Ðề: Cách ghi hóa đơn cho chiết khấu thanh toán
Các bạn tranh cãi chi cho mệt, Lấy Thông tư 32 ra đọc kỹ, sẽ thấy cơ quan Thuế hướng dẫn ghi hóa đơn giảm giá.(Không phân biệt Chiết khấu TM hay Thanh toán gì cả). Tóm lại thuế tính trên số tiền đã giảm trừ.Đừng suy diễn quá làm sự việc phức tạp.
Làm kế toán phải phân biệt.
Nếu không, khi bạn đọc TT32 bạn sẽ hiểu sai, khi đọc sách kế toán cũng sẽ hiểu sai, khi đi làm sẽ không tham mưu được cho GĐ
Tui thấy bạn nói vậy không ổn. Bạn có thể định khoản rõ cho mọi người cùng xem
Trước hết phân biệt các trường hợp:
- Chiết khấu thương mại.
- Bớt giá.
- Giảm giá (do hàng không đạt chất lượng).
- Chiết khấu thanh toán.
- Khuyến mãi, tặng quà không thu tiền.
Nội dung:
- Người mua nếu mua nhiều đạt đến mức quy định nào đó thì sẽ tính toán lại để bớt giá cho họ - tính theo dạng bán sỉ. Nếu như họ mua chưa đạt đến số lượng đã quy định trước đó mà tự nhiên quyết định không thèm mua nữa thì vẫn được tính toán hoàn lại tiền chiết khấu theo số đã mua. Chỉ là thay vì mỗi lần mua mỗi lần tính bớt giá, người ta tính gom nhiều lần vào một.
- Bớt giá thường thấy khi mua nhiều món hàng người bán tính tổng tiền rồi bớt giá lại - dạng tiền cà phê cho người đi mua. Cũng hay gặp khi giá bán thông thường là đã có niêm yết nhưng người bán bớt giá gọi là làm quen, thủ thuật của người bán (đa số là do giá niêm yết quá cao - để "chặt" khách không biết giá). Bớt giá trường hợp này chỉ tính cho lần mua đó. Xét cho cùng tình huống này là thủ thuật của người bán, thực chất cũng vẫn là bán đúng giá, kể cả hàng de mode, hàng chợ về chiều ...
- Giảm giá do hàng kém chất lượng mà khi bán đã không phát hiện ra, lúc đó đã lập hóa đơn. Về sau khách hàng khiếu nại và người bán đồng ý trả bớt lại tiền.
- Chiết khấu thanh toán là khi người bán muốn người mua trả tiền sớm (thời điểm hiện nay chắc nhiều DN đẩy mạnh vì Ngân Hàng đang gây khó không cho vay). Chiết khấu thanh toán là khoản giảm tiền phải trả sau khi đã đồng ý giá mua + thuế GTGT.
- Khuyến mãi, quảng cáo, hàng mẫu ... không thu tiền.
Viết hóa đơn:
CKTM: Mỗi lần mua người bán vẫn lập hóa đơn theo giá bình thường.
Đến lần mua nào đó mà cộng dồn đã đủ số lượng (theo quy định bên bán) thì bên bán lập hóa đơn cho lần mua này và tính trừ lại ngay trên hóa đơn phần chiết khấu thương mại (tính lũy kế cả các lần trước) ở trước khi tính thuế GTGT. Vậy thuế GTGT cũng là tính trên trị giá mua đã trừ chiết khấu thương mại.
Bớt giá: Ghi trên hóa đơn giá bình thường rồi ghi tiếp 1 dòng "Bớt giá" hoặc "chiết khấu (discount)" và tổng giá chưa thuế là đã trừ khoản bớt này. Vi vậy phần thuế GTGT cũng tính trên giá đã bớt.
Lưu ý: nhiều khi 2 vấn đề này đối với bên mua lại có tính chất giống nhau, chẳng hạn khi người mua mua 1 lần là đủ luôn số lượng để được chiết khấu thương mại. Khi đó dòng giảm trừ chiết khấu trên hóa đơn này lại chính là CKTM cho chính hóa đơn đó (trong khi đó quy định nói trong TT32 là nói tổng quát: khoản CKTM được giảm trên hóa đơn lần này có thể là khoản CKTM cho số hàng đã mua các lần trước, trên các hóa đơn đã lập trước đó). Tuy nhiên nếu đó thực sự là CKTM thì kế toán bên bán cần phân biệt và lập hóa đơn cũng như ghi sổ đúng để phục vụ công tác quản trị kinh doanh của CTy.
Giảm giá do hàng kém chất lượng: đối với sách kế toán cũng như văn bản quy định về thuế thì từ "Giảm giá" là nói về trường hợp này. Do trước đó hàng đã được chấp nhận mua và đã lập hóa đơn nên để ghi nhận giảm doanh thu:
- Hoặc là viết lại hóa đơn mới ghi rõ "Điều chỉnh giảm giá cho hóa đơn số...ngày...".Giá trên hóa đơn này là giá đã giảm. Và dòng nội dung ghi như vậy có nghĩa là hủy hóa đơn cũ. Hai bên khai thuế sẽ khai lại tờ hóa đơn cũ và cột tiền hàng, cột thuế GTGT thì ghi số âm.
- Hoặc là cũng ghi chú nội dung như vậy và ghi chung với tờ hóa đơn mua hàng lần sau (mua thêm món khác).
Hiển nhiên ghi theo cách 1 thì tiện hơn
Khuyến mãi tặng quà: Bên bán viết hóa đơn riêng như là bán món quà (nhưng không thu tiền).
CK thanh toán: Viết hóa đơn với dòng tính số tiền CKTT như là 1 dòng ghi chú. Giảm trừ vào số tiền thanh toán (sau thuế GTGT). Tuy nhiên thông thường khoản CK thanh toán không đi kèm với hóa đơn, thường thì hóa đơn được lập trước đó rồi. CK thanh toán được xác định khi người mua trả tiền. Chỉ một đôi khi mà hàng hóa dịch vụ được lập hóa đơn khi người mua trả tiền (ví dụ tiền cước điện thoại) thì CK thanh toán có thể được ghi thẳng trên hóa đơn - lẽ ra nó được ghi trên chứng từ thanh toán.
Định khoản:
CKTM:
Bên bán:
Với những hóa đơn trước đó khi bên mua mua chưa đủ số lượng để được hưởng CKTM thì lập hóa đơn và hạch toán bình thường như là không có CKTM.
Đến tờ hóa đơn cuối cùng khi bên mua mua đủ số lượng tích lũy để được hưởng CKTM thì tính số tích lũy CKTM mà bên mua được hưởng để ghi giảm trừ doanh thu.
Ví dụ: Chính sách của cty là nếu mua đủ 100kg thì CKTM 5%. Giá 10đ/kg, thuế GTGT 10%.
Lần đầu người mua mua 80kg. Lập hóa đơn bình thường và hạch toán bán 80kg bình thường:
Lần sau người mua mua thêm 20kg. Lập hóa đơn và CKTM 5%x100kg:
- Nợ 131: 165
- Nợ 521: 50 (5% x 100kg x 10đ)
Bên mua:
Khi mua hàng người mua sẽ được biết trước mình sẽ được hưởng CKTM nên khi hàng về nhập kho thì cần ghi theo giá đã CK. Tuy nhiên, khi mua lần đầu mà số lượng chưa đủ để được CKTM thì người mua tính toán và ghi nhận khoản CKTM sẽ được hưởng để tính giá hàng nhập kho:
Lấy lại ví dụ trước, mua lần đầu 80kg:
- Nợ 1561: 80kg x (10đ x 95%) = 760 đ (đơn giá nhập là 9,5đ/kg)
- Nợ 1562: 80kg x 10đ x 5% = 40 đ (Khoản này cũng có thể ghi Nợ 138)
- Nợ 133: 80 đ
Lần sau mua 20kg nhận hóa đơn được CKTM 5% x 100kg:
- Nợ 1561: 20kg x (10đ x 95%) = 190 đ
- Nợ 133: 15 đ
- Có 331: 165 đ
- Có 1562 (hoặc Có 138): 40 đ
Bớt giá: đây chỉ là thủ thuật dùng từ ngữ quảng cáo mà thôi. Hai bên cứ lấy theo giá cuối cùng mà hạch toán giá mua vào - bán ra.
Giảm giá do hàng kém chất lượng (đã bán và đã lập hóa đơn rồi):
Bên bán:
Ban đầu khi bán hàng không biết là hàng kém chất lượng nên vẫn bán đúng giá:
- Nợ 131: 1100 đ
- Có 511: 1000 đ
- Có 3331: 100 đ
Sau đó giảm giá do hàng kém chất lượng:
- Nợ 532: 100 đ
- Nợ 3331: 10 đ
Bên mua:
Ban đầu khi mua hàng không biết là hàng kém chất lượng nên vẫn nhập kho đúng giá:
- Nợ 156: 1000 đ
- Nợ 133: 100 đ
Sau đó được giảm giá do hàng kém chất lượng: Điều chỉnh lại giá nhập kho.
Có thể dùng cách xóa bút toán cũ (ghi đỏ), ghi lại bút toán đúng giá:
- Nợ 156: (1000) đ
- Nợ 133: (100) đ
- Nợ 156: 900 đ
- Nợ 133: 90 đ
Khuyến mãi tặng quà: Bên bán ghi Nợ 512 (thay vì Nợ 131), bên mua ghi Có 711 (thay vì Có 331).
CK thanh toán: Bên bán ghi Nợ 635, bên mua ghi Có 515 (tách riêng phần bán hàng vẫn hạch toán bình thường).