Cách viết hóa đơn

Tortoise

New Member
Hội viên mới
Các ACE nhà kế cho mình hỏi vấn đề sau:
Cty mình có xuất bán hệ thống máy ABC cho mình hỏi mình xuất hóa đơn cách nào sẽ đúng trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hóa đơn 0000001 với nội dung:
1. Máy ABC
1.1 ....
1.2 ....
1.3 ....
(hết dòng nội dung để xuất tiếp)
sang hóa đơn 0000002 với nội dung:
tiếp theo Hđ số 0000001
1.4 ....
1.5 ....
(Do 1.1; 1.2; 1.3 có số lượng, đơn giá, thành tiền khác nhau) nên phần cộng thành tiền + thuế suất GTGT + tiền thuế GTGT + Tồng cộng thành tiền của HĐ 0000001 mình để trống không ghi
Sang HĐ 0000002 các mục phần cộng thành tiền + thuế suất GTGT + tiền thuế GTGT + Tồng cộng thành tiền mình cộng lại của 2 hóa đơn 0000001+0000002.

Trường hợp 2: tách riêng biệt 2 hóa đơn 0000001 và 0000002 ra .

Nhờ ACE góp ý dùm mình. Cảm ơn.
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

bạn phải tách riêng 2 hóa đơn ra chứ . ko có chuyện viết hóa đơn 1 ko hết mà ko cộng tổng lại rồi chuyển sang hóa đơn 2 ghi tiếp rồi mới cộng lại . như thế là sai quy tắc viết hd.
còn nếu cái máy đó mà là máy to các cái kia chỉ là dụng cụ đi kèm thì bạn chỉ cân viết cái tên chính là okie mà , ko cần kê chi tiết ra làm giề cả .
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách viết hóa đơn

bạn phải tách riêng 2 hóa đơn ra chứ . ko có chuyện viết hóa đơn 1 ko hết mà ko cộng tổng lại rồi chuyển sang hóa đơn 2 ghi tiếp rồi mới cộng lại . như thế là sai quy tắc viết hd.
còn nếu cái máy đó mà là máy to các cái kia chỉ là dụng cụ đi kèm thì bạn chỉ cân viết cái tên chính là okie mà , ko cần kê chi tiết ra làm giề cả .

Tor cũng định xuất theo trường hợp 2 nhưng cô Ktt bên Tor yêu cầu tor xuất theo trường hợp 1 nên mình muốn tham khảo theo ý kiến của mọi người trường hợp nào là đúng hay cả 2 điều đúng .
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

Các ACE nhà kế cho mình hỏi vấn đề sau:
Cty mình có xuất bán hệ thống máy ABC cho mình hỏi mình xuất hóa đơn cách nào sẽ đúng trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hóa đơn 0000001 với nội dung:
1. Máy ABC
1.1 ....
1.2 ....
1.3 ....
(hết dòng nội dung để xuất tiếp)
sang hóa đơn 0000002 với nội dung:
tiếp theo Hđ số 0000001
1.4 ....
1.5 ....
(Do 1.1; 1.2; 1.3 có số lượng, đơn giá, thành tiền khác nhau) nên phần cộng thành tiền + thuế suất GTGT + tiền thuế GTGT + Tồng cộng thành tiền của HĐ 0000001 mình để trống không ghi
Sang HĐ 0000002 các mục phần cộng thành tiền + thuế suất GTGT + tiền thuế GTGT + Tồng cộng thành tiền mình cộng lại của 2 hóa đơn 0000001+0000002.

Trường hợp 2: tách riêng biệt 2 hóa đơn 0000001 và 0000002 ra .

Nhờ ACE góp ý dùm mình. Cảm ơn.

Theo mình:
Nếu muốn xuất bán giá 1 bộ máy thì ghi giá của 1 bộ và có kèm theo tờ khi tiết bộ máy đính kèm theo hóa đơn. (Phải ghi rõ trên hóa đơn điều này)
Nếu ghi giá từng bộ phận của máy thì phải tách ra 2 hóa đơn, cộng tiền riêng từng hóa đơn.

Thân!
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

Theo mình:
Nếu muốn xuất bán giá 1 bộ máy thì ghi giá của 1 bộ và có kèm theo tờ khi tiết bộ máy đính kèm theo hóa đơn. (Phải ghi rõ trên hóa đơn điều này)
Nếu ghi giá từng bộ phận của máy thì phải tách ra 2 hóa đơn, cộng tiền riêng từng hóa đơn.

Thân!
vậy nếu không gọi là hệ thống máy abc mà gọi là linh kiện của hệ thống máy abc thì thế nào vậy bạn Trang?
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

theo minh thông thường khi xuất hàng như vậy sẽ có hợp đồng mua bán hàng hóa , vậy trên hóa đơn bạn xuât bạn chỉ việc ghi là : Xuất hàng hóa theo HĐ số ngày tháng năm sau đó ( có bảng kê chi tiết kèm theo) thế vừa gọn mà lại vừa đầy đủ bạn ạ
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

Minh co cung y kien voi ban nganha88. thuong nhung don hang lon vay la co hop dong ne chi can viet theo hop dong so bao nhieu la ok rui.
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

theo minh thi the nay se de hon. ban viet 1 hoa don thoi ghi " ten hang" or " danh muc hang hoa dinh kem ", roi ghi so tien, thanh tien, VAT, tong cong, trong 1 HD thoi, con may cai phan linh tinh kia can chi tiet thi ban lam cho ho 1 bang ke kem theo, bang ke hang hoa nay ban lap thanh 2 ban, 1 giao cho ho, 1 minh giu de lam co so doi chieu, zay thoi, chuc ban thanh cong
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

Thông tư 153/2010/tt-BTC ngày 14/05/2010
Điều 17. Lập hoá đơn khi danh mục hàng hoá, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hoá đơn
Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hoá đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:
1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hoá đơn. Dòng ghi hàng hoá cuối cùng của số hoá đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hoá đầu số hoá đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Các hoá đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hoá đơn này đến hoá đơn khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hoá đơn đầu tiên. Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hoá đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn.
a) Nội dung ghi trên hóa đơn
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
b) Nội dung trên bảng kê
Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.

Sau một thời gian tìm hiểu Tor có đáp án và up lên để chia sẽ.
Cảm ơn vì all các bài viết của các ACE nhà kế
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

Cảm ơn bạn rất nhiều, mình cũng đang mac trong tình huống này.

---------- Post added at 04:32 ---------- Previous post was at 04:30 ----------

Minh làm bên nhà hàng ăn uống, bạn nào có mẫu bảng kê hàng ăn uống kèm với HD GTGT cho minh với!
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

Cảm ơn bạn rất nhiều, mình cũng đang mac trong tình huống này.

---------- Post added at 04:32 ---------- Previous post was at 04:30 ----------

Minh làm bên nhà hàng ăn uống, bạn nào có mẫu bảng kê hàng ăn uống kèm với HD GTGT cho minh với!

Cái này đơn gỉn mà bạn, bạn lập bảng kê mẫu như 1 tờ HD GTGT nếu HD dịch vụ ăn uống bên bạn là HD có VAT
VD như: số thứ tự ->đơn vị tính -> số lượng -> đơn giá -> thành tiền
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

Em chào các ACE ạ! Cho em hỏi khi xuất n hóa đơn liên tiếp cho 1 danh mục hàng hóa dài loằng ngoằng như trường hợp các bác thảo luận như trên thì khi khai thuế vào phần mềm HTKK thì mình khai những hóa đơn này như thế nào? Vì mình không cộng tiền hàng, thuế, thành tiền từng hóa đơn mà chỉ cộng ở hóa đơn cuối cùng mà.
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

Theo mình bạn có thể kê khai thuế theo số hóa đơn cuối cùng, còn mặt hàng kê tên mặt hàng có giá trị lớn hoặc kê chung chung.
Em chào các ACE ạ! Cho em hỏi khi xuất n hóa đơn liên tiếp cho 1 danh mục hàng hóa dài loằng ngoằng như trường hợp các bác thảo luận như trên thì khi khai thuế vào phần mềm HTKK thì mình khai những hóa đơn này như thế nào? Vì mình không cộng tiền hàng, thuế, thành tiền từng hóa đơn mà chỉ cộng ở hóa đơn cuối cùng mà.
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

theo quy định tại TT153
Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hoá đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:
1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hoá đơn. Dòng ghi hàng hoá cuối cùng của số hoá đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hoá đầu số hoá đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Các hoá đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hoá đơn này đến hoá đơn khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hoá đơn đầu tiên. Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hoá đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn.
a) Nội dung ghi trên hóa đơn
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
b) Nội dung trên bảng kê
Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

theo quy định tại TT153
Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hoá đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:
1. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hoá đơn. Dòng ghi hàng hoá cuối cùng của số hoá đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hoá đầu số hoá đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Các hoá đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hoá đơn này đến hoá đơn khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hoá đơn đầu tiên. Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hoá đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

2. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn.
a) Nội dung ghi trên hóa đơn
Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số..., ngày..., tháng.... năm...”. Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
Các tiêu thức khác ghi trên hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
b) Nội dung trên bảng kê
Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp người bán hàng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số... Ngày... tháng.... năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hoá đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.
Cảm ơn bác Phongvan đã trả lời, nhưng ý em hỏi về trường hợp kê khai các hóa đơn này cơ chứ không phải cách ghi! Nếu kê khai theo hóa đơn cuối cùng, bỏ qua 1 vài hóa đơn đằng trước, khi nhìn tổng thể bảng kê có thể nghĩ là những hóa đơn đó bị hủy hoặc bị bỏ sót? hay là mình vẫn khai theo hóa đơn cuối như bạn xxx nói và ghi vào cột ghi chú : từ số hóa đơn xxx đến số hóa đơn yyy???
 
Sửa lần cuối:
Ðề: Cách viết hóa đơn

Kế toán đôi khi gặp nhiều TH nên mình xử lý linh động là đuợc. Trong kê khai thuế VAT ta cần quan tâm đến số tiền thuế, tên người bán, ngày tháng là bao nhiêu, còn cách kê thế nào với TH trên thì mình chưa gặp bao giờ nếu có sai sót thì nó cũng không nghiêm trọng lắm.
 
Ðề: Cách viết hóa đơn

Em hỏi thế vì trong tay em đang cầm hóa đơn đầu vào kiểu thế này, gồm 2 số thôi nhưng đang không biết nên khai theo số nào, ới lên đây nhờ các bác chỉ giúp! cảm ơn các bác đã quan tâm, hihi!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top