5 viên thuốc chữa bệnh chậm Deadline

Sinh.pham27

Member
Hội viên mới
Bạn thường xuyên rơi vào tình trạng chậm deadline hoặc có khi là không có đủ thời gian để hoàn thành và bị khiển trách? Vậy có cách nào để thoát khỏi chứng lười biếng, “nước đến chân mới nhảy” không? Hãy dành vài phút để thực hiện như bài tập sau của Giáo sư Harvard để chữa dứt điểm căn bệnh này:

1. TÌM NHỮNG NGƯỜI ĐÁNG TIN CẬY ĐỂ CHIA SẺ CÔNG VIỆC
Khi chia sẻ mục tiêu của chúng ta với những mối quan hệ đáng tin cậy, nó đồng thời tạo ra một áp lực lên chính bản thân bạn, nhưng đây lại là điều đưa bạn đến thành công.

Nên có một người hối thúc, nhắc nhở về công việc nếu như bản thân chưa thể tự mình vượt qua cơn "lười". Trong thực tế, các chuyên gia phát hiện ra rằng, chúng ta luôn có mong muốn được tôn trọng bởi những người xung quanh chính vì vậy ta sẽ có thêm động lực để hoàn thành công việc tốt và ngăn chặn "bệnh lười".

LỜI KHUYÊN cho những ai muốn thay đổi suy nghĩ lười biếng: mỗi khi có một công việc cần hoàn thành, hãy chia sẻ với các đồng nghiệp, bạn bè hay người thân, như vậy bộ não của chúng ta sẽ hoạt động có điều kiện hơn với công việc.

5f6fwGs-msEcLZnV5Senbkhtj9L1Y6fEhsYtp2Oyy6JGYJTLRZU6NKBoXq7ikxh_4bddg2nlLApddCrH09IIni0liTpqur3EQWjEM_8Z0zyqy89Zu9eS0cD_HvWuW72igiEDkd7E

2. GIẢM BỚT ÁP LỰC VỀ CÔNG VIỆC CẦN HOÀN THÀNH
Đừng để ngay từ bước đầu tiên là đánh giá công việc đã khiến chúng ta muốn "bỏ cuộc".

LỜI KHUYÊN, nếu không thể một ngày giải quyết tất cả công việc, chia nó thành những bước nhỏ, cố gắng xử lý từng bước. Như vậy, gánh nặng công việc sẽ giảm bớt từng ngày, cùng với đó bạn sẽ cảm thấy có động lực hơn rất nhiều.

3. LIÊN KẾT SỞ THÍCH VỚI CÔNG VIỆC
LỜI KHUYÊN, giảm áp lực công việc bằng cách kết hợp chúng với những điều mà bạn thích.

Chúng ta có thể cho phép thư giãn bản thân bằng một tờ tạp chí hay một mẩu truyện khi đang làm việc quá mệt mỏi. Nó có thể kích thích tinh thần và giúp bộ não của bạn không quá tải với công việc.

Tương tự, ta có thể vừa nhâm nhi một tách cà-phê vừa giải quyết công việc để phần nào giảm bớt căng thẳng.

4. VƯỢT QUA SUY NGHĨ “RÀO CẢN”
Nhiều lúc chúng ta bị lạc trong khối lượng công việc quá dày đặc, đến mức chả biết phải bắt đầu từ đâu. Lại là những âm thanh quen thuộc xuất hiện trong đầu "Ừ, bắt đầu từ đây nào, nhưng mà…", "Hay thử tìm chỗ kia xem. Không được, chỗ này không được rồi"…

Vì luôn xuất hiện những suy nghĩ trái chiều nên động lực làm việc của bạn giảm sút trầm trọng. Bạn cảm thấy như mình không thể bắt đầu được, từ đâu cũng có những khó khăn, rào cản.

Nhưng một khi đã xác định sẽ thực hiện các hành động như thế nào với công việc đó, đó là lúc bạn vượt qua mọi rào cản khó khăn trước mắt mà khởi động.

Hãy tin rằng: miễn bạn tin tưởng 70% về quyết định đưa ra, vậy là bạn đang có 70% thành công rồi đấy!

5. LUÔN NGHĨ VỀ HẬU QUẢ NẾU CHẬM DEADLINE
Bị cắt thưởng, trừ lương hay thậm chí là buộc thôi việc. Đó hoàn toàn là những điều có thể xảy ra.

Thử nghĩ ta cứ chần chừ với một dự án cho đến phút chót và có việc khẩn cấp nên không thể nộp báo cáo đúng thời hạn được giao.

Kết quả là công ty không thể kí kết một hợp đồng lớn, ảnh hưởng đến hình ảnh công ti. Khách hàng đánh giá không tốt, chúng ta mất đi uy tín và khả năng duy trì công việc.

Cứ mỗi khi chúng ta suy nghĩ về những việc có thể xảy ra nếu ta cứ mãi chần chừ không hoàn thành việc, bộ não ta sẽ có động lực để hoạt động hết công suất.

Trong Tâm lý học, đây gọi là prevention focus (tạm dịch là : khả năng tập trung để cảm thấy an toàn). Khi một hành động được tập trung cao độ để tránh những hậu quả tiêu cực xảy đến. Giống như một người chơi cờ, ngay từ khi bắt đầu ván cờ họ chỉ muốn không để thua, chứ không có ý nghĩ là muốn chơi để thắng.


Sưu tầm
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top