Nó bao trùm hết toàn bộ mảng kế toán ví dụ
cơ sở dồn tích :báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích tức là tập hợp tất cả các nghiệp vụ đơn lẻ lại, dồn lại thành những số tổng hợp thôi. vd: tk 111 trình bày là lấy số dư tk 111 sau khi đã cộng trừ tất cả các nghiệp vụ
hoạt động liên tục: bctc cũng đc lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục tức là việc trình bày các khoản mục tài sản trên báo cáo tài chính được chấp nhận cho dù nó phản ánh ko đúng với giá trị trên thị trường thực tế tại thời điểm lập báo cáo
giá gốc: tất cả các loại tài sản, công nợ chi phí.. được ghi nhận theo giá gốc, tức là giá trị để có được tài sản, công nợ, chi phí đó thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định. ví dụ mua cái máy 1 tỷ thì phải ghi giá trị nó là 1 tỷ cho đến khi thanh lý nó
nhất quán: đòi hỏi các chính sách, quy định trong một niên độ kế toán phải thống nhất với nhau, khi có sự thay đổi phải giải trình. ví dụ như chính sách khấu hao phải như nhau trong cả năm, ko đc tháng này khấu hao theo đường thẳng, tháng sau khấu hao theo khối lượng
trọng yếu: muốn nói đến những khoản mục, nghiệp vụ quan trọng hay ko quan trọng. ví dụ khoản chi 1 triệu là quan trọng hơn khoản chi vài ngàn đồng
thận trọng: trong việc trích lập các khoản dự phòng, việc ghi nhận doanh thu, chi phí... ví dụ: khi có đủ đk kế toán mới ghi nhận doanh thu chứ ko ghi nhận bừa bãi
phù hợp: khoản chi phí phải phù hợp với doanh thu tức các khoản chi ra phải liên quan tới việc tạo ra doanh thu của kỳ nào đó.
HẾT! ( còn nhiều nhưng từ từ, sau này học chuyên ngành sẽ hiểu)