(Cần gấp) Hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM

zhaoyunll

New Member
Hội viên mới
Hiện tại e đang làm đề tài môn học kiểm toán. Em chọn đề tài tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM ai có kinh nghiệm co thể tư vấn cho em về đề tài này thì mình cần phải tìm hiểu về những gì không?
:chetne::chetne::chetne::chetne::chetne::chetne::chetne:
 
Ðề: (Cần gấp) Hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐÃ NÂNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ LÊN ĐÚNG TẦM

Mọi hoạt động của doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế đều phải đối diện và sống chung với rủi ro. Một khi rủi ro không được nhận diện, đánh giá, và xử lý phù hợp, chỉ cần thêm yếu tố thời gian, rủi ro ngay lập tức trở thành sự cố và tùy theo mức độ tác động, có khi chỉ ảnh hưởng đến nội bộ tổ chức, có khi lan truyền và tác động mạnh mẽ đến xã hội. Tại Hoa Kỳ, luật Sarbanes-Oxley ra đời năm 2002 thể hiện sự quan tâm của Chính phủ về việc phải triển khai một phương pháp bài bản, hệ thống để kiểm soát nội bộ hoạt động đối với những tổ chức có mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội. Mặc dù kiểm soát nội bộ khởi nguồn từ đầu thế kỷ 20, nhưng trào lưu triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ tại Hoa kỳ đã khởi sắc từ năm 1992 khi COSO ban hành báo cáo về khung kiểm soát nội bộ.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài. Đây có lẽ là tín hiệu đầu tiên báo hiệu sự khởi sắc của trào lưu “luật hóa” kiểm soát nội bộ tại Việt Nam, và sẽ lan truyền sang các ngành nghề có mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội. Hay nói đúng hơn, Ngân hàng Nhà nước đã nâng kiểm soát nội bộ lên đúng tầm và vai trò của nó.

Văn bản luật và thực tế triển khai tại Việt Nam

Về mặt lý thuyết, việc ban hành văn bản luật quy định các tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài phải triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán nội bộ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, thực tế để triển khai và đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tín dụng và ngân hàng nước ngoài vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ nhất, 9 yêu cầu và nguyên tắc của hệ thống kiểm soát nội bộ trong điều 4 của thông tư mang tính cơ bản và bắt buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên, để triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả, các tổ chức phải cần xác định cụ thể hơn nữa các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, các chi tiết cụ thể của thành phần đó, và chính xác hơn chính là khung kiểm soát nội bộ cần thiết để đánh giá mức độ trưởng thành của hệ thống. Việc xác định bộ khung kiểm soát nội bộ phù hợp sẽ giúp các tổ chức có thể đánh giá mức độ trưởng thành hiện tại của hệ thống và định hướng chiến lược để cải tiến và hoàn thiện.
Thứ hai, kiểm soát nội bộ là một hệ thống được tích hợp vào trong hoạt động của tổ chức, có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động hàng ngày của tổ chức. Chính vì thế, hiệu quả của hệ thống cần được cân nhắc và cần những cách thức tổ chức, phương pháp và công cụ phù hợp. Tuy nhiên, đây chính là khó khăn lớn nhất của các tổ chức khi triển khai. Có thể nói việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ không phải là việc của một cá nhân có thể làm được, đó cần phương pháp mang tính hệ thống và tương tác với nhiều bên liên quan. Nếu cách tổ chức theo kinh nghiệm cá nhân hoặc tự phát sẽ khó có thể đạt được mục tiêu mong muốn. Hoặc cách tổ chức không phù hợp sẽ tạo tâm lý “chống đối” và “phòng thủ” ngay trong tổ chức dẫn đến hạn chế khả năng phát hiện rủi ro, kiểm soát, và cải tiến trong tổ chức.
Thứ ba, mỗi tổ chức đều đối diện với những rủi ro khác nhau, với những mức độ và bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau tùy vào năng lực, hoàn cảnh, và thực tế của tổ chức. Hay nói chính xác hơn, mỗi tổ chức sẽ phải đối diện với “tập nguyên nhân của chính mình”. Tuy nhiên, bằng cách nào để phát hiện ra “tập nguyên nhân của chính mình” là một việc khó. Các tổ chức thường sử dụng các rủi ro tham khảo và quy định chung chung cho mọi tổ chức. Điều này có nghĩa chúng ta đang xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để kiểm soát việc tham khảo và quy định chung chung và kết cục dẫn đến thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ là việc của hệ thống kiểm soát nội bộ, thực tế vẫn là thực tế.

Giải pháp nào cho bài toán xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

Phải nói rằng, việc xác định hệ thống kiểm soát nội bộ là gì, phương pháp tiến hành xây dựng ra sao là bài toán đã được các nền kinh tế phát triển giải được trong nhiều năm trước đây và đã hệ thống thành những chuẩn mực được công nhận toàn cầu. Việc áp dụng các chuẩn mực đã được quốc tế công nhận sẽ đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả trong quá trình thực hiện. Năm 1992, COSO ban hành báo cáo về khung kiểm soát nội bộ và trở thành viên gạch đầu tiên làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống.
Trên nền tảng chuẩn COSO, Viện Kiểm Soát Nội Bộ ICI ra đời và hệ thống lại, phát triển thành những công cụ, phương pháp cụ thể, tạo nên những phương tiện hiệu quả cho việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. Tại Việt Nam, Viện FMIT được sự tín nhiệm và hợp tác từ Viện ICI để triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ. Chương trình bao gồm những khái niệm, thành phần cần thiết của kiểm soát nội bộ, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo chuẩn mực quốc tế, các biểu mẫu được dùng trong quá trình thực hiện hệ thống và phương pháp đánh giá mức độ trưởng thành của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Với thực tiễn hệ thống kiểm soát nội bộ vẫn còn mơ hồ, được hiểu và hiện thực khác nhau ở mỗi tổ chức, việc tìm hiểu phương pháp mang tính chuẩn mực đã được áp dụng thành công bởi các tập đoàn trên thế giới hoặc các nền kinh tế phát triển sẽ mang lại giá trị và hướng đi rõ ràng hơn cho tổ chức. Động thái này sẽ giúp các tổ chức tín dụng tại Việt Nam tiết kiệm hơn thời gian, chi phí và quan trọng chính là nâng cao sự phù hợp của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm tăng hiệu quả quản lý của tổ chức là điều quan trọng nhất, đồng thời làm hài lòng pháp luật và nâng cao uy tín với xã hội bằng việc tuân thủ yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

TS. Quang Tùng Minh – Viện FMIT
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top