CV xin việc là một công cụ vô cùng quan trọng để bạn thể hiện được năng lực của bản thân mình trước nhà tuyển dụng. Đối với CV xin việc cho ngành kế toán cũng không phải ngoại lệ. Vậy thì làm thế nào để bạn có thể tạo được một CV xin việc ấn tượng, thu hút các nhà tuyển dụng trong ngành kế toán đây? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cách viết CV xin việc cho ngành kế toán
1. Thông tin cá nhân
Phần này với mục đích để cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và thông tin liên lạc của bạn là gì:
- Ảnh đại diện
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh
- Số điện thoại
- Địa chỉ
- Email
Những thông tin này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng liên hệ với bạn đi phỏng vấn hoặc thông báo trúng tuyển.
Không nên:
- Lấy ảnh tự sướng hay ảnh không rõ mặt làm ảnh đại diện
- Sử dụng những email thiếu chuyên nghiệp. VD: nhockute@gmail.com,...
- Viết tắt, viết theo kiểu teencode
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Bạn nên đưa vào CV xin việc ngành kế toán mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để nhà tuyển dụng thấy bạn là một người có chiến lược, định hướng thiết thực, rõ ràng.
Mục tiêu ngắn hạn:
Bạn có thể tham khảo phần mô tả công việc của doanh nghiệp mà bạn muốn ứng tuyển để biết được họ có yêu cầu gì đối với ứng viên và đưa ra câu trả lời phù hợp nhất trong CV xin việc ngành kế toán.
Ví dụ: Mô tả công việc của doanh nghiệp là “Nắm vững kiến thức chuyên môn về kế toán kho” thì bạn có thể viết trong phần mục tiêu ngắn hạn là “Mặc dù đã có kiến thức chuyên môn về mảng kế toán kho nhưng trong thời gian tới tôi sẽ học thêm một khóa học bên ngoài để có thể nắm chắc hoàn toàn về lĩnh vực này”.
Mục tiêu dài hạn:
Phần này bạn nên ghi sao cho phù hợp với mục tiêu chung của công ty, hãy thể hiện cho họ thấy bạn muốn gắn bó lâu dài với họ và cùng công ty trải qua từng giai đoạn phát triển. Để được như vậy bạn cần tìm hiểu kỹ về tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng của công ty.
Ví dụ: Trở thành một kế toán trưởng chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài với sự phát triển của công ty và không ngừng trau dồi thêm cho mình nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng chuyên môn.
Không có nhà tuyển dụng nào sẽ khước từ một ứng viên có tinh thần cầu tiến như vậy hết.
>> Tham khảo việc làm kế toán
3. Bằng cấp, trình độ chuyên môn
Hãy liệt kê những kiến thức chuyên môn mà bạn tích lũy được cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của bạn. Thông thường mục này sẽ gồm có chương trình đại học, cao đẳng mà bạn được học. Ngoài ra còn có những khóa học bên ngoài mà bạn từng tham gia.
Ví dụ:
- Bằng đại học chuyên ngành Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Chứng chỉ kế toán trưởng do bộ tài chính cấp
- Chứng chỉ của khóa học kế toán kho
4. Kinh nghiệm làm việc
Bạn có biết rằng kinh nghiệm việc làm là phần quan trọng nhất của một bản CV xin việc ngành kế toán không? Thông thường nhà tuyển dụng sẽ dựa vào phần này để xét xem bạn có phù hợp với vị trí mà công ty họ đang cần tuyển không.
Bạn nên viết đầy đủ những thông tin về: tên công ty bạn từng làm, chức vụ bạn đảm nhận, quá trình bạn làm việc tại đó với tư cách là chuyên viên kế toán và những thành tựu mà bạn đã đóng góp cho công ty đó.
Ví dụ:
- Thu thập, xử lý các số liệu kế toán liên quan đến các hoạt động kinh tế phát sinh của doanh nghiệp như: hoá đơn, phiếu thu, chi, phiếu nhập, xuất...
- Đánh giá ngân sách hàng năm của tổ chức và giúp duy trì sự tập trung vào các mục tiêu ngân sách hàng quý với báo cáo chi tiêu và chi phí.
- Quản lý một hệ thống lưu trữ hồ sơ mới cho nhân viên nhập tất cả chi tiêu và ghi lại tất cả các khoản thanh toán và hóa đơn của công ty.
5. Mục kỹ năng trong CV xin việc kế toán
Đối với một nhân viên kế toán thì việc sử dụng thành thạo các kỹ năng về tin học văn phòng như word, excel là hoàn toàn cần thiết. Ngoài ra nếu bạn biết thêm về ngoại ngữ thì sẽ là một điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã làm lâu năm trong nghề này rồi thì có thể đưa vào CV những kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách logic; kỹ năng giao tiếp – trong trường hợp phải giải trình các khoản thu chi với khách hàng hoặc cơ quan thuế.
>> Tạo CV miễn phí
6. Những lỗi thường gặp khi viết CV xin việc ngành kế toán
Lỗi chính tả trong CV
Chắc hẳn rằng mỗi khi làm xong một bản CV xin việc ngành kế toán, bạn thường cảm thấy là nó đã rất tốt rồi và gửi luôn cho nhà tuyển dụng mà không rà soát lại một lượt từ đầu đến cuối. Chính suy nghĩ chủ quan này đã khiến cho bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nếu trong bản CV xin việc của bạn tràn lan những lỗi chính tả, lỗi định dạng. Chính vì vậy trước khi gửi CV xin việc cho nhà tuyển dụng bạn nên quan tâm tới vấn đề chính tả, câu văn, cách trình bày sao cho hợp lý.
Trình bày quá nhiều phần không cần thiết
CV chính là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng. Chính vì vậy hãy làm cho chiếc cầu nối đó thật ấn tượng để bạn trở nên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng. Họ chỉ có thời gian chưa đến 30 giây để đọc CV của bạn, do đó một bản CV chỉ nên có từ 1 – 2 trang.
Trên đây là một vài gợi ý mà JobsGO đúc kết được từ hơn 50.000 ứng viên nộp CV xin việc vào ngành kế toán. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thể hoàn thiện hơn bản CV của mình hơn để tìm được một công việc kế toán đáng mơ ước.
Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm kế toán uy tín, chất lượng hãy truy cập ngay website tuyển dụng JobsGO nhé.
Cách viết CV xin việc cho ngành kế toán
1. Thông tin cá nhân
Phần này với mục đích để cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai và thông tin liên lạc của bạn là gì:
- Ảnh đại diện
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh
- Số điện thoại
- Địa chỉ
Những thông tin này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng liên hệ với bạn đi phỏng vấn hoặc thông báo trúng tuyển.
Không nên:
- Lấy ảnh tự sướng hay ảnh không rõ mặt làm ảnh đại diện
- Sử dụng những email thiếu chuyên nghiệp. VD: nhockute@gmail.com,...
- Viết tắt, viết theo kiểu teencode
2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là định hướng mà bạn muốn hướng đến trong tương lai. Bạn nên đưa vào CV xin việc ngành kế toán mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn để nhà tuyển dụng thấy bạn là một người có chiến lược, định hướng thiết thực, rõ ràng.
Mục tiêu ngắn hạn:
Bạn có thể tham khảo phần mô tả công việc của doanh nghiệp mà bạn muốn ứng tuyển để biết được họ có yêu cầu gì đối với ứng viên và đưa ra câu trả lời phù hợp nhất trong CV xin việc ngành kế toán.
Ví dụ: Mô tả công việc của doanh nghiệp là “Nắm vững kiến thức chuyên môn về kế toán kho” thì bạn có thể viết trong phần mục tiêu ngắn hạn là “Mặc dù đã có kiến thức chuyên môn về mảng kế toán kho nhưng trong thời gian tới tôi sẽ học thêm một khóa học bên ngoài để có thể nắm chắc hoàn toàn về lĩnh vực này”.
Mục tiêu dài hạn:
Phần này bạn nên ghi sao cho phù hợp với mục tiêu chung của công ty, hãy thể hiện cho họ thấy bạn muốn gắn bó lâu dài với họ và cùng công ty trải qua từng giai đoạn phát triển. Để được như vậy bạn cần tìm hiểu kỹ về tầm nhìn, sứ mệnh và định hướng của công ty.
Ví dụ: Trở thành một kế toán trưởng chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài với sự phát triển của công ty và không ngừng trau dồi thêm cho mình nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng chuyên môn.
Không có nhà tuyển dụng nào sẽ khước từ một ứng viên có tinh thần cầu tiến như vậy hết.
>> Tham khảo việc làm kế toán
3. Bằng cấp, trình độ chuyên môn
Hãy liệt kê những kiến thức chuyên môn mà bạn tích lũy được cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng của bạn. Thông thường mục này sẽ gồm có chương trình đại học, cao đẳng mà bạn được học. Ngoài ra còn có những khóa học bên ngoài mà bạn từng tham gia.
Ví dụ:
- Bằng đại học chuyên ngành Kế toán trường Đại học Kinh tế quốc dân
- Chứng chỉ kế toán trưởng do bộ tài chính cấp
- Chứng chỉ của khóa học kế toán kho
4. Kinh nghiệm làm việc
Bạn có biết rằng kinh nghiệm việc làm là phần quan trọng nhất của một bản CV xin việc ngành kế toán không? Thông thường nhà tuyển dụng sẽ dựa vào phần này để xét xem bạn có phù hợp với vị trí mà công ty họ đang cần tuyển không.
Bạn nên viết đầy đủ những thông tin về: tên công ty bạn từng làm, chức vụ bạn đảm nhận, quá trình bạn làm việc tại đó với tư cách là chuyên viên kế toán và những thành tựu mà bạn đã đóng góp cho công ty đó.
Ví dụ:
- Thu thập, xử lý các số liệu kế toán liên quan đến các hoạt động kinh tế phát sinh của doanh nghiệp như: hoá đơn, phiếu thu, chi, phiếu nhập, xuất...
- Đánh giá ngân sách hàng năm của tổ chức và giúp duy trì sự tập trung vào các mục tiêu ngân sách hàng quý với báo cáo chi tiêu và chi phí.
- Quản lý một hệ thống lưu trữ hồ sơ mới cho nhân viên nhập tất cả chi tiêu và ghi lại tất cả các khoản thanh toán và hóa đơn của công ty.
5. Mục kỹ năng trong CV xin việc kế toán
Đối với một nhân viên kế toán thì việc sử dụng thành thạo các kỹ năng về tin học văn phòng như word, excel là hoàn toàn cần thiết. Ngoài ra nếu bạn biết thêm về ngoại ngữ thì sẽ là một điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã làm lâu năm trong nghề này rồi thì có thể đưa vào CV những kỹ năng chuyên môn như: kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách logic; kỹ năng giao tiếp – trong trường hợp phải giải trình các khoản thu chi với khách hàng hoặc cơ quan thuế.
>> Tạo CV miễn phí
6. Những lỗi thường gặp khi viết CV xin việc ngành kế toán
Lỗi chính tả trong CV
Chắc hẳn rằng mỗi khi làm xong một bản CV xin việc ngành kế toán, bạn thường cảm thấy là nó đã rất tốt rồi và gửi luôn cho nhà tuyển dụng mà không rà soát lại một lượt từ đầu đến cuối. Chính suy nghĩ chủ quan này đã khiến cho bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nếu trong bản CV xin việc của bạn tràn lan những lỗi chính tả, lỗi định dạng. Chính vì vậy trước khi gửi CV xin việc cho nhà tuyển dụng bạn nên quan tâm tới vấn đề chính tả, câu văn, cách trình bày sao cho hợp lý.
Trình bày quá nhiều phần không cần thiết
CV chính là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng. Chính vì vậy hãy làm cho chiếc cầu nối đó thật ấn tượng để bạn trở nên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng. Họ chỉ có thời gian chưa đến 30 giây để đọc CV của bạn, do đó một bản CV chỉ nên có từ 1 – 2 trang.
Trên đây là một vài gợi ý mà JobsGO đúc kết được từ hơn 50.000 ứng viên nộp CV xin việc vào ngành kế toán. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thể hoàn thiện hơn bản CV của mình hơn để tìm được một công việc kế toán đáng mơ ước.
Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm kế toán uy tín, chất lượng hãy truy cập ngay website tuyển dụng JobsGO nhé.