Các công ty luôn tìm kiếm những nhân viên thực tập cầu tiến, dám nghĩ dám làm, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của công ty, đáng tin cậy, có thể làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm. Dưới đây là 10 bí quyết giúp bạn trở thành một nhân viên chính thức trong thời gian thực tập.
1.Chào hỏi bất cứ người nào bạn gặp trong công ty
Để có được những mối quan hệ tốt trong công việc đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp thật tốt cũng như một thái độ đáng tin cậy.
Người giám sát và các đồng nghiệp của bạn nhiều khi “ngập đầu” trong các dự án và thời hạn công việc nên họ không để ý bạn là người mới đến. Vì vậy, hãy chủ động giới thiệu mình với một thái độ đáng tin cậy và thân thiện với bất cứ ai bạn gặp trong công ty, từ nhân viên tạp vụ cho đến Tổng giám đốc.
2. Tìm hiểu mọi thông tin về công ty
Nghiên cứu tất cả những gì có thể về công ty và lĩnh vực hoạt động. Hãy bắt đầu từ văn phòng dịch vụ việc làm ở trường của bạn. Bạn cũng có thể viết thư đến công ty bạn quan tâm để xin thông tin, gặp để hỏi trực tiếp, liên hệ với phòng thương mại địa phương, đọc báo hay các ấn phẩm khác để tìm hiểu thêm về công ty.
3. Đặt ra các mục tiêu cho bản thân và làm việc chăm chỉ
Hãy đặt ra các mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong thời gian thực tập và hỏi người giám sát những việc phải làm. Nếu bạn đã hoàn thành xong công việc được giao, hãy đề nghị một công việc khác hoặc dành thời gian đọc các tài liệu hoặc bài báo về công ty và công việc.
Việc đặt ra mục tiêu có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các thực tập viên - giúp bạn đạt được các kỹ năng mà các nhà tuyển dụng cần ở một nhân viên chính thức trong tương lai.
4. Đọc các báo và tạp chí chuyên về lĩnh vực hoạt động của công ty
Luôn theo dõi thông tin về người thuê bạn, môi trường cạnh tranh của họ, đọc những gì những người có kinh nghiệm đang đọc và tìm hiểu thêm các thông tin về lĩnh vực hoạt động của công ty. Hãy nghĩ xem liệu có những xu hướng mới hay điều thú vị nào đang xảy ra trong lĩnh vực hoạt động của công ty hay không?
Để thành công trong thời gian thực tập đòi hỏi thực tập viên một sự cầu tiến và lòng ham học hỏi thực sự về lĩnh vực hoạt động của công ty. Những thực tập viên thành công là những người luôn chủ động học được nhiều nhất có thể trong thời gian thực tập ngắn ngủi.
5. Sẵn sàng làm một số công việc lặt vặt
Hãy nhanh chóng hoàn thành những công việc nhỏ và có cái nhìn bao quát về công việc. Bạn có thể phải làm một số công việc như pha cà phê hay sắp xếp tài liệu…
Tuy nhiên, nếu pha cà phê và sắp xếp tài liệu chiếm quá nhiều thời gian trong ngày của bạn thì bạn cần nói chuyện với người giám sát về những mục tiêu và mong muốn của bạn trong thời gian thực tập.
Một cách để tránh bị rơi vào tình trạng này là làm một bản thỏa thuận về những việc bạn phải làm khi là một nhân viên thực tập. Hãy nhớ rằng bất cứ công việc nào cũng bao gồm vài việc lặt vặt. Việc chia sẻ những công việc như vậy với nhau sẽ tạo nên một tập thể đoàn kết và mỗi cá nhân sẽ hoàn thành công việc của mình tốt hơn.
6. Đặt nhiều câu hỏi
Tận dụng vị trí sinh viên của mình và đặt câu hỏi về tất cả những gì bạn không hiểu. Các nhà tuyển dụng cho rằng những sinh viên hay đặt câu hỏi là những người rất cầu tiến và muốn học tất cả những thứ họ có thể về lĩnh vực hoạt động của công ty.
Bạn là nhân viên thực tập nên các nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn phải biết mọi thứ về công việc. Thời gian thực tập là khoảng thời gian rất tốt để học hỏi. Bạn càng đặt nhiều câu hỏi thì bạn càng học được nhiều điều về công việc.
7. Tìm một người để học hỏi
Học hỏi từ những người bạn ngưỡng mộ và phát triển mối quan hệ kiểu này giúp bạn có thể tiếp tục tiến xa hơn sau khi thời gian thực tập đã kết thúc.
Những người có kinh nghiệm trong công ty rất thích chia sẻ kiến thức và giúp đỡ những người mới vào. Những người để học hỏi tốt nhất luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của họ mong muốn được nhìn thấy những người theo sau mình thành công.
8. Chứng tỏ bạn chuyên nghiệp
Duy trì một hình ảnh chuyên nghiệp cả ở trong và ngoài công ty, tránh “buôn dưa lê” và chia bè chia phái trong công ty. Điều này sẽ giúp bạn tận dụng thời gian, tránh lãng phí vào các cuộc điện thoại hay thư từ cá nhân.
9. Phát triển các mối quan hệ với đồng nghiệp
Hãy duy trì việc giao tiếp với người giám sát và các đồng nghiệp. Các mối quan hệ này chính là chìa khóa để bắt đầu một sự nghiệp thành công, giúp bạn tìm được những cơ hội mới và cách thức để tiến lên trong sự nghiệp của mình.
10. Chứng tỏ lòng nhiệt tình
Hãy tỏ rõ lòng nhiệt tình và sự cầu tiến, đề nghị được tham gia vào các cuộc họp và hội thảo nghề nghiệp. Các nhân viên nhiệt tình có một ảnh hưởng tốt lên toàn bộ công ty.
Nếu bạn muốn được nhận vào làm nhân viên chính thức sau thời gian thực tập, hãy chứng tỏ mình là một nhân viên nhiệt tình. Trong một thời gian ngắn bạn phải gây được những ảnh hưởng tích cực lên cả đồng nghiệp và người giám sát.
1.Chào hỏi bất cứ người nào bạn gặp trong công ty
Để có được những mối quan hệ tốt trong công việc đòi hỏi các kỹ năng giao tiếp thật tốt cũng như một thái độ đáng tin cậy.
Người giám sát và các đồng nghiệp của bạn nhiều khi “ngập đầu” trong các dự án và thời hạn công việc nên họ không để ý bạn là người mới đến. Vì vậy, hãy chủ động giới thiệu mình với một thái độ đáng tin cậy và thân thiện với bất cứ ai bạn gặp trong công ty, từ nhân viên tạp vụ cho đến Tổng giám đốc.
2. Tìm hiểu mọi thông tin về công ty
Nghiên cứu tất cả những gì có thể về công ty và lĩnh vực hoạt động. Hãy bắt đầu từ văn phòng dịch vụ việc làm ở trường của bạn. Bạn cũng có thể viết thư đến công ty bạn quan tâm để xin thông tin, gặp để hỏi trực tiếp, liên hệ với phòng thương mại địa phương, đọc báo hay các ấn phẩm khác để tìm hiểu thêm về công ty.
3. Đặt ra các mục tiêu cho bản thân và làm việc chăm chỉ
Hãy đặt ra các mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong thời gian thực tập và hỏi người giám sát những việc phải làm. Nếu bạn đã hoàn thành xong công việc được giao, hãy đề nghị một công việc khác hoặc dành thời gian đọc các tài liệu hoặc bài báo về công ty và công việc.
Việc đặt ra mục tiêu có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các thực tập viên - giúp bạn đạt được các kỹ năng mà các nhà tuyển dụng cần ở một nhân viên chính thức trong tương lai.
4. Đọc các báo và tạp chí chuyên về lĩnh vực hoạt động của công ty
Luôn theo dõi thông tin về người thuê bạn, môi trường cạnh tranh của họ, đọc những gì những người có kinh nghiệm đang đọc và tìm hiểu thêm các thông tin về lĩnh vực hoạt động của công ty. Hãy nghĩ xem liệu có những xu hướng mới hay điều thú vị nào đang xảy ra trong lĩnh vực hoạt động của công ty hay không?
Để thành công trong thời gian thực tập đòi hỏi thực tập viên một sự cầu tiến và lòng ham học hỏi thực sự về lĩnh vực hoạt động của công ty. Những thực tập viên thành công là những người luôn chủ động học được nhiều nhất có thể trong thời gian thực tập ngắn ngủi.
5. Sẵn sàng làm một số công việc lặt vặt
Hãy nhanh chóng hoàn thành những công việc nhỏ và có cái nhìn bao quát về công việc. Bạn có thể phải làm một số công việc như pha cà phê hay sắp xếp tài liệu…
Tuy nhiên, nếu pha cà phê và sắp xếp tài liệu chiếm quá nhiều thời gian trong ngày của bạn thì bạn cần nói chuyện với người giám sát về những mục tiêu và mong muốn của bạn trong thời gian thực tập.
Một cách để tránh bị rơi vào tình trạng này là làm một bản thỏa thuận về những việc bạn phải làm khi là một nhân viên thực tập. Hãy nhớ rằng bất cứ công việc nào cũng bao gồm vài việc lặt vặt. Việc chia sẻ những công việc như vậy với nhau sẽ tạo nên một tập thể đoàn kết và mỗi cá nhân sẽ hoàn thành công việc của mình tốt hơn.
6. Đặt nhiều câu hỏi
Tận dụng vị trí sinh viên của mình và đặt câu hỏi về tất cả những gì bạn không hiểu. Các nhà tuyển dụng cho rằng những sinh viên hay đặt câu hỏi là những người rất cầu tiến và muốn học tất cả những thứ họ có thể về lĩnh vực hoạt động của công ty.
Bạn là nhân viên thực tập nên các nhà tuyển dụng không yêu cầu bạn phải biết mọi thứ về công việc. Thời gian thực tập là khoảng thời gian rất tốt để học hỏi. Bạn càng đặt nhiều câu hỏi thì bạn càng học được nhiều điều về công việc.
7. Tìm một người để học hỏi
Học hỏi từ những người bạn ngưỡng mộ và phát triển mối quan hệ kiểu này giúp bạn có thể tiếp tục tiến xa hơn sau khi thời gian thực tập đã kết thúc.
Những người có kinh nghiệm trong công ty rất thích chia sẻ kiến thức và giúp đỡ những người mới vào. Những người để học hỏi tốt nhất luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của họ mong muốn được nhìn thấy những người theo sau mình thành công.
8. Chứng tỏ bạn chuyên nghiệp
Duy trì một hình ảnh chuyên nghiệp cả ở trong và ngoài công ty, tránh “buôn dưa lê” và chia bè chia phái trong công ty. Điều này sẽ giúp bạn tận dụng thời gian, tránh lãng phí vào các cuộc điện thoại hay thư từ cá nhân.
9. Phát triển các mối quan hệ với đồng nghiệp
Hãy duy trì việc giao tiếp với người giám sát và các đồng nghiệp. Các mối quan hệ này chính là chìa khóa để bắt đầu một sự nghiệp thành công, giúp bạn tìm được những cơ hội mới và cách thức để tiến lên trong sự nghiệp của mình.
10. Chứng tỏ lòng nhiệt tình
Hãy tỏ rõ lòng nhiệt tình và sự cầu tiến, đề nghị được tham gia vào các cuộc họp và hội thảo nghề nghiệp. Các nhân viên nhiệt tình có một ảnh hưởng tốt lên toàn bộ công ty.
Nếu bạn muốn được nhận vào làm nhân viên chính thức sau thời gian thực tập, hãy chứng tỏ mình là một nhân viên nhiệt tình. Trong một thời gian ngắn bạn phải gây được những ảnh hưởng tích cực lên cả đồng nghiệp và người giám sát.
(Theo Sức trẻ Việt Nam)