Gặp lại anh bạn là một doanh nhân khá có tiếng tại Tp.HCM trong lĩnh vực hàng nông sản. Anh chia sẻ về "cú xoay" ngoạn mục đã đưa công ty thoát khỏi giai đoạn khó khăn. Anh nói: "Trong lúc công ty rơi vào giai đoạn khó khăn, anh đã chuyển tất cả định phí về biến phí". Trong bài viết này, Simon muốn cùng các bạn phân tích "bí kíp" đơn giản của vị doanh nhân kia
Kết cấu chi phí là gì?
Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến, chi phí bất biến chiếm trong tổng số chi phí.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng phân tích 2 công ty sau nhé
Theo ví dụ này, hiện tại lợi nhuận thu được của hai công ty bằng nhau, nhưng vấn đề cần xem xét ở đây là tốc độ phát triển trong tương lai. Ta phân tích về kết cấu chi phí:
Ở bài sau, mình sẽ chia sẻ các case study của sự chuyển dịch biến phí -> định phí và ngược lại. Nếu cần trao đổi gì thì các bạn comment bên dưới nhé
Nguồn: Simon Dân Kế Toán - Ghi rõ nguồn khi copy bài
Tài liệu tham khảo: Sách Kế Toán Quản Trị - TS. Nguyễn Thị Minh Tâm
Kết cấu chi phí là gì?
Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến, chi phí bất biến chiếm trong tổng số chi phí.
- Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn; nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng, giảm nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thường là những công ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi thì tốc độ phát triển sẽ nhanh. Ngược lại, nếu gặp rủi ro - doanh thu giảm thì lợi nhuận cũng giảm rất nhanh;hoặc sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được thì sự phá sản cũng xẩy ra rất nhanh chóng.
- Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí thấp; nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận sẽ tăng, giảm ít hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ thường là những công ty có mức đầu tư thấp, vì vậy tốc độ phát triển chậm. Nhưng, nếu gặp rủi ro - sản phẩm sản xuất ra mà không tiêu thụ được chẳng hạn thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng phân tích 2 công ty sau nhé
Theo ví dụ này, hiện tại lợi nhuận thu được của hai công ty bằng nhau, nhưng vấn đề cần xem xét ở đây là tốc độ phát triển trong tương lai. Ta phân tích về kết cấu chi phí:
- Công ty X có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn ( 60/ 90 = 67%), chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 33%) và do đó tỷ lệ số dư đảm phí cũng lớn.
- Công ty Y thì ng-ợc lại: chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ ( 20/ 90 = 22%), chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn ( khoảng 78%) và do đó tỷ trọng số dư đảm phí cũng nhỏ.
- Lợi nhuận công ty X tăng lên: 30.000 x 70% = 21.000 và lợi nhuận của công ty X lúc này là: 10.000 = 21.000 = 31.000. Vì vậy, tốc độ phát triển của công ty X rất nhanh.
- Lợi nhuận công ty Y tăng thêm: 30.000 x 30% = 9.000 và lợi nhuận của công ty Y lúc này chỉ là: 10.000 + 9.000 = 19.000. Vì vậy, tốc độ phát triển của công ty Y sẽ chậm hơn.
- Lợi nhuận công ty X bị giảm đi: 25.000 x 70% = 17.500 và lợi nhuận của công ty X lúc này là: 10.000 - 17.500= - 7.500, tức là bị lỗ 7.500. Điều này cho thấy nếu vì một lý do nào đó mà doanh thu của công ty 202 này bị giảm đi thì lợi nhuận của công ty cũng bị giảm sút rất nhanh và sự thiệt hại nhiều hơn.
- Lợi nhuận công ty Y bị giảm là: 25.000 x 30% = 7.500 và lợi nhuận của công ty Y lúc này là: 10.000 - 7.500 = 2.500. Điều này cho thấy nếu vì một lý do nào đó mà doanh thu của công tynày giảm đi thì lợi nhuận của công ty cũng bị giảm nh-ng tốc độ giảm sẽ chậm hơn, mức độ thiệt hại ít hơn.
Ở bài sau, mình sẽ chia sẻ các case study của sự chuyển dịch biến phí -> định phí và ngược lại. Nếu cần trao đổi gì thì các bạn comment bên dưới nhé
Nguồn: Simon Dân Kế Toán - Ghi rõ nguồn khi copy bài
Tài liệu tham khảo: Sách Kế Toán Quản Trị - TS. Nguyễn Thị Minh Tâm