Bài 3: Kiểm toán viên Lân được giao phụ trách kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng cho công ty Ánh Sao cho niên độ kết thúc vào 31/12/200X.
Tài khoản Phải thu khách hàng có số dư 2.050.000.000đ. Tổng số khách hàng còn nợ vào cuối niên độ là 60 khách hàng. Lân đã chọn 20 khách hàng để gửi thư xác nhận. Việc lựa chọn các khách hàng để gửi thư xác nhận chủ yếu dựa vào các khách hàng có giao dịch thường xuyên (có số phát sinh lớn).
Khi nhận thư hồi âm, Lân nhận thấy có 15 thư có số dư phù hợp với số dư trên sổ sách kế toán, 4 thư xác nhận có sự khác biệt và 1 thứ không được trả lời. Số dư trên sổ sách kế toán của bốn thư xác nhận có khác biệt về số liệu như sau:
a) Khách hàng An Phước: 20.500.000đ
b) Khách hàng Tây An: 16.800.000đ
c) Khách hàng Biệt Lộ: 64.000.000đ
d) Khách hàng Bình Tây: 7.000.000đ
Các khách hàng này đã giải thích trên thư hồi âm về khoản chênh lệch đó như sau:
a) Khách hàng An Phước: Số dư 20.050.000đ đã được chúng tôi thanh toán bằng ủy nhiệm chi vào ngày 29/12/200X. Vì vậy chúng tôi không nợ công ty bất cứ khoản nào vào ngày 31/12/200X.
b) Khách hàng Tây An: Số dư trên sổ sách chúng tôi là 0. Số dư 16.800.000₫ là giá trị của lô hàng theo hóa đơn số 832, nhận vào ngày 4/1/200X+1. Vì vậy chúng tôi không nợ công ty bất cứ khoản nào vào ngày 31/12/200X.
c) Khách hàng Biệt Lệ: Chúng tôi chỉ còn nợ 17.000.000đ vào ngày 31/12/200X. Số dư 47.000.000đ là giá trị của hóa đơn số 834 ngày 30/12/200X nhưng hàng được nhận vào ngày 5/1/200X+1.
d) Khách hàng Bỉnh Tây: số dư 7.000.000₫ là trị giá của lô hàng theo hóa đơn số 811 ngày 21/12/200X. Lô hàng này chúng tôi đã gửi trả lại vào ngày 28/12/200X vì hàng giao không đúng phẩm chất.
Riêng đối với khách hàng không trả lời, kiểm toán viên đã kiểm tra các bản lưu của hóa đơn.
Yêu cầu:
1. Cho nhận xét về phương pháp làm việc của kiểm toán viên Lân. Việc lựa chọn các khách hàng có giao dịch thường xuyên để gửi thư xác nhận có phải là biện pháp hữu hiệu nhất không? Những cơ sở nào cần xem xét khi chọn lựa khách hàng để gửi thư xác nhận?
2. Hãy cho biết nguyên nhân đưa đến sự khác biệt trên và các thủ tục kiểm toán bổ cân thực hiện để làm rõ sự khác sung biệt cho mỗi trường hợp nêu trên.
3. Giả sử kết quả các thử nghiệm bổ sung cho thấy xác nhận của khách hàng trong 4 trường hợp trên là đúng. Hãy cho biết các bút toán đề nghị điều chỉnh nếu có (biết rằng 4 nghiệp vụ trên đều đã được công ty ghi nhận vào doanh thu của niên độ).
1. Việc lựa chọn khách hàng có giao dịch thường xuyên để gửi thư xác nhận không phải là biện pháp hữu hiệu nhất vì sẽ không giúp phát hiện việc khai khống hay các khách hàng không có thực nhưng có số dư lớn. Khi chọn lựa khách hàng để gửi thư xác nhận, kiểm toán viên nên:
- Lựa chọn các khách hàng có số dư lớn.
- Các khách hàng không gửi bảng đối chiếu công nợ.
- Các khách hàng mà khoản nợ còn tồn đọng qua nhiều năm nhưng không được thanh toán.
Đối với khách hàng không trả lời, ngoài việc kiểm tra hóa đơn, kiểm toán viên còn cần phải kiểm tra các tài liệu khác như hợp đồng, phiếu gửi hàng
2. Nguyên nhân có thể đưa đến sự khác biệt:
a) Khách hàng An Phước.
- Khách hàng thanh toán nhầm.
- Vào ngày kết thúc niên độ, tiền đang được chuyển từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán.
b) Khách hàng Tây An: Khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu giữa bên bán và thời điểm ghi nhận tài sản hay chi phí của bên mua.
c) Khách hàng Biệt Lệ: Khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu của bên bản và thời điểm ghi nhận tài sản hay chi phí của bên mua.
d) Khách hàng Bình Tây: Khác biệt về thời điểm ghi nhận hàng bán bị trả lại giữa hai bên hay do ghi sổ kế toán sai.
Các thủ tục kiểm toán bổ sung:
a) Khách hàng An Phước: Kiểm tra phiếu giao hàng. sổ phụ ngân hàng trước và sau ngày kết thúc niên độ để xem ngày ghi nhận trên sổ phụ về ủy nhiệm chi mà khách hàng đã phát hành vào 29/12/200X.
b) Khách hàng Tây An: Kiểm tra phiếu giao hàng để xem ngày nhận hàng của khách hàng có hợp lý không và thời điểm ghi nhận doanh thu của đơn vị có đúng không?
c) Khách hàng Biệt Lệ: Kiểm tra phiếu giao hàng để xem ngày nhận hàng của khách hàng có hợp lý không và thời điểm ghi nhận doanh thu của đơn vị có đúng không?
d) Khách hàng Bình Tây: Kiểm tra hợp đồng, điều kiện giao hàng. chứng từ gửi hàng xem trên hợp đồng có cho phép trả lại hàng. Xem xét sổ kế toán năm sau để xem có ghi nhận lô hàng bị trả lại không?
3. Không có bút toán điều chỉnh nếu các nghiệp vụ trên xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đúng theo các giải thích của khách hàng và đơn vị đã ghi nhận doanh thu đúng niên độ.
Tài khoản Phải thu khách hàng có số dư 2.050.000.000đ. Tổng số khách hàng còn nợ vào cuối niên độ là 60 khách hàng. Lân đã chọn 20 khách hàng để gửi thư xác nhận. Việc lựa chọn các khách hàng để gửi thư xác nhận chủ yếu dựa vào các khách hàng có giao dịch thường xuyên (có số phát sinh lớn).
Khi nhận thư hồi âm, Lân nhận thấy có 15 thư có số dư phù hợp với số dư trên sổ sách kế toán, 4 thư xác nhận có sự khác biệt và 1 thứ không được trả lời. Số dư trên sổ sách kế toán của bốn thư xác nhận có khác biệt về số liệu như sau:
a) Khách hàng An Phước: 20.500.000đ
b) Khách hàng Tây An: 16.800.000đ
c) Khách hàng Biệt Lộ: 64.000.000đ
d) Khách hàng Bình Tây: 7.000.000đ
Các khách hàng này đã giải thích trên thư hồi âm về khoản chênh lệch đó như sau:
a) Khách hàng An Phước: Số dư 20.050.000đ đã được chúng tôi thanh toán bằng ủy nhiệm chi vào ngày 29/12/200X. Vì vậy chúng tôi không nợ công ty bất cứ khoản nào vào ngày 31/12/200X.
b) Khách hàng Tây An: Số dư trên sổ sách chúng tôi là 0. Số dư 16.800.000₫ là giá trị của lô hàng theo hóa đơn số 832, nhận vào ngày 4/1/200X+1. Vì vậy chúng tôi không nợ công ty bất cứ khoản nào vào ngày 31/12/200X.
c) Khách hàng Biệt Lệ: Chúng tôi chỉ còn nợ 17.000.000đ vào ngày 31/12/200X. Số dư 47.000.000đ là giá trị của hóa đơn số 834 ngày 30/12/200X nhưng hàng được nhận vào ngày 5/1/200X+1.
d) Khách hàng Bỉnh Tây: số dư 7.000.000₫ là trị giá của lô hàng theo hóa đơn số 811 ngày 21/12/200X. Lô hàng này chúng tôi đã gửi trả lại vào ngày 28/12/200X vì hàng giao không đúng phẩm chất.
Riêng đối với khách hàng không trả lời, kiểm toán viên đã kiểm tra các bản lưu của hóa đơn.
Yêu cầu:
1. Cho nhận xét về phương pháp làm việc của kiểm toán viên Lân. Việc lựa chọn các khách hàng có giao dịch thường xuyên để gửi thư xác nhận có phải là biện pháp hữu hiệu nhất không? Những cơ sở nào cần xem xét khi chọn lựa khách hàng để gửi thư xác nhận?
2. Hãy cho biết nguyên nhân đưa đến sự khác biệt trên và các thủ tục kiểm toán bổ cân thực hiện để làm rõ sự khác sung biệt cho mỗi trường hợp nêu trên.
3. Giả sử kết quả các thử nghiệm bổ sung cho thấy xác nhận của khách hàng trong 4 trường hợp trên là đúng. Hãy cho biết các bút toán đề nghị điều chỉnh nếu có (biết rằng 4 nghiệp vụ trên đều đã được công ty ghi nhận vào doanh thu của niên độ).
Bài giải
1. Việc lựa chọn khách hàng có giao dịch thường xuyên để gửi thư xác nhận không phải là biện pháp hữu hiệu nhất vì sẽ không giúp phát hiện việc khai khống hay các khách hàng không có thực nhưng có số dư lớn. Khi chọn lựa khách hàng để gửi thư xác nhận, kiểm toán viên nên:
- Lựa chọn các khách hàng có số dư lớn.
- Các khách hàng không gửi bảng đối chiếu công nợ.
- Các khách hàng mà khoản nợ còn tồn đọng qua nhiều năm nhưng không được thanh toán.
Đối với khách hàng không trả lời, ngoài việc kiểm tra hóa đơn, kiểm toán viên còn cần phải kiểm tra các tài liệu khác như hợp đồng, phiếu gửi hàng
2. Nguyên nhân có thể đưa đến sự khác biệt:
a) Khách hàng An Phước.
- Khách hàng thanh toán nhầm.
- Vào ngày kết thúc niên độ, tiền đang được chuyển từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán.
b) Khách hàng Tây An: Khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu giữa bên bán và thời điểm ghi nhận tài sản hay chi phí của bên mua.
c) Khách hàng Biệt Lệ: Khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu của bên bản và thời điểm ghi nhận tài sản hay chi phí của bên mua.
d) Khách hàng Bình Tây: Khác biệt về thời điểm ghi nhận hàng bán bị trả lại giữa hai bên hay do ghi sổ kế toán sai.
Các thủ tục kiểm toán bổ sung:
a) Khách hàng An Phước: Kiểm tra phiếu giao hàng. sổ phụ ngân hàng trước và sau ngày kết thúc niên độ để xem ngày ghi nhận trên sổ phụ về ủy nhiệm chi mà khách hàng đã phát hành vào 29/12/200X.
b) Khách hàng Tây An: Kiểm tra phiếu giao hàng để xem ngày nhận hàng của khách hàng có hợp lý không và thời điểm ghi nhận doanh thu của đơn vị có đúng không?
c) Khách hàng Biệt Lệ: Kiểm tra phiếu giao hàng để xem ngày nhận hàng của khách hàng có hợp lý không và thời điểm ghi nhận doanh thu của đơn vị có đúng không?
d) Khách hàng Bình Tây: Kiểm tra hợp đồng, điều kiện giao hàng. chứng từ gửi hàng xem trên hợp đồng có cho phép trả lại hàng. Xem xét sổ kế toán năm sau để xem có ghi nhận lô hàng bị trả lại không?
3. Không có bút toán điều chỉnh nếu các nghiệp vụ trên xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đúng theo các giải thích của khách hàng và đơn vị đã ghi nhận doanh thu đúng niên độ.