Chào anh/chị,
Công ty em là đơn vị đo đạc đất đai, thường xuyên phải thuê nhân công thời vụ ở các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng,...Những người này thường sẽ có hai nguồn thu nhập (chính thức và thời vụ). Anh/chị có thể tư vấn cho em các vấn đề sau:
- Em nên làm hợp đồng giao khoán hay hợp đồng thời vụ? Thời hạn hợp đồng tối đa là bao lâu để em không phải đóng bảo hiểm XH cho họ?
Số tiền lương quy định trong hợp đồng nên để bao nhiêu ạ?
- Nếu em không muốn khấu trừ 10% thuế TNCN của họ thì em nên xử lý giấy tờ như nào ạ.
- Để chi phí nhân công này là CP hợp lý, em cần chuẩn bị các giấy tờ nào?
Chào bạn, mình có ý kiến như sau:
1) Về BHXH
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì đối tượng bắt buộc tham gia BHXH bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn; Người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
=> Hợp đồng thời vụ có thời hạn từ 01 tháng trở lên phải đóng BHXH
Hợp đồng khoán việc: là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận khoán, ngoài việc sử dụng sức lao động con người, họ còn phải tự mua sắm trang bị công cụ lao động (đối với trường hợp khoán nhân công) và cả chi phí nguyên liệu, vật liệu (đối với trường hợp khoán trọn gói) để hoàn thành công việc giao khoán. Sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc, bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận.
=> Hợp đồng khoán việc không thuộc hợp đồng lao động nên căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh không phải đóng BHXH, BHYT, tuy nhiên, cần phải xem xét bản chất công việc (như là công việc lâu dài, ổn định hay chỉ diễn ra ở một thời điểm nhất định, người lao động chỉ sử dụng sức lao động hay còn phải chuẩn bị công cụ lao động, nguyên vật liệu…) để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến xử phạt hành chính.
2. Không khấu trừ 10% thuế TNCN:
Nếu cá nhân chỉ có thu nhập duy nhất tại công ty mà tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân làm bản cam kết 02/CK-TNCN công ty tạm thời chưa
khấu trừ thuế TNCN của cá nhân đó.
Điều kiện làm cam kết 02
- Là cá nhân cư trú không ký HĐLĐ hoặc ký HĐLĐ dưới 3 tháng.
- Có tổng mức trả thu nhập từ 2.000.000đ/ lần trở lên.
- Chỉ có duy nhất thu nhập tại nơi chi trả thu nhập nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế
- Tại thời điểm làm cam kết này, người lao động đã có MST
- Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.
3. Điều kiện đưa chi phí nhân công vào chi phí được trừ: Theo Thông tư 96/2014/TT-BTC
- Thực tế chi trả hoăc có chứng từ thanh toán theo quy định
- Quy định rõ điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại 1 trong các hồ sơ: HĐLĐ, Thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính, Quy chế thưởng
Do đó, để đưa chi phí nhân công này vào chi phí được trừ thì bạn cần:
-Hợp đồng lao động, hồ sơ lao động
-Bảng lương, bản chấm công, bảng thanh toán tiền lương có ký nhận đầy đủ
Nếu là giao khoán thì cần:
- Hợp đồng giao khoán
- Chứng từ thanh toán
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công việc giao khoán