Ðề: Cách tính lương ở trường học?
Trường học, nói chung là một đơn vị sự nghiệp có thu. Bạn không nói rõ là đơn vị bạn thuộc loại hình trường nào: phổ thông hay đào tạo THCN, dạy nghề, Đại học, học viện hay Cao đẳng. Tuy nhiên, mình xin hướng dẫn bạn cách tính lương (chính xác là tổng thu nhập của người lao động) tại một một đơn vị kế toán là Trường thuộc bậc hệ đào tạo Đại học, Cao đẳng.
1.Nguồn thu của một ĐV đào tạo như vậy gổm:
-Kinh phí được cấp theo chỉ tiêu đào tạo
-Học phí để lại Nhà trường theo quy định
-Các nguồn thu khác từ nghiên cứu KH, chương trình mục tiêu, thu vật chất khác được phép,...
Thu nhập của người lao động gồm: Tiền lương cơ bản thực tế và Tiền lương tăng thêm. Trong đó, Tiền lương cơ bản được chi từ nguồn Ngân sách Nhà nước - NS cấp. Còn nguồn chi của Tiền lương tăng thêm được trích theo tỷ lệ từ các nguồn nêu trên.
Lưu ý rằng Tiền lương cơ bản một bộ phận lao động trong các Nhà trường không được Ngân sách cấp, mà phải tự trang trải (dựa vào quỹ Tiền lương tăng thêm), đó là lái xe, tạp vụ, bảo vệ, cấp dưỡng,...
Dưới đây là cách tính cụ thể:
2.Cách tính thu nhập người lao động trong một tháng như sau:
Ta ký hiệu: -Tổng thu nhập một tháng là: TTN
- Lương cơ bản thực tế là: LCBtt
- Lương theo hệ số cấp bậc: Lcb
- Tiền lương tăng thêm là : TLtt
- Mức lương tối thiểu: Ltt
- Hệ số cấp bậc, phụ cấp chức vụ, PC giáo viên lần lượt llà:Hcb, Hpc, Hgv
- Số ngày làm việc theo quy định của NN trong tháng là: Nqđ (thường là 22 ngày)
- Số ngày công làm việc thực tế: NCtt
- Các khoản BHXH, BH y tế, Bảo hiểm thất nghiệp là: BH
- Phụ cấp: PC (phụ cấp chức vụ là PCcv, PC ưu đãi giáo viên là PCgv,....). Trong nhà trường thường chỉ có PC chức vụ, PCgv,....
- Các khoản khấu trừ khác là: K
Ta có:
TTN = LCBtt + TLtt - HB- K (nếu có)
2.1. Tính Lương CB thực tế: LCBtt = Lcb+ Tổng phụ cấp (I)
Mà:
(1) Lcb = (Ltt*Hcb)/Nqđ *NCtt
(2) Tổng PC = PCcv +PCgv
trong đó: PCcv = Ltt*Hcv
PCgv = (Lcb+PCcv)*Hgv
2.2. Tính tiền lương tăng thêm:
Ta ký hiệu: - H: là tổng hệ số thi đua chung trong toàn đơn vị.
- m: là tiền lương cơ bản thực tế của cá nhân theo hệ số thi đua
- M: Tổng tiền lương cơ bản thực tế toàn trường theo hệ số thi đua ;
- i: là số lượng người lao động.
- P: là tổng quỹ tiển thu nhập tăng thêm được phép chia một tháng.
- Htđ: là Hệ số thi đua, theo đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ tại bộ phận: Tốt A, Khá B, Hoàn thành trung bình C, Không hoàn thành D;
A = 1.2, B = 1.1; C = 1, D = 0.5
(Thi đua thì tuỷ theo cách gọi ở mỗi đơn vị nhưng bản chất nói chung là như vậy.)
Ta có: TLtt = m*H (II)
Trong đó: m = [(Ltt*Hcb)+PCcv] * Htđ * NCtt
M = m1 + m2 +....+ mi
H = P/M
2.3. Tính các khoản bảo hiểm XH, YT, TN,...:
BH = LCBtt * tỷ lệ trích theo quy định. (III)
2.4. Các khoản khấu trừ khác (tạm ứng, bối thường,...) thì tuỳ theo thực tế tại đơn vị. (IV)
Từ (I), (II), (III), (IV),... thì ta tính được lương (chính xác là tổng thu nhập) của một cá nhân tại một đơn vị kế toán là trường học.
Trên đây là cách tính TTN của một đơn vị sự nghiệp có thu là Trường đào tạo bậc hệ ĐH, CĐ công lập. Bạn có thể xem xét tham khảo.
thân.