4621/TCT-DNL về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Son.Tran

Member
Hội viên mới
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------


Số: 4621/TCT-DNLV/v: chính sách thuế của Ngân hàng thương mại.

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2014


Kính gửi: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2875/VCB-CĐKT ngày 5 tháng 09 năm 2014 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Ngân hàng VCB) đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế đối với Ngân hàng thương mại. Vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Tại tiết c, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm:

“c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Tại khoản b, điểm 6, Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng như sau:

“3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế. Bên mua không cần phải đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế tài khoản tiền vay tại các tổ chức tín dụng dùng để thanh toán cho nhà cung cấp) mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan thuế).”

Căn cứ các quy định trên, thanh toán bằng thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Về nội dung này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 3997/TCT-DNL ngày 16/9/2014 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế. Theo đó, khi mua hàng hóa dịch vụ qua website thương mại điện tử thì doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí khi tính thuế TNDN theo quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC. Công văn này thay thế công văn số 2272/TCT-KK ngày 18/06/2014.

2. Về đăng ký tài khoản

Tại Điều 8, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế thì: “1...Đối với người nộp thuế đã được cấp đăng ký thuế nhưng chưa thông báo thông tin về các tài khoản của NNT mở tại các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng với cơ quan thuế trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì phải thông báo bổ sung, thời hạn chậm nhất ngày 31/12/2013”.

Tại Điều 2, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về người nộp thuế thì: “Người nộp thuế quy định tại Nghị định này bao gồm: 1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp thuế, phí lệ phí và các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế thu theo quy định của pháp luật...”

Căn cứ các quy định nêu trên, Hộ kinh doanh nộp thuế khoán cũng là người nộp thuế do vậy phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về các tài khoản mà Hộ kinh doanh mở tại các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng.

Đối với ngân hàng là tổ chức cung ứng các phương tiện và dịch vụ thanh toán, do đó, các khoản chi nghiệp vụ như mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, điện, nước...và khoản thu về dịch vụ thanh toán, cung ứng tín dụng...của Ngân hàng đều thực hiện trực tiếp trên hệ thống tài khoản của người bán và tài khoản thu nhập của Ngân hàng.

Để phù hợp với đặc thù của lĩnh vực Ngân hàng là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và các Tài khoản kế toán của Ngân hàng thương mại cũng có chức năng thanh toán nên việc đăng ký tài khoản thanh toán với cơ quan Thuế cần 01 tài khoản giao dịch của Hội sở chính mà không cần phải đăng ký các tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng.

3. Hạch toán thuế GTGT phải nộp đối với hàng hóa cho, biếu, tặng

Tại Điểm 2.21 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm:

“2.21. Phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.”

Khi Ngân hàng sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để cho, biếu, tặng khách hàng phải xuất hóa đơn và tính thuế GTGT đầu ra theo quy định. Tuy nhiên, do Ngân hàng không thu tiền nên hàng hóa cho biếu tặng không phải hạch toán doanh thu để tính thuế TNDN. Phần thuế GTGT đầu ra Ngân hàng hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo mức khống chế tại khoản 2.21 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Trường hợp vượt quá mức chi phí khống chế thì khoản thuế GTGT đầu ra không được tính vào chi phí và phải bù đắp bằng lợi nhuận sau thuế.

4. Quy định về máy móc, thiết bị

Theo quy định tại Phụ lục I, Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định quy định danh mục tài sản cố định trong đó quy định cụ thể về máy móc thiết bị.

Ngân hàng VCB xác định tài sản thỏa mãn đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định trong đó quy định cụ thể về máy móc thiết bị để áp dụng đúng quy định.

5. Quy định về khấu trừ thuế GTGT đối với chi phí khác liên quan

Tổng cục Thuế đã có công văn số 891/TCT-CS ngày 18/3/2014 trả lời Cục Thuế tỉnh Bình Định, trong đó nêu rõ:

“Đối với các hóa đơn thuê nhà, chi phí sửa chữa, cải tạo nhà đi thuê và lắp thêm trang thiết bị (báo cháy, hệ thống camera...) không được tính khấu trừ thuế GTGT.

Đối với các thiết bị, tài sản cố định khác (không bao gồm các loại nêu trên) là tài sản cố định để phục vụ chung cho hoạt động ngân hàng thì:

- Từ ngày 01/01/2009 đến trước 01/03/2009 được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp Ngân hàng đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì không phải điều chỉnh lại từ sau 01/3/2012.

- Trường hợp Ngân hàng mua mới tài sản cố định, máy móc, thiết bị từ ngày 01/03/2012 thì Ngân hàng không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào”.

- Từ ngày 01/01/2014 áp dụng kê khai thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 13/12/2013 của Bộ Tài chính

6. Hóa đơn nội bộ

Về nội dung này Tổng cục Thuế đã có công văn số 3920/TCT-CS ngày 10/9/2014 hướng dẫn về khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp. Theo đó:

Trường hợp Ngân hàng có các Chi nhánh là đơn vị hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính của Ngân hàng, Ngân hàng có mua, bán hàng hóa với các Chi nhánh, phát sinh hóa đơn GTGT thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên để được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Trường hợp Ngân hàng mua, bán hàng hóa với các Chi nhánh, phát sinh hóa đơn GTGT nhưng không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng có quy chế quy định về việc thanh toán bù trừ nội bộ, Ngân hàng làm rõ quan hệ thanh toán tiền hàng giữa Ngân hàng và các Chi nhánh được thực hiện cụ thể như thế nào, nếu phương thức thanh toán là bù trừ giá trị hàng hóa, dịch vụ; bù trừ công nợ; hàng đổi hàng thì quan hệ thanh toán mang tính chất thanh toán nội bộ vẫn đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT. Nếu Chi nhánh không có hoạt động mua bán hàng hóa, không phát sinh doanh thu thì không xuất hóa đơn và kê khai, nộp thuế.

Tổng cục Thuế trả lời để Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam biết và thực hiện



Nơi nhận:- Như trên;- PC (02);- Website Tổng cục Thuế- Lưu: VT, DNL (2b).


KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn


 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top