Chào bạn, mình gửi bạn một số nội dung chính:
Khi mua giống vật nuôi hạch toán như sau:
Nợ tài khoản 154
Nợ Tk 1331
Có Tk 112, 111, 331
Khi mua thực phẩm, thuốc, vacsin ….. để phục vụ cho việc chăn nuôi:
Nợ tài khoản 152
Nợ Tk 133
Có Tk 111, 112, 331
Khi mua công cụ dụng cụ để phục vụ chăn nuôi như: máng cho ăn, máng uống nước, bình uống nước ….
Nợ TK 152
Nợ Tk 1331
Có TK 111, 112, 331
Chi phí nhân công chăn nuôi như công nhân, nhân viên thú y ….. Hoạch toán chi phí vào từng bộ phận tương ứng như sau:
Nợ TK 641,642, 622
Có TK 334
Khi thanh toán lương công nhân viên:
Nợ Tk 334
Có TK 111, 112 ….
Chi phí điện nước của bộ phận trang trại chăn nuôi: lợn, gà, heo, vịt, bò ….. Các bạn hạch toán như sau:
Nợ TK 627
Nợ Tk 1331
Có TK 111, 112, 331 …
Cuối kỳ các bạn tập hợp chi phí như sau – Cách hạch toán trong công ty chăn nuôi
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Có TK 622.
Có TK 627.
Khó khăn của kế toán trong công ty chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản:
Quản lý số lượng tồn kho tối thiểu của vật tư, thức ăn chăn nuôi
Nhiều doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản hiện đang không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu của vật tư, thức ăn chăn nuôi. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch nhập hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là những vật tư, thức ăn chăn nuôi hiếm, theo mùa vụ
Quản lý chi phí và quá trình chuyển chuồng của con mẹ
Kế toán doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản đang phải tiêu tốn không ít thời gian, công sức và gặp phải những sai sót trong vấn đề quản lý con mẹ như:
Theo dõi phân bổ và khấu hao chi phí từ mẹ sang con theo thời gian, theo lứa
Quản lý quá trình chuyển chuồng của con mẹ
Quản lý các khoản mục chi phí (thức ăn, vật tư chăn nuôi…) liên quan đến từng ao, hồ, sào hoặc theo từng giai đoạn chăn nuôi
Việc quản lý chi phí liên quan đến thức ăn, vật tư chăn nuôi hay chi phí cải tạo ao, hồ trong doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng giá thành của sản phẩm sau này hiệu quả hơn.
Tài khoản 154 cần chú ý một số điểm sau khi làm trong công ty chăn nuôi
Hạch toán chi phí chăn nuôi phải chi tiết cho từng loại hoạt động chăn nuôi (như chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn,…), theo từng nhóm hoặc từng loại gia súc, gia cầm;
Súc vật con của đàn súc vật cơ bản hay nuôi béo đẻ ra sau khi tách mẹ được mở sổ chi tiết theo dõi riêng theo giá thành thực tế;
Đối với súc vật cơ bản khi đào thải chuyển thành súc vật nuôi lớn, nuôi béo được hạch toán vào tài khoản 154 theo giá trị còn lại của súc vật cơ bản;
Đối tượng tính giá thành trong ngành chăn nuôi là: 1 kg sữa tươi, 1 con bò con tiêu chuẩn, giá thành 1 kg thịt tăng, giá thành 1 kg thịt hơi, giá thành 1 ngày/con chăn nuôi,…