Ðề: Lập định mức tiêu hao nguyên vật liệu
Phương pháp xác định chi phí định mức :
* Phương pháp kỹ thuật: phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng nguyên vật liệu và lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp
* Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: Xem lại giá thành đạt được ở những kỳ trước như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây dựng lại.
* Phương pháp điều chỉnh: Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp
Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất
- Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Về mặt lượng nguyên vật liệu : Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường
Để sản xuất 1 sản phẩm thì định mức tiêu hao nguyên vật liệu là:
1. Nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
2. Hao hụt cho phép
3. Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng
Về mặt giá nguyên vật liệu : Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị nguyên vật liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Định mức về giá nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm là:
- Giá mua ( trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán )
- Chi phí thu mua nguyên vật liệu
Như vậy ta có:
Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng * định mức về giá
- Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp:
Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp: bao gồm không chỉ mức lượng căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH,BHYT,KPCĐ của lao động trực tiếp. Định mức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng như sau:
- Mức lương căn bản một giờ
- BHXH,
Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. Có thể được xác định bằng 2 cách:
1. Phương pháp kỹ thuật: chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc
2. Phương pháp bấm giờ
Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm được xác định như sau:
+ Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
+ Thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy
+ Thời gian tính cho sản phẩm hỏng
Như vậy ta có:
Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng x Định mức giá
- Định mức chi phí sản xuất chung
-----------------------------------------------------------------------------------------
Định mức biến phí sản xuất chung
Cũng được xây dựng theo định mức giá và lượng. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức lượng, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm
Ví dụ: Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 1200 đ và căn cứ được chọn để phân bổ là số giờ lao động trực tiếp (định mức về lượng thời gian trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm) là 3.5 giờ/sp thì định mức phần biến phí sản xuất chung của sản phẩm là:
1 200đ/ giờ x 3.5 giờ/s.p = 4 200đ/s.p
*Định mức định phí sản xuất chung
Được xây dựng tương tự như ở phần biến phí. Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này.
Ví dụ: Phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là 3 200đ/giờ và căn cứ chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp với 3.5 giờ/s.p, thì phần định phí sản xuất chung của 1 sản phẩm là:
3 200đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 11 200 đ/s.p
Vậy, đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung :
1 200đ/s.p + 3 200 đ/giờ = 4 400đ
Chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản phẩm là:
4 400 đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 15 400 đ/s.p
Từ cách xây dựng định mức trên ta đi xây dựng phương trình hồi quy dưới dạng tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chí phí sản xuất:
Y = ao + a1X1 + a2X2 + a3X3
Y: Chi phí sản xuất sản phẩm
X1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
X2: Chi phí nhân công trực tiếp
X3: Chi phí sản xuất chung
Ta đi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chi phí định mức về lượng và giá của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung như sau:
- Chi phí định mức nguyên vật liệu trực tiếp
Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu:
G= ao +a1g1 + a2g2 + a3g3 +e
G là chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu
g1 là lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất 1 sản phẩm
g2 là lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép
g3 là lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng
ao là số hạng cố định
a1 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị
a2 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép thay đổi 1 đơn vị
a3 là mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị
e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác
Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nguyên vật liệu:
Z = ao +a1z1 + a2z2 +e
Z là chi phí định mức về giá nguyên vật liệu
z1 là giá mua ( sau khi trừ đi các khoản giảm trừ)
z2 là chi phí thu mua
ao là số hạng cố định
a1 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi giá mua thay đổi 1 đơn vị
a2 là mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi chi phí thu mua thay đổi 1 đơn vị
e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác
-----------------------------------------------------------------------------------------
- Chi phí định mức nhân công trực tiếp
Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng chi phí nhân công trực tiếp:
N= ao +a1n1 + a2n2 + a3n3 +e
G là chi phí định mức về lượng nhân công trực tiếp
g1 là lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
g2 là lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy
g3 là lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng
ao là số hạng cố định
a1 là mức tác động tới định mức lượng nhân công khi lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị
a2 là mức tác động tới định mức lượng lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy thay đổi 1 đơn vị
a3 là mức tác động tới định mức lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị
e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác
Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp:
M= ao +a1m1 + a2m2 + a3m3 +e
M là chi phí định mức về giá nhân công trực tiếp
g1 là giá mức lương căn bản giờ công trực tiếp
g2 là mức BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho 1 sản phẩm
g3 là phụ cấp tính cho 1 sản phẩm
ao là số hạng cố định
a1 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức lương căn bản dùng thay đổi 1 đơn vị
a2 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức BHXH, BHYT, KPCĐ thay đổi 1 đơn vị
a3 là mức tác động tới định mức giá nhân công khi mức phụ cấp thay đổi 1 đơn vị
e là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác
- Chi phí định mức sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung được phân thành biến phí và định phí
Phương trình hồi quy định mức chi phí sản xuất chung như sau:
K = ao + a1k1 + a2k2
K là định mức chi phí sản xuất chung
k1 là biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
k2 là định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
ao là số hạng cố định
a1 là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị
a2 là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị
Sau khi đã xây dựng được những phương trình toán học với mô hình hồi quy bội (hay hồi quy đa biến) ta sẽ sử dụng các kỹ thuật trong môn học kinh tế lượng để giải bài toán này. Từ đó mà việc phân tích được chính xác và chi tiết, xác định được những nhân tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí, giúp nhà quản lý có nguồn thông tin chắc chắn để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.