điểm phát sinh, và theo thuế cũng vậy phải căn cứ vào thời điểm phát sinh chứ cuối năm đánh giá lại thuế cũng đâu cho ghi nhận vào chi phí hay thu nhập chịu thuế.
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Không được đâu anh, theo nguyên tắc dồn tích thì phải ghi nhận vào thời điểm phát sinh, và theo thuế cũng vậy phải căn cứ vào thời điểm phát sinh chứ cuối năm đánh giá lại thuế cũng đâu cho ghi nhận vào chi phí hay thu nhập chịu thuế.

Vậy nếu sử dụng tỷ giá hạch toán trong các giao dịch ngoại tệ phát sinh, cuối tháng làm điều chỉnh thì có được ko đây chú - hay VAS ko cho dùng tỷ giá hạch toán ? :k4929481:

+ Ngoài ra, Khoản đánh giá lại các khoản nợ phải trả mang gốc ngoại tệ cuối năm dù gọi là chênh lệch chưa thực hiện thì vẫn được tính vào doanh thu hay CP chịu thuế TNDN theo TT177/BTC ngày 10/9/2009, áp dụng từ kỳ tính thuế 2009 chứ ko phải tất cả đều ko được đưa vào CP hay TN:

TT177/2009/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2009:
Các doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được tính vào chi phí hoặc thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ. Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Vậy nếu sử dụng tỷ giá hạch toán trong các giao dịch ngoại tệ phát sinh, cuối tháng làm điều chỉnh thì có được ko đây chú - hay VAS ko cho dùng tỷ giá hạch toán ? :k4929481:

Khi đã ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh, nếu kỳ kế toán của anh là tháng thì có thể đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm cuối tháng.
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Khi đã ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh, nếu kỳ kế toán của anh là tháng thì có thể đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch tại thời điểm cuối tháng.

Chưa hiểu ý chú lắm, nếu kỳ kế toán của tớ là năm ... hàng tháng khi phát sinh tớ lười nên dùng tỷ giá hạch toán, cuối tháng khi xác định KQKD chỉnh sửa lại theo tỷ giá thực tế thì có sao ko?
Nếu ko cho thì đưa ra phương pháp hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán để làm gì nhỉ :k4929481:
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Theo tôi , Khi có PS bạn xác định chênh lệc tỷ giá ngay để đưa vào TK 413 ( vì bạn phải hạch toán TK công nợ ) , bạn có thể để TK 413 đến cuối năm bạn kết chuyển vào TK 515 ( nếu chênh lệch lãi ) , TK 635 ( nếu chênh lệch lỗ ) .
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Vậy nếu sử dụng tỷ giá hạch toán trong các giao dịch ngoại tệ phát sinh, cuối tháng làm điều chỉnh thì có được ko đây chú - hay VAS ko cho dùng tỷ giá hạch toán ? :k4929481:


Nếu theo tỷ giá hạch toán thì tất nhiên là đc rồi. Nhưng anh mày muốn theo tỷ giá thực tế nhưng ko đánh giá ngay chênh lệch từng lần mà để cuối tháng làm 1 phát cho nhanh.
+ Ngoài ra, Khoản đánh giá lại các khoản nợ phải trả mang gốc ngoại tệ cuối năm dù gọi là chênh lệch chưa thực hiện thì vẫn được tính vào doanh thu hay CP chịu thuế TNDN theo TT177/BTC ngày 10/9/2009, áp dụng từ kỳ tính thuế 2009 chứ ko phải tất cả đều ko được đưa vào CP hay TN:
Anh mày đâu có nói tới cái vụ đánh giá lại các khoản nợ phải trả mang gốc ngoại tệ cuối năm đâu ku.
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Chưa hiểu ý chú lắm, nếu kỳ kế toán của tớ là năm ... hàng tháng khi phát sinh tớ lười nên dùng tỷ giá hạch toán, cuối tháng khi xác định KQKD chỉnh sửa lại theo tỷ giá thực tế thì có sao ko?
Nếu ko cho thì đưa ra phương pháp hạch toán ngoại tệ theo tỷ giá hạch toán để làm gì nhỉ :k4929481:

Em chỉ nói căn cứ theo nguyên tắc thôi, sao không ghi nhận tại thời điểm mà chờ cuối tháng ghi nhận sau đó khi lập báo cáo lại phải tra tỷ giá từng ngày để điều chỉnh lại, a nghĩ cách làm vậy có hiệu quả không khi vì cái lười.
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Em chỉ nói căn cứ theo nguyên tắc thôi, sao không ghi nhận tại thời điểm mà chờ cuối tháng ghi nhận sau đó khi lập báo cáo lại phải tra tỷ giá từng ngày để điều chỉnh lại, a nghĩ cách làm vậy có hiệu quả không khi vì cái lười.

Ghi nhận các tài khoản có gốc ngoại tệ có 2 phương pháp:
+ Tỷ giá hạch toán
+ Tỷ giá thực tế
=> vậy theo em ai đưa ra 2 phương pháp này đều là lười àh => vậy những ai lười - BTC àh hay vụ kế toán? .... phương pháp tỷ giá hạch toán dùng khi công ty phát sinh rất nhiều nghiệp vụ liên quan đến chênh lệch tỷ giá(như hãng tàu, đại lý tàu biển ....), để đơn giản thì nên dùng pp tỷ giá hạch toán. Ngược lại nếu mỗi tháng chỉ đụng vài chục nghiệp vụ (nói chung là ít) thì nên dùng tỷ giá thực tế - và hiện tại hầu như rất ít người dùng theo pp tỷ gia 1 hạch toán!!
:k4929481:


Nếu theo tỷ giá hạch toán thì tất nhiên là đc rồi. Nhưng anh mày muốn theo tỷ giá thực tế nhưng ko đánh giá ngay chênh lệch từng lần mà để cuối tháng làm 1 phát cho nhanh.

Nếu Ku Mèo dùng tỷ giá thực tế thì ko được làm như vậy!!
Ghi nhận vào 635 - 515 khi phát sinh chênh lệch đã thực hiện & khi phát sinh chênh lệch chưa thực hiện thì đưa qua 413 trước sau mới đưa qua 515,635!!
:liengdep:
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá hạch tóan với tỷ giá thực tế để ghi sổ thực chất chỉ là :
-Phát sinh nghiệp vụ ngoại tệ-tỷ giá hạch tóan, quy về một tỷ giá để hạch tóan.
-Phát sinh nghiệp vụ ngoài tệ -tỷ giá thực tế.
Không liên quan đến topic.
-Cuối năm phải đánh giá.
-Khi phát sinh phải hạch tóan chênh lệch tại thời điểm.
-ký kế tóan để đánh giá các khỏan có nguồn gốc ngoại tệ .

Chú coi lại cái bài đầu của Topic Cattien có đề cập đến sử dụng tỷ giá hạch toán hay tỷ giá thực tế đâu? => cần biết sử dụng phương pháp nào thì mới có câu trả lời thòa đáng được - nếu như cat nói dùng tỷ giá thực tế thì làm như Ku Cat là không được, còn nếu cty đó dùng tỷ giá hạch toán thì ok :k4929481:
+ Các bài viết của tớ ý là tớ cóc khoái cuối năm mà là cuối tháng đánh giá lại thì sao?

=> Vậy nó có liên quan đến Topic ko :k4929481:
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Cty mình là cty xuất khẩu, thường xuyên nhận ngoại tệ (USD) và bán USD lấy VND. Nhưng do thường xuyên bán USD nên phải hạch toán chênh lệch tỷ giá mỗi lần bán (chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá xuất USD), giờ mình muốn cho đơn giản thì mỗi lần bán USD mình ko hạch toán khoản chênh lệch này, tới cuối tháng mình đánh giá chênh lệch theo tỷ giá cuối tháng rồi hạch toán 1 lần. các pác thấy như vậy có đc ko nhỉ?

vậy thì ko ổn rồi, chênh lệch theo tỷ giá cuối tháng chắc chắn khác với chênh lệch thực tế, mà công ty anh lại thường xuyên giao dịch bằng usd do đó chênh lệch sổ sách là rất lớn. em nghĩ anh " lười" thì chỉ còn cách là khi bán usd thu tiền về thì chỉ ghi Nợ 1111,1121: số tiền thu về, còn tk 413,tk1112 thì tạm để trống, lúc nào ko ngại thì tính toán mà điền vô thôi:k4929481: . mà bây h dùng phần mềm và excel em thấy cũng nhanh mà :odau:
 
Ðề: Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Mãi mới gặp topic này thế mà em cứ tìm mãi.
Em cũng rất thắc mắc về chênh lệch tỷ giá này nhưng của em cũng hơi khác của anh cattien môt xíu;
VD: ngày nào cũng xuất hàng với tỉ giá thay đổi liên tục theo ngày coi như số dư đầu kỳ =0
3/3/11: bán hàng dthu:23.450$ tỷ giá 20.880
4/3/11: bán hàng dthu:21.000$ tỷ giá 20.890
5/3/11: bán hàng dthu:54.250$ tỷ giá 20.850
6/3/11: bán hàng dthu:26.420$ tỷ giá 20.820
7/3/11: NH báo có:50.000 trong tài khoản do khách hàng trả(TG:20.800)
8/3/11: bán hàng dthu:12.420$ tỷ giá 20.890
9/3/11: NH báo có:100.000$ trong tài khoản do khách hàng trả (TG:20.900) ( Hích trả trước)
15/3/11:bán hàng dthu:75.420$ tỷ giá 20.880
Đây là trích 1 phần rất nhỏ trong công ty của em. có tới 23 khách hàng kiểu này. và phát sinh số tiền chênh liên tục khi khách hàng trả.
Anh chị cho em biết nên làm thế nào với 635 và 515. Tính từng món một theo thực tế thế này thì chết em.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top