Phương pháp tính tổng thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập DN như sau:
Bước 1 : Tính doanh thu thuần.
Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu theo hoá đơn với các khoản giảm trừ như chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp.
Công thức tính doanh thu thuần như sau :
Doanh thu thuần=Doanh thu hoá đơn-Chiết khấu bán hàng-Giảm giá hàng bán-Hàng bán bị trả lại-Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có)
Bước 2 : Tính lợi nhuận gộp về bán hàng.
Lợi nhuận gộp về bán hàng là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng xuất bán và được xác định bằng công thức dưới đây:
Lợi nhuận gộp về bán hàng=Doanh thu thuần-Trị giá vốn hàng xuất bán
Bước 3 : Tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh :
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng với chi phí bán hàng và chi phí QLDN của số hàng đã bán.
Công thức xác định :
Lợi nhuận thuần từ HĐKD=Lợi nhuận gộp về bán hàng-Chi phí bán hàng của số hàng đã bán-Chi phí QLDN của số hàng đã bán
Bước 4 : Tính lợi nhuận từ các hoạt động khác :
Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường. Công thức xác định các loại lợi nhuận này như sau :
Lợi nhuận hoạt động TC = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐTC
Lợi nhuận bất thường = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐBT
Bước 5 : Tính tổng số lợi nhuận trước thuế.
Tổng lợi nhận trước thuế là tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập và được xác định bằng công thức sau :
Tổng lợi nhuận trước thuế (thu nhập chịu thuế)=Lợi nhuận từ HĐSXKD+Lợi nhuận HĐTC+Lợi nhuận bất thường
Ngoài cách xác định như trên, tổng thu nhập chịu thuế còn có thể xác định theo công thức sau :
Tổng thu nhập chịu thuế=Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế-Chi phí hợp lý+Thu nhập chịu thuế khác
Sau khi tính được tổng thu nhập chịu thuế, căn cứ vào thuế xuất thu nhập doanh nghiệp để tính ra số thuế thu nhập phải nộp theo công thức :
Thuế thu nhập phải nộp=Tổng thu nhập chịu thuế-Thuế xuất thuế thu nhập
Lưu ý :
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế GTGT) và bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Đối với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá bên mua thực thanh toán có cả thuế GTGT.
- Một số trường hợp cụ thể xác định doanh thu chịu thuế thu nhập như sau:
* Doanh thu bán hàng trả góp chỉ tính phần doanh thu theo giá bán thông thường (trả 1 lần) không bao gồm phần lãi trả chậm.
* Hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tăng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là doanh thu của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi biếu tặng:
* Sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó.
* Hàng hoá, sản phẩm gia công, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu gia công, gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ gia công.
* Đối với hoạt động thuê tài sản, doanh thu tính thu nhập chịu thuế là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả trước một lần thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền nhận trước.
* Đối với hoạt động tin dụng, doanh thu tính thu nhập chịu thuế là lãi cho vay phải thu trong kỳ.
* Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phái đại lý giám định, phí nhận tái bảo hiểm, tiền thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác.
2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp .
Để phản ánh tình hình tính thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (TK này được đổi tên từ TK - Thuế lợi tức) và TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK này đổi tên từ TK Lãi chưa phân phối).
Nội dung kết cấu của TK 334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau :
* Bên Nợ - Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp vào NSNN.
* Số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm trừ vào số thuế phải nộp.
* Số chênh lệch giữa số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thực tế theo quyết toán.
* Bên có : Ghi số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Tài khoản này có thuể có số dư Có hoặc số dư Nợ.
* Số dư Có : Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp.
* Số dư Nợ : Phản ánh số thuê thu nhập doanh nghiệp nộp thừa cho NSNN.
(ST)
Bước 1 : Tính doanh thu thuần.
Doanh thu thuần là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu theo hoá đơn với các khoản giảm trừ như chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp.
Công thức tính doanh thu thuần như sau :
Doanh thu thuần=Doanh thu hoá đơn-Chiết khấu bán hàng-Giảm giá hàng bán-Hàng bán bị trả lại-Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có)
Bước 2 : Tính lợi nhuận gộp về bán hàng.
Lợi nhuận gộp về bán hàng=Doanh thu thuần-Trị giá vốn hàng xuất bán
Bước 3 : Tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh :
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận gộp về bán hàng với chi phí bán hàng và chi phí QLDN của số hàng đã bán.
Công thức xác định :
Lợi nhuận thuần từ HĐKD=Lợi nhuận gộp về bán hàng-Chi phí bán hàng của số hàng đã bán-Chi phí QLDN của số hàng đã bán
Bước 4 : Tính lợi nhuận từ các hoạt động khác :
Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường. Công thức xác định các loại lợi nhuận này như sau :
Lợi nhuận hoạt động TC = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐTC
Lợi nhuận bất thường = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐBT
Bước 5 : Tính tổng số lợi nhuận trước thuế.
Tổng lợi nhận trước thuế là tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập và được xác định bằng công thức sau :
Tổng lợi nhuận trước thuế (thu nhập chịu thuế)=Lợi nhuận từ HĐSXKD+Lợi nhuận HĐTC+Lợi nhuận bất thường
Ngoài cách xác định như trên, tổng thu nhập chịu thuế còn có thể xác định theo công thức sau :
Tổng thu nhập chịu thuế=Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế-Chi phí hợp lý+Thu nhập chịu thuế khác
Sau khi tính được tổng thu nhập chịu thuế, căn cứ vào thuế xuất thu nhập doanh nghiệp để tính ra số thuế thu nhập phải nộp theo công thức :
Thuế thu nhập phải nộp=Tổng thu nhập chịu thuế-Thuế xuất thuế thu nhập
Lưu ý :
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế GTGT) và bao gồm cả các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Đối với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là giá bên mua thực thanh toán có cả thuế GTGT.
- Một số trường hợp cụ thể xác định doanh thu chịu thuế thu nhập như sau:
* Doanh thu bán hàng trả góp chỉ tính phần doanh thu theo giá bán thông thường (trả 1 lần) không bao gồm phần lãi trả chậm.
* Hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tăng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là doanh thu của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi biếu tặng:
* Sản phẩm tự dùng, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó.
* Hàng hoá, sản phẩm gia công, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu gia công, gồm cả tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ gia công.
* Đối với hoạt động thuê tài sản, doanh thu tính thu nhập chịu thuế là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả trước một lần thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền nhận trước.
* Đối với hoạt động tin dụng, doanh thu tính thu nhập chịu thuế là lãi cho vay phải thu trong kỳ.
* Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phái đại lý giám định, phí nhận tái bảo hiểm, tiền thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác.
2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp .
Để phản ánh tình hình tính thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (TK này được đổi tên từ TK - Thuế lợi tức) và TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK này đổi tên từ TK Lãi chưa phân phối).
Nội dung kết cấu của TK 334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau :
* Bên Nợ - Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp vào NSNN.
* Số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm trừ vào số thuế phải nộp.
* Số chênh lệch giữa số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thực tế theo quyết toán.
* Bên có : Ghi số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Tài khoản này có thuể có số dư Có hoặc số dư Nợ.
* Số dư Có : Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp.
* Số dư Nợ : Phản ánh số thuê thu nhập doanh nghiệp nộp thừa cho NSNN.
(ST)