Các phương pháp tính giá thành

AccNet

Member
Hội viên mới
Mỗi đơn vị sản xuất sẽ có các cách tính giá thành khác nhau. Tùy vào quy mô hoạt động, các doanh nghiệp sản xuất sẽ lựa chọn một phương pháp tính giá thành, hoặc kết hợp một vài phương pháp tính giá thành để thực hiện sao cho phù hợp. Phần mềm kế toán Lạc Việt AccNetC giới thiệu bài viết dưới đây với hy vọng cung cấp cho kế toán viên các phương pháp tính giá thành hợp lý và hữu ích.

Trước tiên, kế toán giá thành cần biết những phương pháp tính giá thành. Như sau:
1. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn):
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.
Tổng giá trị SP hoàn thành = CPSX DD đầu kỳ + Tổng CPSX – CPSX DD cuối kỳ

Giá thành đơn vị SP = Tổng giá trị SP hoàn thành /Số lượng SP hoàn thành
2. Phương pháp tổng cộng chi phí:
Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất SP được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
Tổng giá trị SP hoàn thành = Z1 + Z2 + … + Zn
3. Phương pháp hệ số:
Áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều SP khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

Giá thành đơn vị SP gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP /Tổng số SP gốc (kể cả quy đổi)
Giá thành đơn vị SP từng loại = Giá thành đơn vị SP gốc x Hệ số quy đổi từng loại
Tổng giá trị các loại SP hoàn thành = Giá trị SPDD đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ – Giá trị SPDD cuối kỳ.
4. Phương pháp tỉ lệ chi phí:
Căn cứ vào tỉ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại.
Giá thành thực tế từng loại SP = Giá thành kế hoạch (định mức) x Tỷ lệ chi phí
Tỉ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế của tất cả SP / Tổng giá thành kế hoạch (định mức) của tất cả SP.
5. Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:
Áp dụng cho những doanh nghiệp trong quy trình sản xuất thu hồi cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ.
Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP chính DD đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ước tính- Giá trị SP chính DD cuối kỳ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top