bảo hành công trình

codaigl148

New Member
Hội viên mới
Anh chi cho e hỏi,
1. Tiền bảo hành công trình là gì, nó có vai trò như thế nào và tại sao mỗi công trình đều phải có phí bảo hành này?"
2. Từ năm 2009 trở về trước, những công ty xây lắp áp dụng theo quyết định nào?
 
Ðề: bảo hành công trình

Điều 7. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.
1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp.
Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán:
- Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa khi trích lập hạch toán vào chi phí bán hàng.
- Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
3. Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành;
Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí bán hàng đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa hoặc chi phí sản xuất chung đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp của doanh nghiệp phần chênh lệch này.
Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp hoàn nhập phần chênh lệch:
- Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa ghi giảm chi phí bán hàng.
- Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp hạch toán vào thu nhập khác.
Hết thời hạn bảo hành, nếu không phải chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập, số dư còn lại được hoàn nhập theo nguyên tắc trên.
 
Ðề: bảo hành công trình

chào bạn!
Tiền bảo hành là số tiền được chủ đầu tư giữ lại =5% giá trị xây lắp. Mục đích: khi xây lắp hoàn thành đưa vào sử dụng nếu có tổn thất hư hao trong thời gian bảo hành thì chủ đầu tư sẽ sử dụng số tiền để sửa chữa.
 
Ðề: bảo hành công trình

1. Doanh thu xây dựng:
Nợ 131
Có 5112
Có 33311

2. Chủ đầu tư thanh toán, trả trước cũng như trả sau
Nợ 1111, 1121
Có 131

3. Chi phí công trình :
Nợ 621/ Có TK liên quan
Nợ 622/ Có TK liên quan
Nợ 623 / Có TK liên quan
Nơ 627 / Có TK liên quan
( trong đó có chi phí dự phòng phải trả_ Trích chi phí bào hành Nơ 6277/ Có 352)
Khi công trình hoàn thành, hạch toán kết chuyền
Nợ 154/ Có 621, 622, 623, 627

Nếu doanh nghiệp hạch toán theo quyết định 48 thi bỏ qua các TK 621, 622, 623, 627, mà chi phí hạch toán vào Nợ 154

4. Chi phí phát sinh bào hành công trình:
Trong thời gian bào hành, công trình phát sinh sửa chữa, hạch toán như chi phí phát sinh_ Kế toán mở số theo dõi chi tiết
Hết thời giàn bào hành:
Sẽ có 2 trường hợp:

4a.Chi phí bảo hành > dự phòng đã trích:
Nợ 352/ Có 154 : đúng số dự phòng
Nợ 632/ Có 154 : số chi phí > số dự phòng đã trích

4b. Chi phí bảo hành < dự phòng đã trích
Nợ 352/ Có 154 : Số chi phí bảo hành phát sinh
Nợ 352/ Có 711 : số dự phòng còn lại ( số đã trích - chi phí bảo hành)
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top