10 lý do cản trở nghề kế toán quản trị của bạn - © TNTK ^^

tuinethayko

Member
Hội viên mới
Chào cả nhà!

Đã bước chân vô diễn đàn con này, chắc ai cũng quan tâm đến câu hỏi: làm thế nào để trở thành kế toán quản trị (KTQT) giỏi? Câu trả lời, đương nhiên, hết sức đơn giản: hãy giỏi kế toán, và giỏi quản trị.

Muốn giỏi kế toán thì - đương nhiên thêm 1 lần nữa - phải học. Cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhé :)
Muốn giỏi quản trị thì cách hay nhất là thực thi tinh thần làm chủ. Chí ít thì cũng phải quan tâm, tìm hiểu xem giới quản trị mong muốn điều gì.

Chương trình đào tạo có dạy KTQT khá nhất mà tui được biết là ACCA (tui không có ý định quảng cáo đâu nhé). Học phí của bác Ăng-lê này đủ làm chùn bước, chóng mặt đại đa số dân kế nhà ta (kể cả tui và sếp tui) – nhưng không sao: mua sách mà đọc. Sách mắc quá thì ta ph^to (suỵt, sử dụng nội bộ thôi nhé). Tham khảo nội dung ở đây:
F2 | Management Accounting

P5 | Advanced Performance Management

Không giỏi tiếng Anh để đọc sách? Thì đi học tiếng. Vừa học nghề vừa trau dồi Anh ngữ chẳng phải quá tốt hay sao. Nói đến đây mà vẫn còn bàn ra thì bó tay – cái gì chẳng có giá của nó?!!

Giả sử bạn đã vững nghề, nhưng làm KTQT đã lâu mà chưa giỏi thì có thể là vì những lý do sau đây:

1. Chuẩn từng xen-ti-mét
Chính xác tuyệt đối vốn là sở trường của phe ta, nhưng có thể là điểm trừ cho KTQT. Dân kế “chính thống” lâu năm khi lấn sân sang KTQT đôi khi khó thành công chỉ vì quá cẩn thận. Khi kế toán tài chính (KTTC) hoạch toán 1 triệu vnđ, họ sẽ lôi hết hóa đơn chứng từ và kiểm tra cho tới khi khớp 1đ cuối cùng. Còn nếu KTQT phải thuyết minh khoản chi 10 tỷ, họ sẽ vắn tắt về 9.9 tỷ, và 100 triệu còn lại đơn giản sẽ là… chuyện nhỏ bỏ qua. KTQT phải “thoáng” hơn rất nhiều, nếu không muốn bị số đè.

2. Lụy vì tình
À không, lụy vi tính. Bạn thân nhất của kế toán là Excel, chắc vậy rồi. 8 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần và… hơn thế nữa. Tui ngờ rằng Microsoft đang che giấu một sự thật vốn có thể làm doanh số & uy tín của hãng này sụt giảm nghiêm trọng: dân kế nào xài Excel càng nhiều thì thu nhập càng thấp! Dán mặt vào vi tính cả ngày sẽ làm vai đau mắt cận, sạn thận mỏi lưng và yếu đi một vài thứ… chứ không giúp bạn làm tốt (hơn) công tác KTQT bao nhiêu. Hãy dành thời gian để tương tác với sản phẩm, thương hiệu, người tiêu dùng, với khách hàng nội bộ, với đối tác bên ngoài… dòm ngó đối thủ cạnh tranh, canh me thị trường tài chính… Tóm lại là nên hướng ngoại, nắm bắt thông tin, xây dựng mối quan hệ công việc v.v...

3. Kỷ luật trên hết
Kế toán ta “đầu đội chính sách, vai mang chứng từ”, thông tư nghị định, mệnh lệnh chủ trương… giắt đầy mình. KTQT đương nhiên không thể sống “ngoài vòng pháp luật”, nhưng sẽ khó phát huy nếu không linh hoạt, nhạy bén và đặc biệt là thêm chút máu liều sẵn sàng chấp nhận rủi ro có tính toán. KTQT giỏi ngoài khả năng “lách luật” còn có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thậm chí… bãi bỏ luật chơi nếu cần thiết. Hiệu quả mới là quan trọng nhất!

4. Kiêu hãnh & định kiến
Ngoài các chiêu thức lừng danh “prudence concept” hay “subtance over form”, dân kế còn có biệt tài khó đỡ: nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, tỷ như kinh doanh thì ngáo ộp (hay lấy chuyện… rớt doanh số ra hù dọa), tiếp thị hay xài hoang (quăng tiền qua ti vi, thuê chân dài, bao sự kiện…), phòng mua hơi mờ ám v.v và v.v. Một khi đã nhìn đời & đồng sự bằng cặp kiếng đen thì chuyện nhìn cơ hội ra rủi ro, biến dễ thành khó, phức tạp và nghiêm trọng hóa vấn đề… sẽ làm cản trở tiềm năng phát triển của cty và con đường thăng tiến của KTQT.

5. Nhìn số nói chuyện
Nếu quy số ra tiền thì dân kế giàu nhất, còn nếu xem số như vũ khí thì KTQT không đối thủ, cớ gì không phát huy?! Nhưng tin vào các con số một cách thái quá và mù quáng thì chỉ có thể là KTQT nửa mùa. Những câu chuyện bên trong và đằng sau các con số, môi trường hoàn cảnh, chất lượng, độ tin cậy, yếu tố con người… đi cùng với các con số đó mới là chìa khóa của thành công.

6. Thiện, ác hay tà?
Có nhiều loại kế, trong đó kế tự ti và kế nhu nhược kể cũng nhiều, trong khi kế bảo thủ hay kế to mồm lại càng không hiếm. Đáng ngại nhất là những kế công tư bất minh, tạo bè lập phái, mềm nắn rắn buông. Làm KTQT điểm mấu chốt là khách quan và chính trực, cho nên dù bạn đóng vai thiện, ác hay tà đều nhầm vai hết.

7. Độc cô cầu bại bất đắc chí
Hiện tượng KTQT làm trùm xóm vắng, vua xứ mù cũng không phải hiếm. Mọi thông tin là KTQT đưa, phân tích đánh giá là KTQT làm, ra quyết định dựa trên các chỉ số tài chính (cũng là KTQT tính toán)… không rủi ro mới lạ.
Làm công tác KTQT, một trong những ưu tiên hàng đầu là nâng cao kiến thức và năng lực quản trị tài chính của đội ngũ quản lý, biến họ thành những “đối thủ” xứng tầm: vừa nhàn cho bản thân, vừa lợi cho đối tác lại vừa an toàn hiệu quả cho doanh nghiệp.

8. Ngập lụt kịch bản
Quản trị thích gì nhất ở kế toán? Số liệu và kịch bản. Càng nhiều càng tốt. Thay vì tập trung vào một vài phương án tốt nhất, thực tế và khả thi nhất thì anh cứ yêu cầu hết option này sang scenario khác, còn chị thì tằng tằng tằng đẻ kịch bản. Để làm gì?!

9. “Đó thấy chưa…
KTQT cần có trách nhiệm trong mỗi ý kiến của mình, và cùng chịu trách nhiệm trong vấn đề ra quyết định cũng như hệ quả của những quyết định đó. Suy cho cùng, DN không cần KTQT làm thầy bói, hoặc vuốt đuôi.

10. KTTC hạng hai
Bản chất của công việc tạo cơ hội cho KTQT ở gần mặt trời hơn, nhiều đất diễn hơn và vì vậy đôi khi họ quên mặt đất dưới chân, quên rằng KTTC là đồng đội và là hậu phương thân yêu của họ. Thành công của KTQT sẽ được định nghĩa như thế nào nếu không có nền tảng và hậu phương vững chắc?!

11. Sếp không bao giờ sai
Vậy cớ sao sếp cần KTQT?

12. Cái gì đến sẽ đến
Tiêu đề bài viết này chỉ có “10 lý do”, và bạn đang đọc đến mục thứ 12. Kinh doanh cũng vậy, luôn có những sự việc diễn ra ngoài dự tính. KTQT hơn ai hết cần lường trước (và chuẩn bị để DN sẵn sàng đối phó với) những bất ngờ - cả rủi ro và cơ hội – trong tương lai. Ở cty của bạn, mọi việc sẽ ra sao & ai chịu trách nhiệm nếu điều phải đến không đến, hoặc ngược lại?!

Chúc vui!
 
Ðề: 10 lý do cản trở nghề kế toán quản trị của bạn - © TNTK ^^

Bác này viết hay quá! Đôi khi kế toán không hiểu mình là KTQT hay KTTC nữa :chuyengivay:
 
Ðề: 10 lý do cản trở nghề kế toán quản trị của bạn - © TNTK ^^

Mình cũng đang tập tành nghiên cứu mảng KTQT cho công ty, nhưng thực sự thất rất chua, không biết có bác nào chỉ dẫn dùm mình không :). Công ty mình bên thương mại
 
Ðề: 10 lý do cản trở nghề kế toán quản trị của bạn - © TNTK ^^

Bác cho em cái địa chỉ học ACCA với :-(
 
Ðề: 10 lý do cản trở nghề kế toán quản trị của bạn - © TNTK ^^

em down mon P5 ma ko được.giúp em với
 
Ðề: 10 lý do cản trở nghề kế toán quản trị của bạn - © TNTK ^^

Mình thích điều 11 :-(
 
Vậy nên học xong kế toàn mình lại k muốn đi làm bằng cái nghề này lun
 
nghe hay thật mình rất thích những điều bạn chia sẻ, sẽ cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa
 
Chào cả nhà!

Đã bước chân vô diễn đàn con này, chắc ai cũng quan tâm đến câu hỏi: làm thế nào để trở thành kế toán quản trị (KTQT) giỏi? Câu trả lời, đương nhiên, hết sức đơn giản: hãy giỏi kế toán, và giỏi quản trị.

Muốn giỏi kế toán thì - đương nhiên thêm 1 lần nữa - phải học. Cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhé :)
Muốn giỏi quản trị thì cách hay nhất là thực thi tinh thần làm chủ. Chí ít thì cũng phải quan tâm, tìm hiểu xem giới quản trị mong muốn điều gì.

Chương trình đào tạo có dạy KTQT khá nhất mà tui được biết là ACCA (tui không có ý định quảng cáo đâu nhé). Học phí của bác Ăng-lê này đủ làm chùn bước, chóng mặt đại đa số dân kế nhà ta (kể cả tui và sếp tui) – nhưng không sao: mua sách mà đọc. Sách mắc quá thì ta ph^to (suỵt, sử dụng nội bộ thôi nhé). Tham khảo nội dung ở đây:
F2 | Management Accounting

P5 | Advanced Performance Management

Không giỏi tiếng Anh để đọc sách? Thì đi học tiếng. Vừa học nghề vừa trau dồi Anh ngữ chẳng phải quá tốt hay sao. Nói đến đây mà vẫn còn bàn ra thì bó tay – cái gì chẳng có giá của nó?!!

Giả sử bạn đã vững nghề, nhưng làm KTQT đã lâu mà chưa giỏi thì có thể là vì những lý do sau đây:

1. Chuẩn từng xen-ti-mét
Chính xác tuyệt đối vốn là sở trường của phe ta, nhưng có thể là điểm trừ cho KTQT. Dân kế “chính thống” lâu năm khi lấn sân sang KTQT đôi khi khó thành công chỉ vì quá cẩn thận. Khi kế toán tài chính (KTTC) hoạch toán 1 triệu vnđ, họ sẽ lôi hết hóa đơn chứng từ và kiểm tra cho tới khi khớp 1đ cuối cùng. Còn nếu KTQT phải thuyết minh khoản chi 10 tỷ, họ sẽ vắn tắt về 9.9 tỷ, và 100 triệu còn lại đơn giản sẽ là… chuyện nhỏ bỏ qua. KTQT phải “thoáng” hơn rất nhiều, nếu không muốn bị số đè.

2. Lụy vì tình
À không, lụy vi tính. Bạn thân nhất của kế toán là Excel, chắc vậy rồi. 8 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần và… hơn thế nữa. Tui ngờ rằng Microsoft đang che giấu một sự thật vốn có thể làm doanh số & uy tín của hãng này sụt giảm nghiêm trọng: dân kế nào xài Excel càng nhiều thì thu nhập càng thấp! Dán mặt vào vi tính cả ngày sẽ làm vai đau mắt cận, sạn thận mỏi lưng và yếu đi một vài thứ… chứ không giúp bạn làm tốt (hơn) công tác KTQT bao nhiêu. Hãy dành thời gian để tương tác với sản phẩm, thương hiệu, người tiêu dùng, với khách hàng nội bộ, với đối tác bên ngoài… dòm ngó đối thủ cạnh tranh, canh me thị trường tài chính… Tóm lại là nên hướng ngoại, nắm bắt thông tin, xây dựng mối quan hệ công việc v.v...

3. Kỷ luật trên hết
Kế toán ta “đầu đội chính sách, vai mang chứng từ”, thông tư nghị định, mệnh lệnh chủ trương… giắt đầy mình. KTQT đương nhiên không thể sống “ngoài vòng pháp luật”, nhưng sẽ khó phát huy nếu không linh hoạt, nhạy bén và đặc biệt là thêm chút máu liều sẵn sàng chấp nhận rủi ro có tính toán. KTQT giỏi ngoài khả năng “lách luật” còn có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thậm chí… bãi bỏ luật chơi nếu cần thiết. Hiệu quả mới là quan trọng nhất!

4. Kiêu hãnh & định kiến
Ngoài các chiêu thức lừng danh “prudence concept” hay “subtance over form”, dân kế còn có biệt tài khó đỡ: nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, tỷ như kinh doanh thì ngáo ộp (hay lấy chuyện… rớt doanh số ra hù dọa), tiếp thị hay xài hoang (quăng tiền qua ti vi, thuê chân dài, bao sự kiện…), phòng mua hơi mờ ám v.v và v.v. Một khi đã nhìn đời & đồng sự bằng cặp kiếng đen thì chuyện nhìn cơ hội ra rủi ro, biến dễ thành khó, phức tạp và nghiêm trọng hóa vấn đề… sẽ làm cản trở tiềm năng phát triển của cty và con đường thăng tiến của KTQT.

5. Nhìn số nói chuyện
Nếu quy số ra tiền thì dân kế giàu nhất, còn nếu xem số như vũ khí thì KTQT không đối thủ, cớ gì không phát huy?! Nhưng tin vào các con số một cách thái quá và mù quáng thì chỉ có thể là KTQT nửa mùa. Những câu chuyện bên trong và đằng sau các con số, môi trường hoàn cảnh, chất lượng, độ tin cậy, yếu tố con người… đi cùng với các con số đó mới là chìa khóa của thành công.

6. Thiện, ác hay tà?
Có nhiều loại kế, trong đó kế tự ti và kế nhu nhược kể cũng nhiều, trong khi kế bảo thủ hay kế to mồm lại càng không hiếm. Đáng ngại nhất là những kế công tư bất minh, tạo bè lập phái, mềm nắn rắn buông. Làm KTQT điểm mấu chốt là khách quan và chính trực, cho nên dù bạn đóng vai thiện, ác hay tà đều nhầm vai hết.

7. Độc cô cầu bại bất đắc chí
Hiện tượng KTQT làm trùm xóm vắng, vua xứ mù cũng không phải hiếm. Mọi thông tin là KTQT đưa, phân tích đánh giá là KTQT làm, ra quyết định dựa trên các chỉ số tài chính (cũng là KTQT tính toán)… không rủi ro mới lạ.
Làm công tác KTQT, một trong những ưu tiên hàng đầu là nâng cao kiến thức và năng lực quản trị tài chính của đội ngũ quản lý, biến họ thành những “đối thủ” xứng tầm: vừa nhàn cho bản thân, vừa lợi cho đối tác lại vừa an toàn hiệu quả cho doanh nghiệp.

8. Ngập lụt kịch bản
Quản trị thích gì nhất ở kế toán? Số liệu và kịch bản. Càng nhiều càng tốt. Thay vì tập trung vào một vài phương án tốt nhất, thực tế và khả thi nhất thì anh cứ yêu cầu hết option này sang scenario khác, còn chị thì tằng tằng tằng đẻ kịch bản. Để làm gì?!

9. “Đó thấy chưa…
KTQT cần có trách nhiệm trong mỗi ý kiến của mình, và cùng chịu trách nhiệm trong vấn đề ra quyết định cũng như hệ quả của những quyết định đó. Suy cho cùng, DN không cần KTQT làm thầy bói, hoặc vuốt đuôi.

10. KTTC hạng hai
Bản chất của công việc tạo cơ hội cho KTQT ở gần mặt trời hơn, nhiều đất diễn hơn và vì vậy đôi khi họ quên mặt đất dưới chân, quên rằng KTTC là đồng đội và là hậu phương thân yêu của họ. Thành công của KTQT sẽ được định nghĩa như thế nào nếu không có nền tảng và hậu phương vững chắc?!

11. Sếp không bao giờ sai
Vậy cớ sao sếp cần KTQT?

12. Cái gì đến sẽ đến
Tiêu đề bài viết này chỉ có “10 lý do”, và bạn đang đọc đến mục thứ 12. Kinh doanh cũng vậy, luôn có những sự việc diễn ra ngoài dự tính. KTQT hơn ai hết cần lường trước (và chuẩn bị để DN sẵn sàng đối phó với) những bất ngờ - cả rủi ro và cơ hội – trong tương lai. Ở cty của bạn, mọi việc sẽ ra sao & ai chịu trách nhiệm nếu điều phải đến không đến, hoặc ngược lại?!

Chúc vui!
Bạn ơi mình ko dow đc 2 phần tài liệu bạn share, mail giúp mình với đc không ? nghai0702@gmail.com
 
Chào cả nhà!

Đã bước chân vô diễn đàn con này, chắc ai cũng quan tâm đến câu hỏi: làm thế nào để trở thành kế toán quản trị (KTQT) giỏi? Câu trả lời, đương nhiên, hết sức đơn giản: hãy giỏi kế toán, và giỏi quản trị.

Muốn giỏi kế toán thì - đương nhiên thêm 1 lần nữa - phải học. Cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhé :)
Muốn giỏi quản trị thì cách hay nhất là thực thi tinh thần làm chủ. Chí ít thì cũng phải quan tâm, tìm hiểu xem giới quản trị mong muốn điều gì.

Chương trình đào tạo có dạy KTQT khá nhất mà tui được biết là ACCA (tui không có ý định quảng cáo đâu nhé). Học phí của bác Ăng-lê này đủ làm chùn bước, chóng mặt đại đa số dân kế nhà ta (kể cả tui và sếp tui) – nhưng không sao: mua sách mà đọc. Sách mắc quá thì ta ph^to (suỵt, sử dụng nội bộ thôi nhé). Tham khảo nội dung ở đây:
F2 | Management Accounting

P5 | Advanced Performance Management

Không giỏi tiếng Anh để đọc sách? Thì đi học tiếng. Vừa học nghề vừa trau dồi Anh ngữ chẳng phải quá tốt hay sao. Nói đến đây mà vẫn còn bàn ra thì bó tay – cái gì chẳng có giá của nó?!!

Giả sử bạn đã vững nghề, nhưng làm KTQT đã lâu mà chưa giỏi thì có thể là vì những lý do sau đây:

1. Chuẩn từng xen-ti-mét
Chính xác tuyệt đối vốn là sở trường của phe ta, nhưng có thể là điểm trừ cho KTQT. Dân kế “chính thống” lâu năm khi lấn sân sang KTQT đôi khi khó thành công chỉ vì quá cẩn thận. Khi kế toán tài chính (KTTC) hoạch toán 1 triệu vnđ, họ sẽ lôi hết hóa đơn chứng từ và kiểm tra cho tới khi khớp 1đ cuối cùng. Còn nếu KTQT phải thuyết minh khoản chi 10 tỷ, họ sẽ vắn tắt về 9.9 tỷ, và 100 triệu còn lại đơn giản sẽ là… chuyện nhỏ bỏ qua. KTQT phải “thoáng” hơn rất nhiều, nếu không muốn bị số đè.

2. Lụy vì tình
À không, lụy vi tính. Bạn thân nhất của kế toán là Excel, chắc vậy rồi. 8 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần và… hơn thế nữa. Tui ngờ rằng Microsoft đang che giấu một sự thật vốn có thể làm doanh số & uy tín của hãng này sụt giảm nghiêm trọng: dân kế nào xài Excel càng nhiều thì thu nhập càng thấp! Dán mặt vào vi tính cả ngày sẽ làm vai đau mắt cận, sạn thận mỏi lưng và yếu đi một vài thứ… chứ không giúp bạn làm tốt (hơn) công tác KTQT bao nhiêu. Hãy dành thời gian để tương tác với sản phẩm, thương hiệu, người tiêu dùng, với khách hàng nội bộ, với đối tác bên ngoài… dòm ngó đối thủ cạnh tranh, canh me thị trường tài chính… Tóm lại là nên hướng ngoại, nắm bắt thông tin, xây dựng mối quan hệ công việc v.v...

3. Kỷ luật trên hết
Kế toán ta “đầu đội chính sách, vai mang chứng từ”, thông tư nghị định, mệnh lệnh chủ trương… giắt đầy mình. KTQT đương nhiên không thể sống “ngoài vòng pháp luật”, nhưng sẽ khó phát huy nếu không linh hoạt, nhạy bén và đặc biệt là thêm chút máu liều sẵn sàng chấp nhận rủi ro có tính toán. KTQT giỏi ngoài khả năng “lách luật” còn có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thậm chí… bãi bỏ luật chơi nếu cần thiết. Hiệu quả mới là quan trọng nhất!

4. Kiêu hãnh & định kiến
Ngoài các chiêu thức lừng danh “prudence concept” hay “subtance over form”, dân kế còn có biệt tài khó đỡ: nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, tỷ như kinh doanh thì ngáo ộp (hay lấy chuyện… rớt doanh số ra hù dọa), tiếp thị hay xài hoang (quăng tiền qua ti vi, thuê chân dài, bao sự kiện…), phòng mua hơi mờ ám v.v và v.v. Một khi đã nhìn đời & đồng sự bằng cặp kiếng đen thì chuyện nhìn cơ hội ra rủi ro, biến dễ thành khó, phức tạp và nghiêm trọng hóa vấn đề… sẽ làm cản trở tiềm năng phát triển của cty và con đường thăng tiến của KTQT.

5. Nhìn số nói chuyện
Nếu quy số ra tiền thì dân kế giàu nhất, còn nếu xem số như vũ khí thì KTQT không đối thủ, cớ gì không phát huy?! Nhưng tin vào các con số một cách thái quá và mù quáng thì chỉ có thể là KTQT nửa mùa. Những câu chuyện bên trong và đằng sau các con số, môi trường hoàn cảnh, chất lượng, độ tin cậy, yếu tố con người… đi cùng với các con số đó mới là chìa khóa của thành công.

6. Thiện, ác hay tà?
Có nhiều loại kế, trong đó kế tự ti và kế nhu nhược kể cũng nhiều, trong khi kế bảo thủ hay kế to mồm lại càng không hiếm. Đáng ngại nhất là những kế công tư bất minh, tạo bè lập phái, mềm nắn rắn buông. Làm KTQT điểm mấu chốt là khách quan và chính trực, cho nên dù bạn đóng vai thiện, ác hay tà đều nhầm vai hết.

7. Độc cô cầu bại bất đắc chí
Hiện tượng KTQT làm trùm xóm vắng, vua xứ mù cũng không phải hiếm. Mọi thông tin là KTQT đưa, phân tích đánh giá là KTQT làm, ra quyết định dựa trên các chỉ số tài chính (cũng là KTQT tính toán)… không rủi ro mới lạ.
Làm công tác KTQT, một trong những ưu tiên hàng đầu là nâng cao kiến thức và năng lực quản trị tài chính của đội ngũ quản lý, biến họ thành những “đối thủ” xứng tầm: vừa nhàn cho bản thân, vừa lợi cho đối tác lại vừa an toàn hiệu quả cho doanh nghiệp.

8. Ngập lụt kịch bản
Quản trị thích gì nhất ở kế toán? Số liệu và kịch bản. Càng nhiều càng tốt. Thay vì tập trung vào một vài phương án tốt nhất, thực tế và khả thi nhất thì anh cứ yêu cầu hết option này sang scenario khác, còn chị thì tằng tằng tằng đẻ kịch bản. Để làm gì?!

9. “Đó thấy chưa…
KTQT cần có trách nhiệm trong mỗi ý kiến của mình, và cùng chịu trách nhiệm trong vấn đề ra quyết định cũng như hệ quả của những quyết định đó. Suy cho cùng, DN không cần KTQT làm thầy bói, hoặc vuốt đuôi.

10. KTTC hạng hai
Bản chất của công việc tạo cơ hội cho KTQT ở gần mặt trời hơn, nhiều đất diễn hơn và vì vậy đôi khi họ quên mặt đất dưới chân, quên rằng KTTC là đồng đội và là hậu phương thân yêu của họ. Thành công của KTQT sẽ được định nghĩa như thế nào nếu không có nền tảng và hậu phương vững chắc?!

11. Sếp không bao giờ sai
Vậy cớ sao sếp cần KTQT?

12. Cái gì đến sẽ đến
Tiêu đề bài viết này chỉ có “10 lý do”, và bạn đang đọc đến mục thứ 12. Kinh doanh cũng vậy, luôn có những sự việc diễn ra ngoài dự tính. KTQT hơn ai hết cần lường trước (và chuẩn bị để DN sẵn sàng đối phó với) những bất ngờ - cả rủi ro và cơ hội – trong tương lai. Ở cty của bạn, mọi việc sẽ ra sao & ai chịu trách nhiệm nếu điều phải đến không đến, hoặc ngược lại?!

Chúc vui!
Bài viết của bạn hay quá, mình cũng đang tập tành KTQT đây.
Bạn ơi, vui lòng cho mình xin file nhe.
Cảm ơn!
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Kỹ thuật giải trình thanh tra BHXH

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top