K
ke toan 9x
Guest
Ðề: Phải xác định những câu chuyện đưa ra sẽ thích hợp với vị trí sắp ứng tuyển
Em là sinh viên mới ra trường, muốn quan tâm về kỹ năng trả lời phỏng vấn khi đi xin việc. Em đọc bài viết này chưa hiểu lắm. Anh chị nào biết chia sẻ thêm cho em nhé!Khi gặp một câu phỏng vấn “truyền thống” đại loại như: “Bạn sẽ làm gì nếu có một khách hàng không quan tâm đến việc mua sản phẩm của công ty bạn?”. Bạn có thể nghĩ ra một câu chuyện nào đóđể trả lời người phỏng vấn. Nhưng khi bạn phải trả lời một câu hỏi thuộc loại phỏng vấn hành vi, người phỏng vấn sẽ lắng nghe câu chuyện đặc biệt của bạn và quan tâm đến cách bạn giải quyết tình huống hoặc vấn đề mà bạn đặt ra.
Phỏng vấn hành vi là gì?
Những câu phỏng vấn hành vi thường bắt đầu với những mệnh đề như: “Hãy kể về khoảng thời gian...” hoặc: “Bạn có thể đưa ra một ví dụ ...”. Trong phỏng vấn hành vi, người phỏng vấn rất muốn nghe những ví dụ thực từ chính cuộc sống của bạn và cách bạn giải quyết những tình huống đó, vì có thể sẽ có những tình huống tương tự xảy ra trong tương lai ở công ty mà chính bạn là người giải quyết. Đây là cơ hội để bạn nói về những khả năng của mình. Nếu bạn có thể chứng minh, qua những ví dụ (tốt nhất là những ví dụ gần đây), rằng bạn đ thành công trong những vị trí mà bạn từng đảm trách, bạn sẽ có thể được nhà tuyển dụng “chấm” là một ứng cử viên cho vị trí tương lai. Tóm lại, nếu bạn đã làm được nhiệm vụ đó hôm qua thì bạn cũng có thể làm tốt nó trong tương lai.
Một ví dụ về phỏng vấn hành vi
Người phỏng vấn đặt ra tình huống: Tôi có một khách hàng không muốn nghe những đặc điểm của hàng hóa bởi vì trước đó đã có định kiến về công ty.
Ứng viên trả lời bằng cách dẫn ra một ví dụ để giải quyết tình huống (hành vi): Tôi lắng nghe lời phàn nàn của khách hàng. Tôi giải thích trong trường hợp như vậy có thể có nhiều cách giải quyết và tôi đề nghị đưa ra một dịch vụ tốt hơn. Tôi đã làm cho khách hàng hài lòng và thay đổi định kiến về công ty.
Kết quả : Khách hàng không chỉ mua hàng hóa mà còn khen ngợi tôi đã khéo giúp đỡ khách hàng trong việc mua sắm và bây giờ là một trong số những khách hàng tốt nhất của tôi.
Nên chuẩn bị trước cuộc phỏng vấn
Bạn có thể chuẩn bị cho kiểu phỏng vấn này bằng cách viết ra câu chuyện trước cuộc phỏng vấn. Phải xác định những câu chuyện đưa ra sẽ thích hợp với vị trí sắp ứng tuyển. Nếu người phỏng vấn yêu cầu các chi tiết đáng tin cậy, tốt hơn hết bạn hãy viết ra câu chuyện với thời gian diễn ra có tính thuyết phục nhất.
Bạn có thể sử dụng những câu chuyện ngay cả khi người phỏng vấn không đặt những câu phỏng vấn hành vi. Nếu bạn được phỏng vấn bởi một câu hỏi “truyền thống”, hãy sử dụng câu chuyện mà bạn đã chuẩn bị với lời mở đầu: “Tôi có thể đưa ra một ví dụ về công việc mà tôi đã có kinh nghiệm trước đây”.
Việc chuẩn bị trước một câu chuyện cho cuộc phỏng vấn sẽ gợi lại những thành công đã qua của bạn, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và không bị “bắt giò” là đã học thuộc những câu trả lời để đối phó. Dĩ nhiên, không có cách nào dự đoán được những gì người phỏng vấn sẽ hỏi nhưng bạn có thể chuẩn bị trước những điều bạn muốn ông ta (hoặc bà ta) biết về quá khứ của bạn, như thể bạn là nhà tiên tri đang hoạch định cho chính tương lai của mình