Bài 3: “Thủ tục hữu hiệu nhất để kiểm tra tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình và một số tài sản khác là chứng kiến kiểm kê. Chỉ có chứng kiến kiểm kê mới cung cấp cho kiểm toán viên sự đảm bảo về độ chính xác của số tiền trên bảng cân đối kế toán”.
Yêu cầu: Hãy cho nhận xét của bạn về câu phát biểu này?
Câu phát biểu trong đề bài là chưa hợp lý ở hai phương diện.
- “Chỉ có chứng kiến kiểm kê mới cung cấp cho kiểm toán viên sự đảm bảo về sự chính xác của số tiền trên bảng cân đối kế toán". Chứng kiến kiểm kê chỉ có thể xác minh về tính hiện hữu của tài sản trong thực tế nhưng không đảm bảo về sự chính xác của số tiền trên bảng cân đối kế toán. Khi chứng kiến kiểm kê, kiểm toán viên chủ yếu chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài của tài sản ở dụng vật chất, nhưng không thể giúp xác định giá trị tài sản một cách chính xác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, qua chứng kiến kiểm kê, kiểm toán viên có thể phát hiện được các tài sản có dấu hiệu hư hỏng hay chậm luân chuyển hoặc việc sử dụng, bảo quản tài sản không thích hợp.
- Khi thực hiện kiểm toán và đưa ý kiến, kiểm toán viên không đưa ra đảm bảo về độ chính xác của số tiền trên báo cáo tài chính, mà họ chỉ đảm bảo về tính trung thực và hợp lý của số liệu.
Bài 4: Đây là năm đầu tiên công ty kiểm toán MK thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty Hy Vọng. Kiểm toán viên Lân được giao phụ trách kiểm toán khoản mục Nợ phải thu. Qua nghiên cứu sổ sách của công ty, kiểm toán viên Lân nhận thấy trong các khách hàng còn nợ vào cuối niên độ, có một khách hàng có số dư lớn hơn tổng số dư của các khách hàng còn lại. Vì vậy, Lâm quyết định thu thập những bằng chứng có liên quan khoản phải thu của khách hàng này. Hãy nêu ý kiến của bạn về tính thích hợp của các loại bằng chứng mà kiểm toán viên Lân đã thu thập dưới đây.
a) Sổ chi tiết khoản phải thu được in ra từ máy tính.
b) Hóa đơn bán hàng về các khoản phải thu chưa thu được tiền (liên lưu tại đơn vị).
c) Đơn đặt hàng của khách hàng.
d) Chứng từ vận chuyển của một công ty vận tải độc lập có ghi rõ những mặt hàng chuyên chở để bán.
e) Biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng.
f) Thư xác nhận của khách hàng gửi trực tiếp cho kiểm toán viên, trong đó xác nhận rằng số liệu trên số sách của họ phù hợp số liệu trên thư xác nhận.
a) Đây là bằng chứng do doanh nghiệp lập, nên để xem xét tính thích hợp, kiểm toán viên Lân cần đánh giá kiểm soát nội bộ liên quan việc ghi nhận, theo dõi khoản phải thu. Do sổ chi tiết được in từ máy tính, kiểm toán viên cần xem xét thêm sự phân chia trách kiểm toán nhiệm trong việc ghi nhận và tiếp cận số liệu trên số chi tiết khoản phải thu. Do đây là bằng chứng có độ tin cậy không cao, viên cần phải thu thập thêm các bằng chứng khác độc lập hơn với đơn vị.
b) Đây là bằng chứng có nguồn gốc nội bộ nên độ tin cậy không cao. Vì đây là khoản mục trọng yếu nên kiểm toán viên cần thu thập thêm những bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị
c) Đơn đặt hàng của khách hàng là bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài và được lưu trữ tại đơn vị. Độ tin cậy của bằng chứng này khá cao. Tuy nhiên đơn đặt hàng chưa thể chứng minh được nghiệp vụ bán hàng đã xảy ra và việc ghi nhận nợ phải thu là đúng nên cần thu thập các bằng chứng khác.
d) Chứng từ vận chuyển của một công ty vận tải độc lập có ghi rõ những mặt hàng vận chuyển để bán là tài liệu độc lập với đơn vị nên có độ tin cậy cao. Tuy nhiên chứng từ này cũng chưa thể đảm bảo rằng doanh nghiệp thật sự còn có quyền sở hữu đối với khoản phải thu đó bởi vì có thể khách hàng đã trả lại hàng mua nhưng doanh nghiệp không hoặc chưa ghi nhận.
e) Biên bản đối chiếu công nợ là bằng chứng do bên ngoài lập và được lưu giữ tại đơn vị. Độ tin cậy của bằng chứng này khá cao. Tuy nhiên kiểm toán viên cần thu thập thêm các bằng chứng khác hoàn toàn độc lập với đơn vị.
f) Thư xác nhận của khách hàng gửi trực tiếp cho kiểm toán viên. Bằng chứng này có độ tin cậy cao do độc lập với đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng cần kiểm tra các chứng từ bản hàng liên quan như: hóa đơn, phiếu giao hàng cho hãng vận tải để kiểm tra tính có thực của nghiệp vụ bán hàng và nợ phải thu khách hàng.
Yêu cầu: Hãy cho nhận xét của bạn về câu phát biểu này?
Bài giải
Câu phát biểu trong đề bài là chưa hợp lý ở hai phương diện.
- “Chỉ có chứng kiến kiểm kê mới cung cấp cho kiểm toán viên sự đảm bảo về sự chính xác của số tiền trên bảng cân đối kế toán". Chứng kiến kiểm kê chỉ có thể xác minh về tính hiện hữu của tài sản trong thực tế nhưng không đảm bảo về sự chính xác của số tiền trên bảng cân đối kế toán. Khi chứng kiến kiểm kê, kiểm toán viên chủ yếu chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài của tài sản ở dụng vật chất, nhưng không thể giúp xác định giá trị tài sản một cách chính xác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, qua chứng kiến kiểm kê, kiểm toán viên có thể phát hiện được các tài sản có dấu hiệu hư hỏng hay chậm luân chuyển hoặc việc sử dụng, bảo quản tài sản không thích hợp.
- Khi thực hiện kiểm toán và đưa ý kiến, kiểm toán viên không đưa ra đảm bảo về độ chính xác của số tiền trên báo cáo tài chính, mà họ chỉ đảm bảo về tính trung thực và hợp lý của số liệu.
Bài 4: Đây là năm đầu tiên công ty kiểm toán MK thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty Hy Vọng. Kiểm toán viên Lân được giao phụ trách kiểm toán khoản mục Nợ phải thu. Qua nghiên cứu sổ sách của công ty, kiểm toán viên Lân nhận thấy trong các khách hàng còn nợ vào cuối niên độ, có một khách hàng có số dư lớn hơn tổng số dư của các khách hàng còn lại. Vì vậy, Lâm quyết định thu thập những bằng chứng có liên quan khoản phải thu của khách hàng này. Hãy nêu ý kiến của bạn về tính thích hợp của các loại bằng chứng mà kiểm toán viên Lân đã thu thập dưới đây.
a) Sổ chi tiết khoản phải thu được in ra từ máy tính.
b) Hóa đơn bán hàng về các khoản phải thu chưa thu được tiền (liên lưu tại đơn vị).
c) Đơn đặt hàng của khách hàng.
d) Chứng từ vận chuyển của một công ty vận tải độc lập có ghi rõ những mặt hàng chuyên chở để bán.
e) Biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng.
f) Thư xác nhận của khách hàng gửi trực tiếp cho kiểm toán viên, trong đó xác nhận rằng số liệu trên số sách của họ phù hợp số liệu trên thư xác nhận.
Bài giải
a) Đây là bằng chứng do doanh nghiệp lập, nên để xem xét tính thích hợp, kiểm toán viên Lân cần đánh giá kiểm soát nội bộ liên quan việc ghi nhận, theo dõi khoản phải thu. Do sổ chi tiết được in từ máy tính, kiểm toán viên cần xem xét thêm sự phân chia trách kiểm toán nhiệm trong việc ghi nhận và tiếp cận số liệu trên số chi tiết khoản phải thu. Do đây là bằng chứng có độ tin cậy không cao, viên cần phải thu thập thêm các bằng chứng khác độc lập hơn với đơn vị.
b) Đây là bằng chứng có nguồn gốc nội bộ nên độ tin cậy không cao. Vì đây là khoản mục trọng yếu nên kiểm toán viên cần thu thập thêm những bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài đơn vị
c) Đơn đặt hàng của khách hàng là bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài và được lưu trữ tại đơn vị. Độ tin cậy của bằng chứng này khá cao. Tuy nhiên đơn đặt hàng chưa thể chứng minh được nghiệp vụ bán hàng đã xảy ra và việc ghi nhận nợ phải thu là đúng nên cần thu thập các bằng chứng khác.
d) Chứng từ vận chuyển của một công ty vận tải độc lập có ghi rõ những mặt hàng vận chuyển để bán là tài liệu độc lập với đơn vị nên có độ tin cậy cao. Tuy nhiên chứng từ này cũng chưa thể đảm bảo rằng doanh nghiệp thật sự còn có quyền sở hữu đối với khoản phải thu đó bởi vì có thể khách hàng đã trả lại hàng mua nhưng doanh nghiệp không hoặc chưa ghi nhận.
e) Biên bản đối chiếu công nợ là bằng chứng do bên ngoài lập và được lưu giữ tại đơn vị. Độ tin cậy của bằng chứng này khá cao. Tuy nhiên kiểm toán viên cần thu thập thêm các bằng chứng khác hoàn toàn độc lập với đơn vị.
f) Thư xác nhận của khách hàng gửi trực tiếp cho kiểm toán viên. Bằng chứng này có độ tin cậy cao do độc lập với đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng cần kiểm tra các chứng từ bản hàng liên quan như: hóa đơn, phiếu giao hàng cho hãng vận tải để kiểm tra tính có thực của nghiệp vụ bán hàng và nợ phải thu khách hàng.