BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3924/TCT-CSV/v chính sách thuế
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Thái Bình.
Trả lời công văn số 1628/CT-TTHT ngày 18/07/2014 của Cục Thuế tỉnh Thái Bình nêu vướng mắc liên quan đến chính sách thuế của sản phẩm bã điều, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về chứng từ thu mua bã điều:
- Tại khoản 1, điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“ 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt...”
- Tại điểm 2.1, điểm 2.4, khoản 2, điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
…
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
…
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp doanh nghiệp mua nông sản của người sản xuất trực tiếp bán ra hoặc mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm) thì được phép lập Bảng kê theo mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán.
- Trường hợp doanh nghiệp mua nông sản của hộ, cá nhân kinh doanh (ngoài trường hợp nêu trên) thì phải sử dụng hóa đơn theo quy định và nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
2. Về thuế suất thuế GTGT:
- Tại khoản 5 điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT như sau:
“5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Ngày 29/5/2014, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 7062/BTC-TCT hướng dẫn chung Cục Thuế các tỉnh, thành phố về thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản (bản photo công văn kèm theo):
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, bã điều là phụ phẩm của sản phẩm trồng trọt. Khi doanh nghiệp kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm bã điều sau khi thu mua cho doanh nghiệp khác ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết./.
Nơi nhận: - Như trên;
- Vụ PC - BTC;
- Vụ PC - TCT;
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, CS (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3924/TCT-CSV/v chính sách thuế
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2014
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Thái Bình.
Trả lời công văn số 1628/CT-TTHT ngày 18/07/2014 của Cục Thuế tỉnh Thái Bình nêu vướng mắc liên quan đến chính sách thuế của sản phẩm bã điều, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về chứng từ thu mua bã điều:
- Tại khoản 1, điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“ 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt...”
- Tại điểm 2.1, điểm 2.4, khoản 2, điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
…
2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
…
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp doanh nghiệp mua nông sản của người sản xuất trực tiếp bán ra hoặc mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm) thì được phép lập Bảng kê theo mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán.
- Trường hợp doanh nghiệp mua nông sản của hộ, cá nhân kinh doanh (ngoài trường hợp nêu trên) thì phải sử dụng hóa đơn theo quy định và nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
2. Về thuế suất thuế GTGT:
- Tại khoản 5 điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT như sau:
“5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Ngày 29/5/2014, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 7062/BTC-TCT hướng dẫn chung Cục Thuế các tỉnh, thành phố về thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản (bản photo công văn kèm theo):
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, bã điều là phụ phẩm của sản phẩm trồng trọt. Khi doanh nghiệp kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm bã điều sau khi thu mua cho doanh nghiệp khác ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết./.
Nơi nhận: - Như trên;
- Vụ PC - BTC;
- Vụ PC - TCT;
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, CS (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn