Phân tích báo cáo tài chính CTCP Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (HAX) Quý 1/2022

Hồ Xuân Quang

Member
Hội viên mới
1. Quản lý vốn
Trong kỳ, công ty sống chủ yếu bằng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh và một phần từ hoạt động tài chính. Họ sử dụng nguồn tiền này để chi trả cho các hoạt động đầu tư trong thời gian qua.
Dòng tiền thuần của công ty có xu hướng giảm nhẹ trong kỳ vừa qua bởi vì doanh nghiệp phải chi nhiều tiền hơn cho các hoạt động đầu tư so với kỳ trước đó.
1653299395772.png


Tính thanh khoản của công ty trong kỳ gần nhất thấp hơn 2.5. Với mức chỉ số như trên, công ty có tính thanh khoản nằm ở mức trung bình. Họ có thể chi trả được các khoản nợ khi chúng đáo hạn mà không gặp các vấn đề về tài chính.
1653299627716.png


2. Kiểm soát hiệu quả hoạt động
Biên lãi gộp của DN trong kỳ vừa qua có xu hướng không đổi so với kỳ trước đó. Với mức chỉ số như trên, công ty có TSLN gộp ở mức trung bình so với mặt bằng chung của ngành. Họ không thể chủ động được các kênh phân phối của riêng mình.
1653299758731.png


Trong kỳ, công ty kiếm được lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động kinh doanh và một phần là các hoạt động khác. Điều này cho thấy doanh nghiệp rất tập trung vào lĩnh vực của mình, họ cố gắng cải thiện và phát triển các chính sách kinh doanh nhằm mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong các kỳ tiếp theo. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm nhẹ so với kỳ trước đó.
1653299946646.png


ROE của doanh nghiệp giảm trong kỳ vừa qua là do doanh nghiệp đã giảm đòn bẩy tài chính trong khoảng thời gian này.
1653299972279.png


3. Kiểm soát hiệu suất sử dụng tài sản
Trong kỳ vừa qua, chỉ số ROE của doanh nghiệp đủ để thu hút được các quỹ đầu tư tham gia vào góp vốn.
Việc ROE có xu hướng giảm nhẹ so với kỳ trước đó là do hiệu suất sử dụng tài sản (ROA) của DN có xu hướng giảm trong thời gian qua. Doanh nghiệp không thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ nguồn tài sản vốn có của mình.
1653300195440.png


4. Cơ cấu tài sản
Trong kỳ vừa qua, khoản mục có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản lần lượt là Đầu tư ngắn hạn và Tổng hàng tồn kho. Với đầu tư ngắn hạn, chúng ta thấy trong kỳ trước đó, DN không hề có khoản mục này và nó đã tăng lên trở thành khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngược lại tổng hàng tồn kho có xu hướng giảm nhẹ trong khoảng thời điểm này.
1653300450859.png


Nợ/TTS của DN có xu hướng giảm trong kỳ vừa qua. Với chỉ số ở thời điểm hiện tại, Nợ/TTS của DN nằm ở mức an toàn. Công ty đảm bảo được các khoản nợ dài hạn bằng mức tài sản cao.
1653300528336.png


Trong 3 năm gần nhất, doanh nghiệp có chi đầu tư mua sắm cho các khoản TSCĐ. Và khi so sánh với mức chi phí khấu hao trong khoảng thời điểm này, các khoản chi có phần lớn hơn so với chi phí DN đã thực hiện.
1653300649483.png


5. Tăng trưởng bền vững
Doanh thu thuần của DN có xu hướng giảm nhẹ trong kỳ vừa qua, chỉ số làm cho DN không thể thu hút được các NĐT. Ngoài ra, nó cũng cho thấy doanh nghiệp hiện đang gặp các vấn đề về tăng trưởng, cần phải giải quyết và xử lý kịp thời.
1653300746237.png


Lợi nhuận sau thuế của kỳ hiện tại giảm 14% so với kỳ trước đó. Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng LN của DN vẫn là xu hướng tăng trong các kỳ vừa qua.
1653300911174.png


6. Phân tích ngành nghề
1653369979049.png


HAX có điểm số nằm ở nhóm trung bình. HAX cao hơn so với bình quân toàn thị trường
Tăng trưởng lợi nhuận nhanh tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu nhanh.
Hầu hết các chỉ tiêu sinh lời đều ở mức tích cực.
Doanh nghiệp có thị phần và quy mô nhỏ trong ngành.


7. Một số thông tin thêm về DN
Lợi nhuận năm 2021 hồi phục ấn tượng sau đại dịch…
Mặc dù lợi nhuận của HAX chịu ảnh hưởng nặng nề trong năm 2021 do giãn cách xã hội nghiêm ngặt (đặc biệt trong Q3/2021), công ty đã có sự hồi phục mạnh trong Q4/2021, khi quý này đóng góp tới 39% tổng doanh thu và 78% lợi nhuận ròng cả năm. Nhu cầu dồn nén đáng kể trong các quý trước đó cùng với việc Chính phủ hỗ trợ giảm 50% phí trước bạ theo Nghị định 100/2021/ND-CP từ tháng 11/2021 là yếu tố chính giúp kết quả kinh doanh phục hồi ấn tượng trong Q4/2021. … Nhưng giảm tốc trong Q1/2022 do tình trạng khan hiếm chip diễn biến xấu đi. Doanh thu quý 1/2022 ước đạt 1.290 tỷ đồng (-10% YoY). Ban lãnh đạo HAX giải thích tình trạng khan hiếm chip xấu đi trên toàn cầu ảnh hưởng đến nguồn cung của các mẫu xe Mercedes nhập khẩu (chiếm khoảng 10 - 15% doanh thu HAX) trong khi các mẫu xe lắp ráp trong nước vẫn đáp ứng đủ cho đơn hàng mới, mặc dù khách hàng cần thời gian chờ lâu hơn so với bình thường (2-3 tháng). Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng cho rằng việc biến chủng Omicron lan rộng tại Việt Nam khiến doanh thu của các showroom phục hồi chậm trong quý đầu năm, nhưng chúng tôi cho rằng điều này không đúng với thực tế do doanh số bán ô tô tại Việt Nam trong Q1/2022 vẫn tăng tới 16% so với cùng kỳ và không bị ảnh hưởng nhiều bởi đợt bùng phát Omicron gần đây. Về lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận của công ty tiếp tục cải thiện đáng kể từ mức trung bình năm ngoái do biên lợi nhuận mỗi xe tăng cao trong giai đoạn khan hiếm xe sang do khách hàng liên tục đặt giá cao hơn hoặc mua thêm một số gói phụ kiện bảo dưỡng khác từ đại lý để có thể nhận xe sớm hơn.

Nhưng giảm tốc trong Q1/2022 do tình trạng khan hiếm chip diễn biến xấu đi. Doanh thu quý 1/2022 ước đạt 1.290 tỷ đồng (-10% YoY). Ban lãnh đạo HAX giải thích tình trạng khan hiếm chip xấu đi trên toàn cầu ảnh hưởng đến nguồn cung của các mẫu xe Mercedes nhập khẩu (chiếm khoảng 10 - 15% doanh thu HAX) trong khi các mẫu xe lắp ráp trong nước vẫn đáp ứng đủ cho đơn hàng mới, mặc dù khách hàng cần thời gian chờ lâu hơn so với bình thường (2-3 tháng). Ngoài ra, ban lãnh đạo cũng cho rằng việc biến chủng Omicron lan rộng tại Việt Nam khiến doanh thu của các showroom phục hồi chậm trong quý đầu năm, nhưng chúng tôi cho rằng điều này không đúng với thực tế do doanh số bán ô tô tại Việt Nam trong Q1/2022 vẫn tăng tới 16% so với cùng kỳ và không bị ảnh hưởng nhiều bởi đợt bùng phát Omicron gần đây. Về lợi nhuận ròng, biên lợi nhuận của công ty tiếp tục cải thiện đáng kể từ mức trung bình năm ngoái do biên lợi nhuận mỗi xe tăng cao trong giai đoạn khan hiếm xe sang do khách hàng liên tục đặt giá cao hơn hoặc mua thêm một số gói phụ kiện bảo dưỡng khác từ đại lý để có thể nhận xe sớm hơn

Cập nhật triển vọng 2022
Tình trạng khan hiếm chip trầm trọng hơn đang ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng doanh thu
. Mặc dù nhiều hãng sản xuất chip thế giới đã nỗ lực tăng công suất và đầu tư mở rộng, tuy nhiên các nhà máy chip mới chưa thể đi vào hoạt động đúng lịch trình trong năm 2022 và 2023. Hai nhà sản xuất chip lớn nhất là TSMC và Intel gần đây đã xác nhận dời ngày đi vào hoạt động của các nhà máy chip quy mô lớn tại Arizona và Mỹ từ năm 2023 sang 2024 do mức độ phức tạp cao và quy mô lớn của các dự án chip này, đồng nghĩa với tình trạng thiếu hụt chip có thể kéo dài thêm 8-12 tháng so với kỳ vọng ban đầu. Trong khi đó, theo Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn (SIA), xung đột địa chính trị giữa Nga – Ukraine khiến nguồn cung chip toàn cầu trầm trọng hơn, vì đây là hai nước nắm giữ tới 40-50% hai nguyên liệu chính sản xuất chip bán dẫn: khí neon, dùng để cung cấp cho máy laser in vi mạch bán dẫn và palladium, dùng trong các chip cảm biến và bộ nhớ máy tính. Trong thông cáo báo chí gần đây, Mercedes công bố mục tiêu bàn giao xe toàn cầu trong năm 2022 giảm 5% đến 10% so với cùng kỳ trong năm do ảnh hưởng của tình trạng thiếu chip.


Bài phân tích chỉ là quan điểm cá nhân. Không phải khuyến nghị đầu tư. Chỉ mang tính chất tham khảo)

Nếu các anh chị muốn biết thêm về cách phân tích báo cáo tài chính hiệu quả và thực tế, thì khóa học này sẽ giúp anh chị giải quyết những vấn đề trên:

http://clevercfo.com/khoa-hoc-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-online
Phân tích báo cáo tài chính CTCP Bia Sài Gòn - Hà Nội (BSH) Quý 1/2022: Phân tích báo cáo tài chính CTCP Bia Sài Gòn - Phú Thọ (BSP) Quý 1/2022:
 
Chào bạn, mình chưa hiểu rõ sau:
phần 6, 7 của công ty DXG có liên quan như thế nào đến phân tích của cty HAX.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top