Cách xử lý ba kịch bản khi đàm phán lương với ứng viên

Sinh.pham27

Member
Hội viên mới
Nếu bạn là nhà tuyển dụng, đã bao giờ bạn rơi vào tình cảnh căng thẳng và khó khăn khi đến phần đàm phán lương với ứng viên? Hãy cùng xem cách xử lý khi gặp 3 trường hợp sau:

1. Ứng viên không muốn nói đến tiền bạc
Nếu bạn phải đối mặt với ứng viên ngại ngần nói về tiền bạc, bạn hãy gợi ý ứng viên này lý do tại sao bạn nói về vấn đề này:” Tôi rất mong có thể hiểu rõ hơn về mức lương có thể quyết định bạn gia nhập vào công ty chúng tôi?” . Nếu điều này vẫn không khiến ứng viên thay đổi, bạn hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện thay vì thảo luận. Giả sử, bạn phỏng vấn một ứng viên cho ngành công nghiệp cao. Thay vì hỏi về mức lương trước đây của họ hoặc kỳ vọng hiện tại, hãy nói một câu chuyện chung chung về ngành của họ. “ Tôi đọc bài báo nói về các nhân tài trong lĩnh vực này đang khó tìm, và mức giá đang được đẩy lên, bạn nghĩ sao về điều đó?”

Một khi cuộc thảo luận không còn nói về tình hình tiền lương của ứng viên, họ sẽ sẵn sàng để nói chuyện hơn.

upload_2018-8-26_23-7-34.jpeg

Đàm phán lương trong phỏng vấn cần sự tế nhị và khéo léo của chuyên viên tuyển dụng
2. Khi bạn phải đàm phán mức giá dưới giá thị trường
Khi bạn bị đưa ra một “nhiệm vụ bất khả thi” như trường hợp này, lo lắng là điều dĩ nhiên. Giải pháp của bạn lúc này là : Trước hết hãy xác định ứng viên bạn cho là phù hợp với công ty và cố gắng tìm hiểu nhiều nhất có thể về họ. Trong những cuộc nói chuyện với họ hãy tìm hiểu xem thứ gì quan trọng hơn cả tiền lương? Có thể nhu cầu của họ là được đi muộn hơn và về sớm hơn để chăm lo gia đình hay thủ tục nghỉ phép được linh động để chăm con ốm khi đột xuất. Khi tìm ra được vấn đề họ đang thiếu, bạn có thể sáng tạo ra những thứ khác bạn có thể cung cấp cho ứng viên ngoài tiền lương

upload_2018-8-26_23-7-35.jpeg

Cần bình tĩnh xử trí với những ứng viên đưa ra những mức lương quá mức thực tế
3. Ứng viên mong muốn một mức lương không thực tế
Bạn biết mức lương ứng viên đưa ra là quá cao so với thị trường, lúc đó hãy xoay chuyển tình thế bằng những câu hỏi:
“Hãy giúp tôi biết nơi bạn nghĩ sẽ trả mức lương đó?”
“ Tôi rất muốn hiểu những gì bạn đã nghiên cứu để đưa ra mức lương đó?”

Và sau đó, bạn chỉ cần im lặng và chờ đợi câu trả lời tự ứng viên. Phần nhiều ứng viên sẽ có một vài câu trả lời hơi điên khùng. Và lúc này bạn có thể quay về với mức tiền thực tế đúng.

Đàm phán lương thường là bước cuối cùng trong một buổi phỏng vấn, là một trong những nội dung mà cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều quan tâm. Đàm phán lương hiệu quả là một nghệ thuật mà nhà tuyển dụng cần khôn khéo và tế nhị khi xử lý để không vuột mất những ứng viên tiềm năng mà vẫn đảm bảo hợp lý với mức lương doanh nghiệp có thể chi trả cho vị trí đó.

Nguồn: nicvn.com
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top