Ðề: bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng; hàng tháng Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Luật bảo hiểm y tế cũng thay đổi nữa nè bạn
Thứ nhất, Người lao động hàng tháng sẽ phải đóng tối đa 6% mức tiền lương, tiền công tháng, (so với mức 3% lương hiện nay, vốn được xem là quá thấp, không đủ cân đối thu chi cho cả bệnh viện lẫn bên bảo hiểm), trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3
Thứ hai, những người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được quyền lựa chọn cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, đề nghị sửa đổi vào đầu mỗi quý, tuy nhiên phải đúng tuyến. "Nghĩa là nếu đăng ký tại sơ sở khám, chữa bệnh tuyến xã, huyện hoặc tương đương, thì cơ sở đăng ký mới phải tương đương với tuyến của cơ sở trước", bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, cho biết.
Bà Hương cũng cho biết một điểm mới nữa trong Luật là nếu đến khám tại các cơ sở không có hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán chi phí khám chữa trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm nhưng cũng với điều kiện là phải đúng tuyến, đúng đường.
Ngoài ra, cơ quan bảo hiểm vẫn sẽ chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí, 20% còn lại người bệnh tự trả đối với những người không thuộc diện ưu đãi.
Những người đóng bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con và khám để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh.
Với các trường hợp vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn và các trường hợp khác không có trong quy định thì Chính phủ sẽ quy định mức thanh toán chi phí.
Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế là khám sức khỏe, xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị...
Cũng theo luật mới, chậm nhất đến đầu năm 2014, thẻ bảo hiểm sẽ phải gắn ảnh của người tham gia.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2009.