I. Nghị định 83/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế
Ngày 22/06/2013, Chính Phủ ban hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
Theo đó, Nghị Định quy định về việc khai thuế GTGT theo quý đối với các doanh nghiệp nếu có doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ đồng như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì bắt buộc phải khai theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì năm dương lịch tiếp theo căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm trước để khai thuế GTGT theo quý hay tháng.
- Chu kỳ khai theo quý sẽ được ổn định trong thời hạn 3 năm dương lịch. Chu kỳ đầu tiên được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực (15/9/2013) đến hết năm 2016.
- Khi khai theo quý, nếu doanh nghiệp muốn chuyển sang khai theo tháng thì chỉ cần gửi thông báo cho cơ quan Thuế; Việc khai thuế theo quý được ổn định trong suốt năm dương lịch.
Theo Khoản 2, Điều 5 của Nghị định này, sau khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra, nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm tra, thanh tra (liên quan đến thời kì kiểm tra, thanh tra) còn sai sót thì người nộp thuế được tự khai bổ sung, điều chỉnh,. Việc xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc sai sót, chưa đúng phải điều chỉnh.
Theo điều 55, chương III về Điều khoản thi hành quy định rõ việc Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007. Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt cụ thể như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 gặp khó khăn, không thanh toán được số tiền thuế nợ, đã ngừng kinh doanh.
- Doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007.
- Doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa theo các Nghị định: số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998, số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002, số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập pháp nhân mới, còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 mà các khoản tiền thuế, tiền phạt này chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý giảm vốn nhà nước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc khi chuyển thành công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán theo các Nghị định: số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999, số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 mà khoản tiền thuế, tiền phạt này không được tính vào giá trị doanh nghiệp để giao, bán.
Ngoài ra, việc xóa nợ tiền thuế đối với các trường hợp nêu trên đồng thời xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của khoản thuế nợ gốc được xóa tương ứng.
Điều 39 Chương II của Nghị định hướng dẫn trường hợp Nộp dần tiền thuế nợ:
Trong trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế mà không có khả năng nộp đủ số tiền thuế nợ một lần thì có thể được nộp dần nếu đủ các điều kiện sau:
- Có bảo lãnh của Tổ chức tín dụng.
- Có cam kết về tiến độ thực hiện nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và chia đều số tiền nợ để nộp dần theo tháng.
Thời gian thực hiện tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Riêng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngoài các điều kiện trên, người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế của lô hàng đang làm thủ tục hải quan trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Trách nhiệm của người nộp thuế được nộp dần tiền thuế nợ:
- Trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày trên số tiền thuế chậm nộp.
Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết.
- Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay cho người nộp thuế, bao gồm tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày được nộp dần và tiền chậm nộp theo mức 0,07% trên ngày tính trên số tiền chậm nộp kể từ thời điểm vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2013, thay thế Nghị định số 85/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP.
II. Quy định mức nộp thuế thu nhập vãng lai từ ngày 1/7/2013
Từ ngày 1/7/2013, mức thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho đối tượng lao động có sự thay đổi so với trước đây, cụ thể như sau:
Quy định trước đây:
Căn cứ Điều 1, Thông tư số 113/2011/TT-BTC ngày 4/8/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 và Thông tư số 12/2011/TT-BTCngày 26/01/2011 quy định:
"Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 1.000.000 đồng/lần trở lên thì thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
Áp dụng mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập trả cho các cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số)".
Quy định mới sửa đổi:
Theo Luật số 26/2012/QH13 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN (hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013).
Căn cứ điểm 2.3 Công văn số 8817/BTC-TCT ngày 8/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc triển khai thực hiện các quy định có hiệu lực từ 1/7/2013 tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN quy định: "Tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, thực hiện khấu trừ theo tỷ lệ thống nhất là 10% đối với thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên/lần trả thu nhập (không phân biệt cá nhân có hay chưa có mã số thuế)".
Căn cứ quy định trên, nếu người lao động là công chức tại một đơn vị đã được cấp mã số thuế TNCN, khi có thu nhập làm thêm công việc cho đơn vị khác thì đơn vị chi trả có trách nhiệm khấu trừ theo tỷ lệ 10% với mức chi trả từ 1.000.000 đồng/lần trở lên, trước khi chi trả thu nhập cho người lao động.
Kể từ ngày 1/7/2013 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN có hiệu lực thi hành thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng, thực hiện khấu trừ theo tỷ lệ thống nhất là 10% đối với thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên/lần trả thu nhập (không phân biệt cá nhân có hay chưa có mã số thuế).
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế phải cấp chứng từ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ.
III. Điều kiện hưởng thuế suất 0% của Doanh nghiệp là gì ?
Bộ Tài chính đã có văn bản quy định về các điều kiện hưởng thuế suất 0%, đặc biệt là điều kiện các hợp đồng giao kết. Các doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh xuất khẩu cần lưu ý điều này.
Thông tư 06/2012/TT-BTC quy định chi tiết về việc áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất và các lĩnh vực vận tải quốc tế bao gồm: vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc tế; dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải…
Điều kiện để được hưởng thuế suất 0% khi thực hiện xuất khẩu các loại hàng hóa dịch vụ nêu trên:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu; hợp đồng thực hiện dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hành lý, hành khách theo chặng quốc tế…; Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng, dịch vụ, chứng từ thanh toán theo hợp đồng vận tải… và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
- Khi xuất khẩu dịch vụ, doanh nghiệp phải có cam kết từ đối tác chứng minh họ là tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, và không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam; Cam kết của cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.
Một điểm đáng lưu ý là nhiều doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, vận tải quốc tế… trên thực tế thường không xem trọng hình thức giao kết hợp đồng, dẫn đến tình trạng khi thực hiện kê khai thuế, một số hình thức giao kết không được xem là hợp đồng và không đáp ứng đủ các điều kiện luật định để được hưởng thuế suất 0%.
Hình thức hợp đồng:
- Công văn 4380/CT-TTHT ngày 13/06/12 về chính sách thuế của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng Hợp đồng có thể được ký kết dưới hai hình thức bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch.
- Hợp đồng ký kết bằng văn bản tức là hai bên cùng ký hoặc một bên ký trước, bên khác ký sau nhưng cùng ký trên một văn bản.
- Hợp đồng ký kết bằng tài liệu giao dịch bao gồm những loại tài liệu như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng (có thể qua email) có xác nhận các thông tin mua bán quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh tế mua bán.
Các hình thức giao dịch khác như thư từ, điện thoại, giấy giới thiệu, giấy biên nhận, biên lai, hoá đơn, vé tàu xe, sổ tiết kiệm... không được xem là tài liệu giao dịch để ký kết hợp đồng kinh tế, mà chỉ có ý nghĩa làm chứng cứ trong quan hệ hợp đồng kinh tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chú ý rằng vận đơn (Bill of loading) được xem là chứng từ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế nên vận đơn không được sử dụng để thay thế hợp đồng vận chuyển để được áp dụng thuế suất thuế Giá trị gia tăng 0% như quy định nêu trên.
IV. Những thay đổi quan trọng về hóa đơn từ ngày 1/7/2013
Ngày 1/7/2013, Thông tư số 64/2013/TT-BTC về hóa đơn chính thức có hiệu lực. So với quy định hiện hành tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC và Thông tư số 13/2011/TT-BTC, Thông tư này có một số điểm thay đổi quan trọng:
1. Hàng hóa, dịch vụ bán vào khu phi thuế quan không được sử dụng hóa đơn xuất khẩu
- Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 153/2010/TT-BTC, doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn xuất khẩu khi bán hàng hóa, dịch vụ vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Nếu vừa có hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa vừa có hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ vào khu phi thuế quan thì được lựa chọn sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) hoặc hóa đơn xuất khẩu (tiết k khoản 1 Điều 4).
- Tuy nhiên, kể từ ngày 1/7/2013, theo Thông tư 64/2013/TT-BTC, hóa đơn xuất khẩu chỉ dành riêng cho hàng hóa, dịch vụ bán ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (trừ vận tải quốc tế sử dụng hóa đơn GTGT). Còn lại, hàng hóa, dịch vụ mua bán trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu đều phải sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng nếu bên bán khai thuế theo phương pháp trực tiếp (khoản 2 Điều 3).
2. Hóa đơn tự in từ máy tính: Được sử dụng cho năm sau nếu còn tồn
Theo giải thích về ký hiệu hóa đơn tại khoản 1b Điều 4 Thông tư số 64/2013/TT-BTC, đối với hóa đơn tự in từ máy tính, hai chữ số cuối của năm có thể là "năm thông báo phát hành hoặc năm hóa đơn được in ra". Như vậy, nếu doanh nghiệp chưa sử dụng hết số hóa đơn tự in từ phần mềm đã thông báo phát hành trong năm trước thì năm sau vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến hết.
Trước đó, Thông tư 153/2010/TT-BTC (đính chính tại Công văn 5129/TCT-TVQT ngày 15/12/2010) chỉ quy định hai chữ số cuối của năm trong ký hiệu hóa đơn là năm hóa đơn được tạo (in) ra nên hóa đơn tự in đã thông báo phát hành năm trước nếu còn thừa sẽ phải hủy bỏ, không được tiếp tục sử dụng cho năm sau.
3. Hóa đơn bán ô tô, xe máy, nhà đất tối thiểu phải có 3 liên
Kể từ ngày 1/7/2013, khi bán các mặt hàng là tài sản cần đăng ký quyền sở hữu như ô tô, xe máy, nhà đất, … doanh nghiệp bắt buộc phải phát hành hóa đơn có ít nhất 3 liên và phải giao cho người mua hai liên (gồm “liên 2” và một liên dùng để đăng ký quyền sở hữu).
Đồng thời, trên hóa đơn phải thể hiện các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký sở hữu có yêu cầu như số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của nhà hoặc căn hộ, … (điểm a khoản 2 Điều 14).
4. Hóa đơn tự in phải có tiêu thức “tên tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn”
Nếu như khoản 1i Điều 4 Thông tư 153/2010/TT-BTC chỉ bắt buộc hóa đơn đặt in phải ghi tiêu thức “tên tổ chức nhận in hóa đơn” thì nay theo Thông tư 64/2010/TT-BTC hóa đơn tự in cũng bắt buộc phải ghi tiêu thức “tên, mã số thuế của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn” và hóa đơn điện tử phải ghi “tên tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử”. Quy định này vẫn áp dụng trong trường hợp bên bán tự cung ứng phần mềm tự in hóa đơn hoặc tự cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử .
5. Giãn thời hạn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thêm 10 ngày
Theo đó, kể từ 1/7/2013 thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được quy định như sau:
- Báo cáo hóa đơn quý I: chậm nhất là ngày 30/4 (quy định trước đó là 20/4).
- Báo cáo hóa đơn quý II: chậm nhất là ngày 30/7 (trước đó là 20/7).
- Báo cáo hóa đơn quý III: chậm nhất là ngày 30/10 (trước đó là 20/10).
- Báo cáo hóa đơn quý IV: chậm nhất là ngày 30/1 năm sau (trước đó là 20/1).
V. Ngành Thuế mở rộng dịch vụ nộp thuế điện tử
Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đã chính thức triển khai mở rộng dịch vụ nộp thuế điện tử tới các tỉnh, thành trong cả nước.
Với mục tiêu tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ thuế điện tử, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ với NSNN, Tổng cục Thuế đã triển khai điểm dịch vụ khai thuế điện tử tại Cục Thuế Hà Nội từ năm 2012. Bước đầu, chương trình này đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, sau khi triển khai ở trên 100 DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản thuộc địa bàn quận Đống Đa trong năm 2012, đã có 541 giao dịch thành công, nộp ngân sách 683,7 tỷ đồng. Nếu trước đây thành phố chỉ có 37 điểm thu của Kho bạc, đến nay đã có 150 điểm thu kể cả ngân hàng. Thời gian thực hiện nộp trung bình là 2 phút, có những giao dịch chỉ tính bằng giây. Điều này đã góp phần quan trọng trong công tác cải cách hiện đại hóa ngành Thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Tham gia dịch vụ này, người nộp thuế sẽ thực hiện thủ tục nộp thuế nội địa hay thuế XNK tại bất cứ thời điểm nào trong các ngày, kể cả ngày nghỉ, thuận tiện tại mọi địa điểm có kết nối Internet. Để có thể tham gia nộp thuế điện tử, DN chỉ cần đáp ứng các điều kiện như: Là các tổ chức, DN đã được cấp mã số thuế; có phát sinh số thuế nộp ngân sách; đang hoạt động tại thời điểm đăng ký nộp thuế qua mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử để liên lạc ổn định với cơ quan Thuế và có khả năng truy cập, sử dụng mạng Internet; có mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu ngân sách với KBNN và cơ quan Thuế.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, nội dung Dự án dịch vụ nộp thuế điện tử tập trung vào việc xây dựng ứng dụng hỗ trợ nộp thuế qua mạng Internet từ cổng thông tin nộp thuế điện tử hoặc thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ T-VAN, sử dụng tài khoản tiền gửi mở tại các ngân hàng thương mại; xây dựng quy trình nghiệp vụ nộp thuế điện tử và quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa người nộp thuế - cơ quan thuế - ngân hàng thương mại và các đơn vị cung cấp dịch vụ T-VAN, đồng thời sẽ triển khai thí điểm tại 5 Cục Thuế là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đồng Nai và Nghệ An.
Dự kiến, trong năm 2013 sẽ cho phép 3 ngân hàng thương mại là: Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng thương mại CP Quân đội triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Doanh nghiệp, người nộp thuế sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng dịch vụ này.
Ngày 22/06/2013, Chính Phủ ban hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.
Theo đó, Nghị Định quy định về việc khai thuế GTGT theo quý đối với các doanh nghiệp nếu có doanh thu năm trước liền kề dưới 20 tỷ đồng như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì bắt buộc phải khai theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì năm dương lịch tiếp theo căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm trước để khai thuế GTGT theo quý hay tháng.
- Chu kỳ khai theo quý sẽ được ổn định trong thời hạn 3 năm dương lịch. Chu kỳ đầu tiên được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực (15/9/2013) đến hết năm 2016.
- Khi khai theo quý, nếu doanh nghiệp muốn chuyển sang khai theo tháng thì chỉ cần gửi thông báo cho cơ quan Thuế; Việc khai thuế theo quý được ổn định trong suốt năm dương lịch.
Theo Khoản 2, Điều 5 của Nghị định này, sau khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra, nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm tra, thanh tra (liên quan đến thời kì kiểm tra, thanh tra) còn sai sót thì người nộp thuế được tự khai bổ sung, điều chỉnh,. Việc xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc sai sót, chưa đúng phải điều chỉnh.
Theo điều 55, chương III về Điều khoản thi hành quy định rõ việc Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007. Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt cụ thể như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 gặp khó khăn, không thanh toán được số tiền thuế nợ, đã ngừng kinh doanh.
- Doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007.
- Doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa theo các Nghị định: số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998, số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002, số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập pháp nhân mới, còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 mà các khoản tiền thuế, tiền phạt này chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý giảm vốn nhà nước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc khi chuyển thành công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán theo các Nghị định: số 103/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 1999, số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 mà khoản tiền thuế, tiền phạt này không được tính vào giá trị doanh nghiệp để giao, bán.
Ngoài ra, việc xóa nợ tiền thuế đối với các trường hợp nêu trên đồng thời xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của khoản thuế nợ gốc được xóa tương ứng.
Điều 39 Chương II của Nghị định hướng dẫn trường hợp Nộp dần tiền thuế nợ:
Trong trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế mà không có khả năng nộp đủ số tiền thuế nợ một lần thì có thể được nộp dần nếu đủ các điều kiện sau:
- Có bảo lãnh của Tổ chức tín dụng.
- Có cam kết về tiến độ thực hiện nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp và chia đều số tiền nợ để nộp dần theo tháng.
Thời gian thực hiện tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu thời hạn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Riêng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngoài các điều kiện trên, người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế của lô hàng đang làm thủ tục hải quan trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng.
Trách nhiệm của người nộp thuế được nộp dần tiền thuế nợ:
- Trong thời gian nộp dần tiền thuế nợ, người nộp thuế vẫn phải nộp tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày trên số tiền thuế chậm nộp.
Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp đã cam kết.
- Trường hợp người nộp thuế vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp thay cho người nộp thuế, bao gồm tiền thuế nợ, tiền chậm nộp theo mức 0,05% trên ngày được nộp dần và tiền chậm nộp theo mức 0,07% trên ngày tính trên số tiền chậm nộp kể từ thời điểm vi phạm cam kết về tiến độ nộp dần tiền thuế nợ.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2013, thay thế Nghị định số 85/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP.
II. Quy định mức nộp thuế thu nhập vãng lai từ ngày 1/7/2013
Từ ngày 1/7/2013, mức thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho đối tượng lao động có sự thay đổi so với trước đây, cụ thể như sau:
Quy định trước đây:
Căn cứ Điều 1, Thông tư số 113/2011/TT-BTC ngày 4/8/2011 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 và Thông tư số 12/2011/TT-BTCngày 26/01/2011 quy định:
"Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 1.000.000 đồng/lần trở lên thì thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
Áp dụng mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập trả cho các cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số)".
Quy định mới sửa đổi:
Theo Luật số 26/2012/QH13 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN (hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013).
Căn cứ điểm 2.3 Công văn số 8817/BTC-TCT ngày 8/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc triển khai thực hiện các quy định có hiệu lực từ 1/7/2013 tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN quy định: "Tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, thực hiện khấu trừ theo tỷ lệ thống nhất là 10% đối với thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên/lần trả thu nhập (không phân biệt cá nhân có hay chưa có mã số thuế)".
Căn cứ quy định trên, nếu người lao động là công chức tại một đơn vị đã được cấp mã số thuế TNCN, khi có thu nhập làm thêm công việc cho đơn vị khác thì đơn vị chi trả có trách nhiệm khấu trừ theo tỷ lệ 10% với mức chi trả từ 1.000.000 đồng/lần trở lên, trước khi chi trả thu nhập cho người lao động.
Kể từ ngày 1/7/2013 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN có hiệu lực thi hành thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng, thực hiện khấu trừ theo tỷ lệ thống nhất là 10% đối với thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên/lần trả thu nhập (không phân biệt cá nhân có hay chưa có mã số thuế).
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế phải cấp chứng từ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ.
III. Điều kiện hưởng thuế suất 0% của Doanh nghiệp là gì ?
Bộ Tài chính đã có văn bản quy định về các điều kiện hưởng thuế suất 0%, đặc biệt là điều kiện các hợp đồng giao kết. Các doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh xuất khẩu cần lưu ý điều này.
Thông tư 06/2012/TT-BTC quy định chi tiết về việc áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất và các lĩnh vực vận tải quốc tế bao gồm: vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc tế; dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải…
Điều kiện để được hưởng thuế suất 0% khi thực hiện xuất khẩu các loại hàng hóa dịch vụ nêu trên:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu; hợp đồng thực hiện dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hành lý, hành khách theo chặng quốc tế…; Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng, dịch vụ, chứng từ thanh toán theo hợp đồng vận tải… và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
- Khi xuất khẩu dịch vụ, doanh nghiệp phải có cam kết từ đối tác chứng minh họ là tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, và không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam; Cam kết của cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.
Một điểm đáng lưu ý là nhiều doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, vận tải quốc tế… trên thực tế thường không xem trọng hình thức giao kết hợp đồng, dẫn đến tình trạng khi thực hiện kê khai thuế, một số hình thức giao kết không được xem là hợp đồng và không đáp ứng đủ các điều kiện luật định để được hưởng thuế suất 0%.
Hình thức hợp đồng:
- Công văn 4380/CT-TTHT ngày 13/06/12 về chính sách thuế của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng Hợp đồng có thể được ký kết dưới hai hình thức bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch.
- Hợp đồng ký kết bằng văn bản tức là hai bên cùng ký hoặc một bên ký trước, bên khác ký sau nhưng cùng ký trên một văn bản.
- Hợp đồng ký kết bằng tài liệu giao dịch bao gồm những loại tài liệu như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng (có thể qua email) có xác nhận các thông tin mua bán quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh tế mua bán.
Các hình thức giao dịch khác như thư từ, điện thoại, giấy giới thiệu, giấy biên nhận, biên lai, hoá đơn, vé tàu xe, sổ tiết kiệm... không được xem là tài liệu giao dịch để ký kết hợp đồng kinh tế, mà chỉ có ý nghĩa làm chứng cứ trong quan hệ hợp đồng kinh tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần chú ý rằng vận đơn (Bill of loading) được xem là chứng từ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế nên vận đơn không được sử dụng để thay thế hợp đồng vận chuyển để được áp dụng thuế suất thuế Giá trị gia tăng 0% như quy định nêu trên.
IV. Những thay đổi quan trọng về hóa đơn từ ngày 1/7/2013
Ngày 1/7/2013, Thông tư số 64/2013/TT-BTC về hóa đơn chính thức có hiệu lực. So với quy định hiện hành tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC và Thông tư số 13/2011/TT-BTC, Thông tư này có một số điểm thay đổi quan trọng:
1. Hàng hóa, dịch vụ bán vào khu phi thuế quan không được sử dụng hóa đơn xuất khẩu
- Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 153/2010/TT-BTC, doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn xuất khẩu khi bán hàng hóa, dịch vụ vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
- Nếu vừa có hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa vừa có hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ vào khu phi thuế quan thì được lựa chọn sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng (GTGT) hoặc hóa đơn xuất khẩu (tiết k khoản 1 Điều 4).
- Tuy nhiên, kể từ ngày 1/7/2013, theo Thông tư 64/2013/TT-BTC, hóa đơn xuất khẩu chỉ dành riêng cho hàng hóa, dịch vụ bán ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (trừ vận tải quốc tế sử dụng hóa đơn GTGT). Còn lại, hàng hóa, dịch vụ mua bán trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu đều phải sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng nếu bên bán khai thuế theo phương pháp trực tiếp (khoản 2 Điều 3).
2. Hóa đơn tự in từ máy tính: Được sử dụng cho năm sau nếu còn tồn
Theo giải thích về ký hiệu hóa đơn tại khoản 1b Điều 4 Thông tư số 64/2013/TT-BTC, đối với hóa đơn tự in từ máy tính, hai chữ số cuối của năm có thể là "năm thông báo phát hành hoặc năm hóa đơn được in ra". Như vậy, nếu doanh nghiệp chưa sử dụng hết số hóa đơn tự in từ phần mềm đã thông báo phát hành trong năm trước thì năm sau vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến hết.
Trước đó, Thông tư 153/2010/TT-BTC (đính chính tại Công văn 5129/TCT-TVQT ngày 15/12/2010) chỉ quy định hai chữ số cuối của năm trong ký hiệu hóa đơn là năm hóa đơn được tạo (in) ra nên hóa đơn tự in đã thông báo phát hành năm trước nếu còn thừa sẽ phải hủy bỏ, không được tiếp tục sử dụng cho năm sau.
3. Hóa đơn bán ô tô, xe máy, nhà đất tối thiểu phải có 3 liên
Kể từ ngày 1/7/2013, khi bán các mặt hàng là tài sản cần đăng ký quyền sở hữu như ô tô, xe máy, nhà đất, … doanh nghiệp bắt buộc phải phát hành hóa đơn có ít nhất 3 liên và phải giao cho người mua hai liên (gồm “liên 2” và một liên dùng để đăng ký quyền sở hữu).
Đồng thời, trên hóa đơn phải thể hiện các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký sở hữu có yêu cầu như số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của nhà hoặc căn hộ, … (điểm a khoản 2 Điều 14).
4. Hóa đơn tự in phải có tiêu thức “tên tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn”
Nếu như khoản 1i Điều 4 Thông tư 153/2010/TT-BTC chỉ bắt buộc hóa đơn đặt in phải ghi tiêu thức “tên tổ chức nhận in hóa đơn” thì nay theo Thông tư 64/2010/TT-BTC hóa đơn tự in cũng bắt buộc phải ghi tiêu thức “tên, mã số thuế của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn” và hóa đơn điện tử phải ghi “tên tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử”. Quy định này vẫn áp dụng trong trường hợp bên bán tự cung ứng phần mềm tự in hóa đơn hoặc tự cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử .
5. Giãn thời hạn báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thêm 10 ngày
Theo đó, kể từ 1/7/2013 thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được quy định như sau:
- Báo cáo hóa đơn quý I: chậm nhất là ngày 30/4 (quy định trước đó là 20/4).
- Báo cáo hóa đơn quý II: chậm nhất là ngày 30/7 (trước đó là 20/7).
- Báo cáo hóa đơn quý III: chậm nhất là ngày 30/10 (trước đó là 20/10).
- Báo cáo hóa đơn quý IV: chậm nhất là ngày 30/1 năm sau (trước đó là 20/1).
V. Ngành Thuế mở rộng dịch vụ nộp thuế điện tử
Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đã chính thức triển khai mở rộng dịch vụ nộp thuế điện tử tới các tỉnh, thành trong cả nước.
Với mục tiêu tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ thuế điện tử, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ với NSNN, Tổng cục Thuế đã triển khai điểm dịch vụ khai thuế điện tử tại Cục Thuế Hà Nội từ năm 2012. Bước đầu, chương trình này đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, sau khi triển khai ở trên 100 DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản thuộc địa bàn quận Đống Đa trong năm 2012, đã có 541 giao dịch thành công, nộp ngân sách 683,7 tỷ đồng. Nếu trước đây thành phố chỉ có 37 điểm thu của Kho bạc, đến nay đã có 150 điểm thu kể cả ngân hàng. Thời gian thực hiện nộp trung bình là 2 phút, có những giao dịch chỉ tính bằng giây. Điều này đã góp phần quan trọng trong công tác cải cách hiện đại hóa ngành Thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Tham gia dịch vụ này, người nộp thuế sẽ thực hiện thủ tục nộp thuế nội địa hay thuế XNK tại bất cứ thời điểm nào trong các ngày, kể cả ngày nghỉ, thuận tiện tại mọi địa điểm có kết nối Internet. Để có thể tham gia nộp thuế điện tử, DN chỉ cần đáp ứng các điều kiện như: Là các tổ chức, DN đã được cấp mã số thuế; có phát sinh số thuế nộp ngân sách; đang hoạt động tại thời điểm đăng ký nộp thuế qua mạng Internet; có địa chỉ thư điện tử để liên lạc ổn định với cơ quan Thuế và có khả năng truy cập, sử dụng mạng Internet; có mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu ngân sách với KBNN và cơ quan Thuế.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, nội dung Dự án dịch vụ nộp thuế điện tử tập trung vào việc xây dựng ứng dụng hỗ trợ nộp thuế qua mạng Internet từ cổng thông tin nộp thuế điện tử hoặc thông qua các đơn vị cung cấp dịch vụ T-VAN, sử dụng tài khoản tiền gửi mở tại các ngân hàng thương mại; xây dựng quy trình nghiệp vụ nộp thuế điện tử và quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa người nộp thuế - cơ quan thuế - ngân hàng thương mại và các đơn vị cung cấp dịch vụ T-VAN, đồng thời sẽ triển khai thí điểm tại 5 Cục Thuế là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đồng Nai và Nghệ An.
Dự kiến, trong năm 2013 sẽ cho phép 3 ngân hàng thương mại là: Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng thương mại CP Quân đội triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Doanh nghiệp, người nộp thuế sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng dịch vụ này.