Các khoản phụ cấp được miễn thuế TNCN

Cindy Phương

New Member
Hội viên mới
Xin chào mọi người, mình hiện làm kế toán tại TPHCM, hiện tại Tổng tiền lương công ty mình bao gồm những khoản phụ cấp như sau: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp tiền cơm, phụ cấp điện thoại, phụ cấp xăng xe, phụ cấp đi lại, phụ cấp con nhỏ, tất cả đều nằm trong quy chế công ty và hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng, Anh chị em nào đã từng quyết toán thuế và được hướng dẫn, vui lòng chia sẻ giúp mình tất cả những khoản phụ cấp này, phụ cấp nào được miễn thuế TNCN ạ, và có mức khống chế bao nhiêu tiền không? vì mình tham khảo, và hỏi đội tuyên truyền, người thì nói được, người thì nói không đối với phụ cấp điện thoại. cảm ơn mọi người và chờ tin mọi người chia sẻ nhé.

Chúc mọi người một ngày nhiều năng lượng.
 
DN ở TP HCM thì quan tâm nội dung hướng dẫn ở CV8214/CT-TTHT ngày 24/08/2017 của cục thuế TPHCM
https://***************.vn/cong-van...u-cap-tien-dien-thoai-Ho-Chi-Minh-368699.aspx
Một số DN cố tình lách luật bằng cách đăng ký mức lương cơ bản tham gia BHXH ở mức thấp và tăng các khoản phụ cấp cao chót vót thì mình không biết bị xử lý thế nào, vì chưa gặp trường hợp cụ thể.
 
Xin chào mọi người, mình hiện làm kế toán tại TPHCM, hiện tại Tổng tiền lương công ty mình bao gồm những khoản phụ cấp như sau: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp tiền cơm, phụ cấp điện thoại, phụ cấp xăng xe, phụ cấp đi lại, phụ cấp con nhỏ, tất cả đều nằm trong quy chế công ty và hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng, Anh chị em nào đã từng quyết toán thuế và được hướng dẫn, vui lòng chia sẻ giúp mình tất cả những khoản phụ cấp này, phụ cấp nào được miễn thuế TNCN ạ, và có mức khống chế bao nhiêu tiền không? vì mình tham khảo, và hỏi đội tuyên truyền, người thì nói được, người thì nói không đối với phụ cấp điện thoại. cảm ơn mọi người và chờ tin mọi người chia sẻ nhé.

Chúc mọi người một ngày nhiều năng lượng.
Chào chị, theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC thì các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN bao gồm:
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.”


Như vậy:
- Phụ cấp trách nhiệm không nằm trong các mục ở trên nên không được miễn.
- Phụ cấp tiền cơm: Nếu cty chị tổ chức nấu ăn cho người lao động thì được miễn toàn bộ, nếu không thì được miễn tối đa 730.000 đồng/tháng.
- Phụ cấp xăng xe, điện thoại, đi lại: Cái này thì phải xét bản chất nó có phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không đã nhé. Nếu phục vụ kinh doanh thì miễn thuế TNCN, còn phục vụ cá nhân NLĐ thì phải tính thuế. Ví dụ: nhân viên kinh doanh thường xuyên phải đi gặp khách hàng, gọi điện bán hàng thì chi phụ cấp điện thoại, xăng xe phù hợp với định mức sẽ được miễn thuế TNCN. Còn nhân viên trong phân xưởng sản xuất không có đi gặp KH, không phải gọi cho ai mà cũng chi phụ cấp điện thoại, xăng xe thì vẫn sẽ bị tính thuế TNCN ạ.
- Phụ cấp nuôi con nhỏ: Không được miễn thuế TNCN vì nó không nằm trong danh mục phụ cấp phía trên, vả lại, nếu NLĐ có con nhỏ thì đã có khoản giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc rồi.

Trên đây là ý kiến của em, chị tham khảo ạ.
 
DN ở TP HCM thì quan tâm nội dung hướng dẫn ở CV8214/CT-TTHT ngày 24/08/2017 của cục thuế TPHCM
Một số DN cố tình lách luật bằng cách đăng ký mức lương cơ bản tham gia BHXH ở mức thấp và tăng các khoản phụ cấp cao chót vót thì mình không biết bị xử lý thế nào, vì chưa gặp trường hợp cụ thể.
Dạ, em cảm ơn chia sẻ của anh, e có xem công văn thì trả lời là không được miễn thuế nếu phụ cấp điện thoại cố định hàng tháng, nhưng CV 8771 ngày 19/8/2019 lại được nếu như năm trong định mức nhà nước và quy chế cty, nên e cũng k biết sao nữa a ah
 
Chào chị, theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC thì các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN bao gồm:
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.”


Như vậy:
- Phụ cấp trách nhiệm không nằm trong các mục ở trên nên không được miễn.
- Phụ cấp tiền cơm: Nếu cty chị tổ chức nấu ăn cho người lao động thì được miễn toàn bộ, nếu không thì được miễn tối đa 730.000 đồng/tháng.
- Phụ cấp xăng xe, điện thoại, đi lại: Cái này thì phải xét bản chất nó có phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không đã nhé. Nếu phục vụ kinh doanh thì miễn thuế TNCN, còn phục vụ cá nhân NLĐ thì phải tính thuế. Ví dụ: nhân viên kinh doanh thường xuyên phải đi gặp khách hàng, gọi điện bán hàng thì chi phụ cấp điện thoại, xăng xe phù hợp với định mức sẽ được miễn thuế TNCN. Còn nhân viên trong phân xưởng sản xuất không có đi gặp KH, không phải gọi cho ai mà cũng chi phụ cấp điện thoại, xăng xe thì vẫn sẽ bị tính thuế TNCN ạ.
- Phụ cấp nuôi con nhỏ: Không được miễn thuế TNCN vì nó không nằm trong danh mục phụ cấp phía trên, vả lại, nếu NLĐ có con nhỏ thì đã có khoản giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc rồi.

Trên đây là ý kiến của em, chị tham khảo ạ.
Cảm ơn chia sẻ của Tiên nhìu nhe, nhưng CV 8214 thì lại nói là cố định chi hàng tháng phụ cấp điện thoại lại k được miễn, với lại Tiên có định mức điện thoại của nhà Nước không chia sẻ với mình với nhé. cảm ơn Tiên.
 
Cảm ơn chia sẻ của Tiên nhìu nhe, nhưng CV 8214 thì lại nói là cố định chi hàng tháng phụ cấp điện thoại lại k được miễn, với lại Tiên có định mức điện thoại của nhà Nước không chia sẻ với mình với nhé. cảm ơn Tiên.
Dạ Công văn của Thuế hướng dẫn thì thường trả lời cho 1 DN nhất định chứ không có áp dụng cho tất cả doanh nghiệp nên nó mang giá trị tham khảo nhiều hơn, mình không lấy công văn làm căn cứ pháp lý để xử lý vấn đề của doanh nghiệp mình được á chị. Nên mình nhìn bản chất và căn cứ vào Thông tư để xử lý, nếu không chắc thì chị nên viết Công văn gửi cơ quan Thuế để người ta hướng dẫn trực tiếp cho DN chị thực hiện.
Về định mức điện thoại thì Nhà nước không có quy định cụ thể mà DN phải tự quy định sao cho hợp lý là được ạ.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top