Bí quyết lọc hồ sơ hiệu quả

hangnghiem

Khỉ vàng đáng iu ^_*
Hội viên mới
Sau khi đăng tuyển dụng tìm người tài, thông thường hồ sơ của ứng viên sẽ "ồ ạt" đổ về bạn. Bạn sẽ mất khá nhiều thời gian lọc hồ sơ để tìm ra ứng viên phù hợp nhất. Vì vậy, lọc hồ sơ hiệu quả sẽ gíúp bạn tăng cơ hội thu hút được ứng viên giỏi đến phỏng vấn và tuyển được người tài “đầu quân” về với công ty bạn. Theo các chuyên gia nhân sự, để lọc hồ sơ hiệu quả, bạn nên thực hiện hai bước sau:

Bước 1: Loại các ứng viên không đáp ứng được các yêu cầu cơ cơ bản.
Điều này thật dễ dàng. Ví dụ, vị trí tuyển dụng yêu cầu ứng viên có bằng đại học, vậy bạn chỉ việc loại tất cả hồ sơ nào không thỏa mãn yêu cầu này. Dĩ nhiên, sẽ có một số trường hợp đặc biệt là ứng viên không thỏa mãn yêu cầu cơ bản này nhưng nội dung trình bày về kinh nghiệm làm việc lại phù hợp với yêu cầu công việc. Bạn sẽ làm gì? Hãy khảo sát tiếp vòng 2 này.

Bước 2: Tìm các hồ sơ có:
• Hình thức trình bày hồ sơ gãy gọn, súc tích và hấp dẫn. Một biểu hiện của ứng viên không chuyên nghiệp là hồ sơ có quá nhiều lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả.
• Mục tiêu nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
• Không chỉ có kinh nghiệm mà công việc yêu cầu mà còn đạt được nhiều thành tích và thăng tiến nghề nghiệp nổi bật. Trong giai đoạn hai, bạn cần nhận ra các điểm “hơn nhau” giữa các ứng viên – như chất lượng đào tạo mà họ có được hoặc số năm kinh nghiệm làm việc.
Một ứng viên tốt nghiệp từ các trường danh tiếng sẽ có nhiều khả năng thành công hơn một ứng viên tốt nghiệp từ một trường bình thường. Điều đó như cách nhà tuyển dụng đánh giá các ứng viên tốt nghiệp từ các “thương hiệu” nổi tiếng như MIT, Oxford hay Harvard vậy. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Sau giai đoạn hai này, bạn có thể mời ứng viên đến dự phỏng vấn.

Các dấu hiệu của ứng viên không phù hợp:
Bạn cần nhận ra ngay các dấu hiệu của ứng viên không phù hợp, chẳng hạn như ứng viên không có kế hoạch phát triển nghề nghiệp, không có mục tiêu nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, ứng viên có nhiều khoảng thời gian thất nghiệp, hoặc ứng viên nhảy việc quá nhiều.
Ngoài ra, một số mẹo nhỏ sau giúp bạn lọc hồ sơ nhanh chóng và hiệu quả:
• Dành ít thời gian để sàng lọc ra các ứng viên không phù hợp (giai đoạn 1), và dành nhiều thời gian đánh giá các ứng viên có nhiều khả năng thành công nhất (giai đoạn 2).
• Không đánh giá dựa trên “bề nổi”. Nghĩa là sẽ có ứng viên “trông vậy chứ không phải vậy”. Các ứng viên tốt nghiệp từ lĩnh vực kỹ thuật thường không trình bày hồ sơ “mướt mát” như các ứng viên tốt nghiệp từ các ngành xã hội. Vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ điều cốt lõi là thành tích của ứng viên.
• Tránh so sánh các ứng viên với nhau. Điều bạn cần làm là so sánh ứng viên dự tuyển với tiêu chuẩn của ứng viên lý tưởng để tìm ra người phù hợp nhất.

Theo VietnamWorks.com
 
Ðề: Bí quyết lọc hồ sơ hiệu quả

Sau khi đăng tuyển dụng tìm người tài, thông thường hồ sơ của ứng viên sẽ "ồ ạt" đổ về bạn. Bạn sẽ mất khá nhiều thời gian lọc hồ sơ để tìm ra ứng viên phù hợp nhất. Vì vậy, lọc hồ sơ hiệu quả sẽ gíúp bạn tăng cơ hội thu hút được ứng viên giỏi đến phỏng vấn và tuyển được người tài “đầu quân” về với công ty bạn. Theo các chuyên gia nhân sự, để lọc hồ sơ hiệu quả, bạn nên thực hiện hai bước sau:

Bước 1: Loại các ứng viên không đáp ứng được các yêu cầu cơ cơ bản.
Điều này thật dễ dàng. Ví dụ, vị trí tuyển dụng yêu cầu ứng viên có bằng đại học, vậy bạn chỉ việc loại tất cả hồ sơ nào không thỏa mãn yêu cầu này. Dĩ nhiên, sẽ có một số trường hợp đặc biệt là ứng viên không thỏa mãn yêu cầu cơ bản này nhưng nội dung trình bày về kinh nghiệm làm việc lại phù hợp với yêu cầu công việc. Bạn sẽ làm gì? Hãy khảo sát tiếp vòng 2 này.

Bước 2: Tìm các hồ sơ có:
• Hình thức trình bày hồ sơ gãy gọn, súc tích và hấp dẫn. Một biểu hiện của ứng viên không chuyên nghiệp là hồ sơ có quá nhiều lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả.
• Mục tiêu nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
• Không chỉ có kinh nghiệm mà công việc yêu cầu mà còn đạt được nhiều thành tích và thăng tiến nghề nghiệp nổi bật. Trong giai đoạn hai, bạn cần nhận ra các điểm “hơn nhau” giữa các ứng viên – như chất lượng đào tạo mà họ có được hoặc số năm kinh nghiệm làm việc.
Một ứng viên tốt nghiệp từ các trường danh tiếng sẽ có nhiều khả năng thành công hơn một ứng viên tốt nghiệp từ một trường bình thường. Điều đó như cách nhà tuyển dụng đánh giá các ứng viên tốt nghiệp từ các “thương hiệu” nổi tiếng như MIT, Oxford hay Harvard vậy. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng. Sau giai đoạn hai này, bạn có thể mời ứng viên đến dự phỏng vấn.

Các dấu hiệu của ứng viên không phù hợp:
Bạn cần nhận ra ngay các dấu hiệu của ứng viên không phù hợp, chẳng hạn như ứng viên không có kế hoạch phát triển nghề nghiệp, không có mục tiêu nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, ứng viên có nhiều khoảng thời gian thất nghiệp, hoặc ứng viên nhảy việc quá nhiều.
Ngoài ra, một số mẹo nhỏ sau giúp bạn lọc hồ sơ nhanh chóng và hiệu quả:
• Dành ít thời gian để sàng lọc ra các ứng viên không phù hợp (giai đoạn 1), và dành nhiều thời gian đánh giá các ứng viên có nhiều khả năng thành công nhất (giai đoạn 2).
• Không đánh giá dựa trên “bề nổi”. Nghĩa là sẽ có ứng viên “trông vậy chứ không phải vậy”. Các ứng viên tốt nghiệp từ lĩnh vực kỹ thuật thường không trình bày hồ sơ “mướt mát” như các ứng viên tốt nghiệp từ các ngành xã hội. Vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ điều cốt lõi là thành tích của ứng viên.
• Tránh so sánh các ứng viên với nhau. Điều bạn cần làm là so sánh ứng viên dự tuyển với tiêu chuẩn của ứng viên lý tưởng để tìm ra người phù hợp nhất.

Theo VietnamWorks.com

Trong thời gian tới đây em sẽ bị rơi vào tình trạng này đây. Sao e ghét nó thế ko biết,mất thời gian lắm lắm.
 
Sàng lọc người tài từ hồ sơ ứng tuyển

Trong thời gian tới đây em sẽ bị rơi vào tình trạng này đây. Sao e ghét nó thế ko biết,mất thời gian lắm lắm.

Nếu vậy thì em tham khảo thêm bài này nữa nhé....

Sau khi đăng tuyển dụng trên mạng, hộp thư email của bạn có thể sẽ nhanh chóng chật cứng vì hồ sơ ứng viên gửi đến. Chắc chắn nhiều hồ sơ trong số này sẽ không phù hợp với vị trí mà bạn đăng tuyển. Vậy làm thế nào để lọc ra người giỏi trong số hàng trăm hồ sơ ứng tuyển này?

Bạn không cần phải dành hết thời gian quý báu của mình để ngồi lọc hàng trăm hồ sơ ứng viên. Có một số mẹo nhỏ sau giúp bạn sàng lọc ứng viên giỏi thật nhanh chóng và hiệu quả:
• Hồ sơ có nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp: điều này có nghĩa là ứng viên thiếu cẩn trọng hoặc không buồn để ý đến chi tiết. Cả hai đều cho thấy ứng viên thiếu “độ chín” hoặc tệ hơn nữa là “lười biếng”. Đây không phải là tiêu chuẩn mà bạn tìm kiếm ở ứng viên mong muốn.
• Ứng viên đổi việc liên tục: bạn nên loại ngay những ứng viên đổi việc “liền tù tì” trong một thời gian ngắn. Nếu một ứng viên thay đổi nơi làm việc nhiều hơn một lần mỗi năm, điều đó có nghĩa là anh ta sẽ rời công ty bạn ngay khi một công ty khác đề nghị mức lương hấp dẫn hơn. Khả năng thứ hai là ứng viên đó không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong công việc trước đây.
• Ứng viên có vài lần đổi nghề: bạn đừng ngại các ứng viên thay đổi nghề nghiệp đôi lần. Hầu hết người đi làm có thể thay đổi nghề bình quân 3 lần trong suốt sự nghiệp của mình. Vì vậy, đổi nghề không phải là điều đáng e ngại. Điều bạn cần tìm chính là những người luôn nỗ lực nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
• Ứng viên không có thành tích cụ thể. Một ứng viên chỉ biết liệt kê những nhiệm vụ trước đây của mình mà không có thành tích nổi bật nào là dấu hiệu của một ứng viên không có gì xuất sắc. Bạn cần biết những việc mà ứng viên đã làm và họ đã thành công trong công việc trước đây như thế nào. Hãy nhớ rằng những thành tích nổi bật trong quá khứ của ứng viên là dấu hiệu tốt báo trước thành tích xuất sắc trong tương lai của họ.
• Đừng bị đánh lừa bởi những thuật ngữ kỹ thuật. Nhiều ứng viên tưởng rằng họ có thể đánh lừa được nhà tuyển dụng với những “thuật-ngữ-mà-không-phải-ai-cũng-biết”. Nếu một hồ sơ ứng tuyển sử dụng thứ ngôn ngữ kỹ thuật mà bạn không quen thì bạn nên tìm đến một người có kinh nghiệm hoặc kiến thức về kỹ thuật để tìm hiểu. Bạn đừng để ứng viên “qua mặt” nhé.
• Liệt kê những kỹ năng quan trọng mà vị trí tuyển dụng yêu cầu. Đây là danh sách những kỹ năng và kinh nghiệm mà vị trí đăng tuyển yêu cầu, trong đó bạn sẽ liệt kê những yêu cầu tuyển dụng theo trật tự về tầm quan trọng. Ví dụ, nếu bạn chọn tiêu chuẩn có bằng Cử Nhân ở đầu danh sách, bạn sẽ chỉ chú ý ứng viên nào có bằng Cử Nhân mà thôi và sẽ bỏ qua ngay những ứng viên không có bằng cấp này. Đừng phí thời gian đọc một hồ sơ không đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất của bạn.

VietnamWorks.com
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top