Ðề: Chán...tủi thưn...mọi ng vào động viên cho mình có thêm tinh thần nào
Nếu không là sếp, cuộc đời ta sẽ có khả năng gặp những vị sếp chẳng hay ho chút nào. Nó giúp ta có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, nhưng đôi khi cũng cản bước tiến chân ta. Họ có tiền và có quyền ta phải hiểu điều đó... cuối cùng đặng chằng đừng thì CHIA TAY cũng là phương án tốt
Kiểu sếp bảo thủ và tự cao Đây là kiểu sếp luôn tự cho mình là... vua. Sếp luôn nghĩ rằng mình là người có quyền nhất, thông minh nhất, hành động đúng nhất. Nhìn chung, cái gì sếp cũng cho rằng mình “vô địch” và không chấp nhận bất kì ý kiến nào của người khác. Thậm chí, nếu ai “chống đối”, sếp sẵn sàng trừng phạt thẳng tay. Gặp kiểu “tướng” như thế, nếu bạn được lòng sếp thì không sao. Nếu làm sếp “gai mắt”, bạn sẽ chẳng bao giờ được đưa ra ý kiến trong công việc hay tài năng của bạn cũng sẽ bị “vùi dập” chẳng nguyên do.
Kiểu sếp dốt Nhiều sếp ngày nay không chỉ bảo thủ mà còn vô cùng dốt. Dốt ở đây không chỉ là kĩ năng chuyên môn mà còn về công nghệ. Chuyện này phổ biến nhất với các vị sếp già cổ hủ. Bởi họ luôn cho rằng mình đúng, không cần học những thứ “vớ vẩn” của giới trẻ vẫn làm được. Thế nên, đôi khi những việc đơn giản cần thiết như: làm văn bản, chỉnh sửa tính toán trên máy, check mail... sếp cũng chẳng thể làm. Gặp kiểu sếp chậm tiến này, công việc của bạn cũng chẳng thể suôn sẻ được. Kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thu nhặt được từ sếp chắc chắn cũng sẽ là con số không.
Kiểu sếp không có quan điểm Ai nói gì sếp cũng gật gù bảo đúng. Sếp thường lựa chọn kiểu A cũng được mà B cũng chẳng sao. Những công việc mang tính chất quyết định sếp thường trốn tránh để... khỏi sai. Đó là kiểu sếp làm việc không có quan điểm riêng của mình. Đôi khi, sếp còn tỏ ra nhu nhược, sợ mất lòng người này, người kia, nên hủy bỏ các quyết định hay những đề nghị hấp dẫn. Gặp kiểu sếp này, nếu nhân viên không có tính tự quyết, chỉ chờ đợi sếp thì công việc khó lòng mà tiến triển.
Kiểu sếp luôn không hài lòng với nhân viên Sếp luôn đặt ra những tiêu chuẩn cực kì cao và bảo đảm rằng chẳng dễ gì hoàn thành. Ấy thế mà, đến khi đạt được, sếp cũng không tỏ ý hài lòng hay thỏa mãn. Sếp lúc nào cũng muốn thêm nữa, thêm nữa và không bao giờ suy nghĩ thiệt hư, chỉ muốn vơ vét thật nhiều và tiêu chuẩn thật cao. Nói thẳng ra, như kiểu ít tiền nhưng mua đồ ăn phải... thượng hảo hạng. Kiểu sếp này làm cho nhân viên vô cùng nản lòng. Thậm chí, những nhân viên có tự tin mấy về bản thân, cũng sẽ mau chóng buông xuôi vì cố gắng mãi, cũng chẳng thể khiến sếp thôi đòi hỏi. Kiểu sếp luôn giành công lao về mình Dù từ A đến Z sếp chẳng mó tay vào, tất cả đều do nhân viên thực hiện, thế nhưng khi thành công, sếp vơ vét hết công lao về mình. Không chỉ thế, kiểu sếp này thường bất lực, kém chuyên môn và luôn cố chứng tỏ khả năng của mình bằng cách bóc lột và vơ vét sự cố gắng của người khác. Sếp như vậy, khiến cho nhân viên của mình chẳng bao giờ tiến xa được, bởi đã bất tài, lại chỉ thích dành công lao.
Không quan tâm đến công việc Công việc sếp chẳng màng quan tâm, chỉ bỏ tiền vào và yêu cầu nhân viên những tiêu chuẩn cao ngút. Thậm chí, sếp cũng chẳng biết công việc ra sao, tiến triển hay trở ngại như thế nào. Tất nhiên, trong các cuộc họp thì sếp cũng không có mặt. Lúc nào lí do sếp không đến công ty cũng chỉ là do bận vui chơi. Điều duy nhất làm sếp hứng thú là những cuộc chơi ngoài công việc hay món lợi nhuận do nhân viên đem về. Gặp kiểu sếp này nhiều nhân viên sẽ chán nản đến mức muốn bỏ, bởi tiếp tục làm việc với sếp như vậy sẽ chẳng đến đâu.
Chẳng thèm biết nhân viên của mình ra sao Điều sếp quan tâm là bóc lột hết sức lao động của nhân viên. Sếp luôn vắt kiệt lợi nhuận và sức lực của người khác mà chẳng thèm ngó xem họ ra sao sau đó.Nhiều nhân viên sếp còn không thuộc mặt, bởi sếp cho rằng chỉ cần chỉ tay năm ngón còn lại không quan tâm. Kiểu sếp này cũng khiến nhân viên chán nản, bởi sếp chẳng bao giờ biết cách động viên tinh thần làm việc, hay quan tâm đến đời sống của nhân viên mình.