Ðề: Cảnh giác - Thủ đoạn viết hóa đơn
2 cái công văn này không có giá trị pháp lý.
Kế tiếp pepsi đã lạc đề câu hỏi của Nhuthao.
Công văn thì
vẫn có giá trị pháp lý chứ BẢO ĐỨC
không có giá trị người ta ban hành ra để làm gì. Công văn chỉ không được xem là loại văn bản nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mà thôi. Về nguyên tắc Công văn không được chứa đựng quy phạm pháp luật ( Quy tắc xử sự chung), nó chỉ là văn bản áp dụng pháp luật cá biệt.
Tuy nhiên đó là " Luật trên giấy", còn trong thực tế Cơ quan Thuế vẫn sử dụng công văn làm căn cứ pháp lý hà rầm! Chắc King Tiger cũng thấy loại văn bản này nhiều rồi đúng không! Thực ra 2 công văn trên đã được update bằng CV 4215/TCT-PCCS ngày 18 tháng 11 năm 2005 mà
công văn này lại chứa đựng quy phạm pháp luật, áp dụng cho Toàn ngành thuế.
Nói về việc có thể xử phạt hành chính hành vi mua hóa đơn của 1 đơn vị, nhưng sau đó bên bán tự sửa chữa hóa đơn với giá trị thấp hơn để trốn thuế, thì theo ý kiến cá nhân mình
LÀ KHÔNG THỂ XỬ PHẠT HOẶC CHẾ TÀI ĐƠN VỊ MUA bởi những lý do sau đây:
-
Về nguyên tắc xử phạt trong hành chính hay trong Hình sự đều phải thỏa mãn
đồng thờicác yếu tố sau:
1. Có hành vi trái pháp luật (hành vi trái pháp luật khác với hành vi vi phạm pháp luật)
2. Có yếu tố LỖI ( có thể là Lỗi cố ý hoặc vô ý). Lỗi là thể hiện mặt nhận thức chủ quan đối với hành vi một cách trái pháp luật.
3. Chủ thể bị xử phạt phải có năng lực hành vi đủ để xử phạt theo quy định pháp luật.(Đủ tuổi/ tồn tại hợp pháp)
Đối với chiếu trường hợp của câu hỏi, thì đơn vị mua :
-
KHÔNG CÓ HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT NÀO CẢ. ( mua hàng lấy hóa đơn đâu có trái pháp luật).
-
KHÔNG CÓ YẾU TỐ LỖI DÙ LÀ CỐ Ý HAY VÔ Ý( Đơn vị mua không có ý thức nào về việc đơn vị bán gian dối, sửa hóa đơn cả).
Làm gì có chuyện NGƯỜI NÀY LÀM SAI NGƯỜI KHÁC PHẢI CHỊU HẬU QUẢ,
Xử phạt như vậy nhằm mục đích răn đe, giáo dục gì.! ( Sai lầm về đối tượng)
Nói dông dài về mặt lý luận một chút, bây giờ để giải quyết điểm này mình sẽ đưa ra cơ sở pháp lý để mọi người cùng tham khảo.
Điều 3.6
Pháp lệnh xử lý hành chính 2002 quy định:
Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng,
SỰ KIỆN BẤT NGỜ,hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm MẤT KHẢ NĂNG NHẬN THỨC hoặc khã năng điều khiển hành vi.
Như vậy cho dù có cố gán ghép hành vi mua hàng lấy hóa đơn của bên mua, nhưng sau đó bên bán tự sửa hóa đơn lưu của họ để trốn thuế, thì bên MUA cũng không thể bị xử phạt về việc này được vì đây chính là SỰ KIỆN BẤT NGỜ mà bên mua không thể nào biết,buộc phải biết hoặc kiểm soát được.
Hiện nay đã có quy định cơ quan thuế mà áp dụng pháp luật sai, làm doanh nghiệp bị thiệt hại thì viên chức, cơ quan thuế đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.