Sinh viên mới ra trường ít có kinh nghiệm công tác. Vì vậy, phỏng vấn cũng chứa đựng những nét riêng. Thực tế, với loại đối tượng này, nhà tuyển dụng hay đặt ra một số câu hỏi:
1. Bạn muốn tìm công việc lâu dài hay tạm thời?
Người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem bạn có thực sự yêu thích công việc đó không. Cần phải giải thích tại sao bạn cần công việc ấy.
2. Bạn đã tìm được việc làm trong thời gian nghỉ hè như thế nào?
Nhà tuyển dụng thích sinh viên mới tốt nghiệp đã có kinh nghiệm, vì vậy, cách trả lời của bạn phải thể hiện được tính chủ động, ý thức sáng tạo và linh hoạt.
3. Bạn đã học được những gì ở trường để có thể vận dụng vào thực tế?
Hãy giải thích với nhà tuyển dụng rằng bạn đã rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm từ sách vở, báo chí và thực tế công việc.
4. Nhà tuyển dụng có cần xem xét bảng điểm của người xin việc hay không?
Nếu kết quả học tập tốt, hãy trả lời có, còn nếu bảng điểm ở mức độ trung bình, bạn nên gợi ý nhà tuyển dụng xét thêm những yếu tố khác như: Thái độ, năng lực và khả năng nắm bắt công việc thực tế.
5. Chúng tôi đã từng tuyển người học cùng trường với bạn, nhưng họ làm việc không hiệu quả, bạn khác gì họ?
Có thể hỏi nhà tuyển dụng đã xảy ra chuyện gì với những người đến làm việc trước bạn, để biết nguyên nhân và chứng tỏ bạn có những điểm không giống người đó. (Theo LĐ)
1. Bạn muốn tìm công việc lâu dài hay tạm thời?
Người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem bạn có thực sự yêu thích công việc đó không. Cần phải giải thích tại sao bạn cần công việc ấy.
2. Bạn đã tìm được việc làm trong thời gian nghỉ hè như thế nào?
Nhà tuyển dụng thích sinh viên mới tốt nghiệp đã có kinh nghiệm, vì vậy, cách trả lời của bạn phải thể hiện được tính chủ động, ý thức sáng tạo và linh hoạt.
3. Bạn đã học được những gì ở trường để có thể vận dụng vào thực tế?
Hãy giải thích với nhà tuyển dụng rằng bạn đã rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm từ sách vở, báo chí và thực tế công việc.
4. Nhà tuyển dụng có cần xem xét bảng điểm của người xin việc hay không?
Nếu kết quả học tập tốt, hãy trả lời có, còn nếu bảng điểm ở mức độ trung bình, bạn nên gợi ý nhà tuyển dụng xét thêm những yếu tố khác như: Thái độ, năng lực và khả năng nắm bắt công việc thực tế.
5. Chúng tôi đã từng tuyển người học cùng trường với bạn, nhưng họ làm việc không hiệu quả, bạn khác gì họ?
Có thể hỏi nhà tuyển dụng đã xảy ra chuyện gì với những người đến làm việc trước bạn, để biết nguyên nhân và chứng tỏ bạn có những điểm không giống người đó. (Theo LĐ)