Thường vào khoảng tháng giêng, tháng hai là bệnh viện tôi lại đón những sinh viên các trường lân cận về thực tập. Bao giờ tôi cũng được giao một vài sinh viên để hướng dẫn vì tôi là một y tá lâu năm trong nghề.
Gặp Thoại lần đầu tiên tôi đã có cảm tình ngay. Tôi hỏi: "Sao em không làm làm nghề gì mà đi cọn cái nghề y tá chi cho cơ cực?".
Thoại nói: "Em mới qua được mấy năm. Phải học nghề gì sớm có việc làm. Ba má em còn dưới quê chị ạ". Tôi hỏi: "Ở Việt Nam em làm gì?". Thoại kể: "Em ra bác sĩ ở Đại học Y khoa, nhưng không có việc làm. Những bệnh viện lớn ở tỉnh đủ người rồi. Em đi làm Y tế học đường được mấy tháng, nhưng chán lắm. Em ở nhà lấy vợ". Tôi thắc mắc: "Không lẽ các bác sĩ ra trường như em không tìm được việc làm gì đúng với khả năng chuyên môn của mình hay sao?".
Thoại nhăn mặt: "Thiệt ra thì cũng có, nhưng phải về xã, về huyện...". "Vậy em không về xã, về huyện sao?" - tôi cố hỏi. Thoại thở dài: "Chị ơi, về xã, về huyện thì lấy gì ăn?".
Tôi không hỏi nữa. Câu nói như có cái móc cào vào vết đau đã nằm sẵn trong tim. Năm mười tám tuổi, tôi thi rớt Đại học Y khoa và được nhận vào trường Trung học Y tế thành phố. Cùng lớp với tôi có Hoàng, cũng là bạn trong xóm. Bác Hanh - ba Hoàng - chuyên vá xe đạp nên Hoàng cũng kiêm luôn nghề ấy. Cái tên Hoàng "lốp xe" cũng từ đó mà ra.
Nhà Hoàng đến chín anh em. Ngoài Hoàng và thằng Út là con trai, còn khoảng giữa là bảy chị em gái. Hoàng hiền lắm, đôi khi có vẻ ngây ngô. Trong lớp có 28 học sinh thì 26 là nữ rồi. Được vài tuần thì anh chàng nam sinh thứ hai kia trốn biệt, còn lại mình Hoàng giữa đám con gái và chỉ biết cười cho qua chuyện khi có ai chọc ghẹo. Có lẽ nhờ ở trong gia đình có quá nhiều con gái nên Hoàng chẳng lấy gì làm khó chịu. Anh cứ tỉnh bơ trong khi bọn con gái chúng tôi cảm thấy mất tự nhiên, nhất là khi học về cơ thể phụ nữ. Cái tên Hoàng "lốp xe" được đổi thành Hoàng "nữ hộ sinh". Tôi thấy anh không phàn nàn gì về cái tên mới này. Anh lạc quan và tin tưởng ở nghề nghiệp của mình.
Gặp Thoại lần đầu tiên tôi đã có cảm tình ngay. Tôi hỏi: "Sao em không làm làm nghề gì mà đi cọn cái nghề y tá chi cho cơ cực?".
Thoại nói: "Em mới qua được mấy năm. Phải học nghề gì sớm có việc làm. Ba má em còn dưới quê chị ạ". Tôi hỏi: "Ở Việt Nam em làm gì?". Thoại kể: "Em ra bác sĩ ở Đại học Y khoa, nhưng không có việc làm. Những bệnh viện lớn ở tỉnh đủ người rồi. Em đi làm Y tế học đường được mấy tháng, nhưng chán lắm. Em ở nhà lấy vợ". Tôi thắc mắc: "Không lẽ các bác sĩ ra trường như em không tìm được việc làm gì đúng với khả năng chuyên môn của mình hay sao?".
Thoại nhăn mặt: "Thiệt ra thì cũng có, nhưng phải về xã, về huyện...". "Vậy em không về xã, về huyện sao?" - tôi cố hỏi. Thoại thở dài: "Chị ơi, về xã, về huyện thì lấy gì ăn?".
Tôi không hỏi nữa. Câu nói như có cái móc cào vào vết đau đã nằm sẵn trong tim. Năm mười tám tuổi, tôi thi rớt Đại học Y khoa và được nhận vào trường Trung học Y tế thành phố. Cùng lớp với tôi có Hoàng, cũng là bạn trong xóm. Bác Hanh - ba Hoàng - chuyên vá xe đạp nên Hoàng cũng kiêm luôn nghề ấy. Cái tên Hoàng "lốp xe" cũng từ đó mà ra.
Nhà Hoàng đến chín anh em. Ngoài Hoàng và thằng Út là con trai, còn khoảng giữa là bảy chị em gái. Hoàng hiền lắm, đôi khi có vẻ ngây ngô. Trong lớp có 28 học sinh thì 26 là nữ rồi. Được vài tuần thì anh chàng nam sinh thứ hai kia trốn biệt, còn lại mình Hoàng giữa đám con gái và chỉ biết cười cho qua chuyện khi có ai chọc ghẹo. Có lẽ nhờ ở trong gia đình có quá nhiều con gái nên Hoàng chẳng lấy gì làm khó chịu. Anh cứ tỉnh bơ trong khi bọn con gái chúng tôi cảm thấy mất tự nhiên, nhất là khi học về cơ thể phụ nữ. Cái tên Hoàng "lốp xe" được đổi thành Hoàng "nữ hộ sinh". Tôi thấy anh không phàn nàn gì về cái tên mới này. Anh lạc quan và tin tưởng ở nghề nghiệp của mình.