Một vài điểm cần lưu ý trong VAS số 10 và TT 201/2009/TT-BTC
Một số vần đề cần các bạn tham gia thảo luận, nhằm làm rõ vấn đề:
1. Theo Chuẩn mực kế toán số 10 " Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái"; Thông tư 201/2009/TT-BTC như sau:
+ Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được xử lý vào TK 515 hoặc TK 635 bằng (chênh lệch tỷ giá giao dịch thực tế và tỷ giá ghi sổ)* số ngoại tệ.
Vậy tỷ giá giao dịch thực tế ở đây là tỷ giá nào?
+ Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm:
Theo Chuẩn mực số 10, Cuối năm tài chính Cty cần đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12. Nếu lãi phản ánh vào TK 515, nếu lỗ phản ánh vào TK 635.
Vấn đề ở đây là khoản lãi hoặc lỗ tài chính từ chênh lệch tỷ giá này tạo ra khoản chênh lệch vĩnh viễn khi tính thuế TNDN khi quyết toán.
2. Theo Thông tư 201/2009/TT-BTC, thì đã xử lý vấn đề này đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (ngắn hạn) tức là treo trên TK 413, sang đầu năm ghi bút toán đảo lại.
Vấn đề mình muốn tham khảo là nếu đầu kỳ sau các bạn ghi bút toán đảo lại có lúc nào tiền sẽ âm không? (vd: cuối năm tiền và tương đương tiền là 400.000.000đ trên BCTC, nhưng TK Có 413 lại 1.000.000.000, trong đó đối ứng với tiền là 450.000.000).
Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ dài hạn thì lại phân ra 2 trường hợp:
* Đối với các khoản nợ phải thu thì sau khi đánh giá lại nếu lãi xử lý vào TK 515, lỗ vào TK 635 nhưng bị loại trừ khi tính thuế.
* Đối với các khoản nợ phải trả thì sau khi đánh giá lại nếu lãi xử lý vào TK 515, lỗ vào TK 635 nhưng được tính vào thu nhập chịu thuế.
Mình muốn tham khảo ý kiến các bạn về khoản này, tại sao lại vậy?
Một số vần đề cần các bạn tham gia thảo luận, nhằm làm rõ vấn đề:
1. Theo Chuẩn mực kế toán số 10 " Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái"; Thông tư 201/2009/TT-BTC như sau:
+ Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được xử lý vào TK 515 hoặc TK 635 bằng (chênh lệch tỷ giá giao dịch thực tế và tỷ giá ghi sổ)* số ngoại tệ.
Vậy tỷ giá giao dịch thực tế ở đây là tỷ giá nào?
+ Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm:
Theo Chuẩn mực số 10, Cuối năm tài chính Cty cần đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12. Nếu lãi phản ánh vào TK 515, nếu lỗ phản ánh vào TK 635.
Vấn đề ở đây là khoản lãi hoặc lỗ tài chính từ chênh lệch tỷ giá này tạo ra khoản chênh lệch vĩnh viễn khi tính thuế TNDN khi quyết toán.
2. Theo Thông tư 201/2009/TT-BTC, thì đã xử lý vấn đề này đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (ngắn hạn) tức là treo trên TK 413, sang đầu năm ghi bút toán đảo lại.
Vấn đề mình muốn tham khảo là nếu đầu kỳ sau các bạn ghi bút toán đảo lại có lúc nào tiền sẽ âm không? (vd: cuối năm tiền và tương đương tiền là 400.000.000đ trên BCTC, nhưng TK Có 413 lại 1.000.000.000, trong đó đối ứng với tiền là 450.000.000).
Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ dài hạn thì lại phân ra 2 trường hợp:
* Đối với các khoản nợ phải thu thì sau khi đánh giá lại nếu lãi xử lý vào TK 515, lỗ vào TK 635 nhưng bị loại trừ khi tính thuế.
* Đối với các khoản nợ phải trả thì sau khi đánh giá lại nếu lãi xử lý vào TK 515, lỗ vào TK 635 nhưng được tính vào thu nhập chịu thuế.
Mình muốn tham khảo ý kiến các bạn về khoản này, tại sao lại vậy?