Xử lý chênh lệch tỷ giá?

Linh QB - TK

New Member
Hội viên mới
Một vài điểm cần lưu ý trong VAS số 10 và TT 201/2009/TT-BTC

Một số vần đề cần các bạn tham gia thảo luận, nhằm làm rõ vấn đề:

1. Theo Chuẩn mực kế toán số 10 " Ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá hối đoái"; Thông tư 201/2009/TT-BTC như sau:

+ Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được xử lý vào TK 515 hoặc TK 635 bằng (chênh lệch tỷ giá giao dịch thực tế và tỷ giá ghi sổ)* số ngoại tệ.
Vậy tỷ giá giao dịch thực tế ở đây là tỷ giá nào?

+ Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm:
Theo Chuẩn mực số 10, Cuối năm tài chính Cty cần đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12. Nếu lãi phản ánh vào TK 515, nếu lỗ phản ánh vào TK 635.
Vấn đề ở đây là khoản lãi hoặc lỗ tài chính từ chênh lệch tỷ giá này tạo ra khoản chênh lệch vĩnh viễn khi tính thuế TNDN khi quyết toán.


2. Theo Thông tư 201/2009/TT-BTC, thì đã xử lý vấn đề này đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (ngắn hạn) tức là treo trên TK 413, sang đầu năm ghi bút toán đảo lại.
Vấn đề mình muốn tham khảo là nếu đầu kỳ sau các bạn ghi bút toán đảo lại có lúc nào tiền sẽ âm không? (vd: cuối năm tiền và tương đương tiền là 400.000.000đ trên BCTC, nhưng TK Có 413 lại 1.000.000.000, trong đó đối ứng với tiền là 450.000.000).
Đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ dài hạn thì lại phân ra 2 trường hợp:
* Đối với các khoản nợ phải thu thì sau khi đánh giá lại nếu lãi xử lý vào TK 515, lỗ vào TK 635 nhưng bị loại trừ khi tính thuế.
* Đối với các khoản nợ phải trả thì sau khi đánh giá lại nếu lãi xử lý vào TK 515, lỗ vào TK 635 nhưng được tính vào thu nhập chịu thuế.
Mình muốn tham khảo ý kiến các bạn về khoản này, tại sao lại vậy?
 
Ðề: Xử lý chênh lệch tỷ giá?

1. Tỷ giá giao dịch thực tế: tỷ giá giao dịch tại ngày phát sinh nghiệp vụ (có thể ghi theo tỷ giá tại Ngân hàng giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng - tùy thuộc vào chính sách công ty)
2. + Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại tài khoản tiền có số dư gốc ngoại tệ cuối kỳ: cuối kỳ, căn cứ số ngoại tệ tại quỹ, quy đổi theo tỷ giá BQLNH, chênh lệch với số đang theo dõi là bao nhiêu thì hạch toán phần chênh lệch đó vào TK 413. Số trên chỉ tiêu Tiền (MS 111) trên báo cáo tài chính là số dư Nợ TK 111, 112, 113 đã đánh giá cuối kỳ. Vì vậy không có chuyện số trên BCTC thấp hơn số đối ứng với 413 đâu bạn.
+ Đối với đánh giá lại khoản nợ có số dư gốc ngoại tệ (dài hạn): trong thông tư 201 không có nói loại trừ thu nhập/chi phí khi tính thuế TNDN. Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào thu nhập và chi phí hợp lý khi tính thuế. Bạn tham khảo thêm thông tư 177/2009 và công văn 353, 7250.
 
Ðề: Xử lý chênh lệch tỷ giá?

Trước hết mình cám ơn sự góp ý của bạn.

+ Ở vấn đề thứ nhất, theo mình vừa tìm hiểu thì theo thông tư 130/2008/TT-BTC đoạn 5 Phần B "Phương pháp tính thuế TNDN" có nói tỷ giá giao dịch thực tế ở đây là tỷ giá bình quan liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh NV, còn theo kinh nghiệm đi làm thì mình thấy phần đa các doanh nghiệp sử dụng tỷ giá ngân hàng giao dịch, vấn đề tùy thuộc vào chính sách công ty thì mình ko nói bạn có thể dẫn chứng cho mình điều đó nằm trong văn bản nào?

+ Vấn đề đối với các khoản khoản nợ có gốc ngoại tệ dài hạn, thì theo thông tư 201/2009 cũng có tách ra hai phần rõ ràng là nợ phải thu và nợ phải trả. Đối với phần phải thu thì cứ xử lý vào TK 515;635 nhưng không nói rõ là có tính vào thu nhập hoặc chi phí chịu thuế hay ko? Nhưng theo mình thấy khi đi làm thuế thường loại phần này ra khi quyết toán.
Còn đối với nợ phải trả thì có trình bày rõ ràng và cho phép được tính vào thu nhập hoặc chi phí chịu thuế.

Riêng thông tư 177/2009 chỉ hướng dẫn đối với các khoản nợ phải trả dài hạn.

Mình muốn tham khảo thêm bạn một câu ma mình cũng chưa có lý giải thuyết phục, là tại sao đối với các khoản nợ phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ lại được đánh giá lại để đưa vào thu nhập chịu thuế và chi phí chịu thuế trong lúc thực tế bản thân nó chưa xảy ra (chưa thực hiện). Tại sao lại ko để theo tinh thần của VAS số 10, cứ xem như một khoản chệnh lệch vĩnh viễn, rồi loại trừ chúng ra khi quyết toán.

(Mong nhận được hồi âm của bạn và những bạn cùng quan tâm đến vấn đề này)
 
Ðề: Xử lý chênh lệch tỷ giá?

Mình tìm được nội dung này, mình nghĩ nó sẽ trả lời cho câu hỏi của bạn
Thu Vân - thuvanvp@yahoo.com: Kính thưa ông Phó Cục Trưởng, Tôi xin được hỏi về quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 như sau: Tại điểm 1 mục II phần A của công văn 518/TCT-CS ngày 14 tháng 2 năm 2011 có hướng dẫn về việc xác định chi phí - thu nhập tính vào năm hiện hành khi xác định thu nhập chịu thuế của việc đánh giá lại số dư các khoản ngoại tệ cuối năm. Xin ông cho biết lý do tại sao chỉ tính đến phần số dư của các khoản "Nợ phải trả" mà không ghi nhận cho các khoản " Nợ phải thu"... Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, khi hoàn thành bộ chứng từ xuất khẩu doanh nghiệp đã phải ghi nhận doanh thu và phần đó nằm ở khoản "Nợ phải thu" đồng thời doanh nghiệp đem bộ chứng từ đó đi thế chấp để vay ngân hàng và ghi nhận vào khoản "Nợ phải trả". Cuối năm tài chính như hiện nay tỷ giá bình quân liên ngân hàng thấp hơn tỷ giá ghi sổ vì vậy bên khoản "Nợ phải thu" doanh nghiệp lỗ CLTG 1 khoản tiền đồng thời bên khoản "Nợ phải trả" doanh nghiệp lãi CLTG1 khoản gần tương ứng. Theo hướng dẫn của Tổng Cục Thuế khoản Lãi CLTG bên "Nợ phải trả" phải hạch toán vào thu nhập khác khi tính thuế TNDN còn Lỗ CLTG bên "Nợ phải thu" không được tính. Thực tế các khoản lãi/lỗ này là các khoản chưa thực sự thực hiện, việc tạo ra lãi/lỗ chỉ là tạm thời đánh giá tại 1 thời điểm trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải đóng trước 1 khoản thuế TNDN tương ứng. Sang năm sau khi các khoản " Nợ phải trả " thực hiện doanh nghiệp lại trở nên Lỗ . Như vậy khoản thuế tạm đóng trước doanh nghiệp không được hoàn lại mà được trừ dần vào các năm sau. Khoản thuế này doanh nghiệp đã bị cơ quan thuế nắm giữ làm ảnh hưởng đến vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp xuất khẩu lớn thì luân chuyển ngoại tệ giữa "Nợ phải thu" và "Nợ phải trả" là tương đương nhau, vì vậy tôi mong rằng Cơ quan thuế phải cho bù trừ giữa Nợ phải thu và Nợ phải trả mới công bằng hợp lý. Rất mong nhận được câu trả lời của ông. Trân trọng kính chào!
Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM: Về nguyên tắc chi phí của Doanh nghiệp liên quan tới các khoản phải trả cho khách hàng, mặt khác Thông tư số 177 cũng quy định rõ chỉ được tính vào chi phí, thu nhập khi tính thuế TNDN đối với khoản nợ phải trả. Riêng ý kiến của bà chúng tôi xin ghi nhận để báo cáo Bộ Tài chính xem xét theo thẩm quyền.
Còn việc áp dụng thông tư 201 hay VAS 10? vấn đề này cũng gây tranh cãi nhiều lắm, Giữa doanh nghiệp, công ty kiểm toán, ủy ban chứng khoán NN <-- cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán không thống nhất. Đến nay, mình cũng chưa nghe thấy thông tin gì về vấn đề này cả.
Mình thấy ở góc độ thuế, người ta áp dụng TT 201.
Cám ơn bạn đã đưa vấn đề này ra thảo luận, qua đó, tôi đã có cái nhìn rõ và đúng hơn về vấn đề này.
 
Ðề: Xử lý chênh lệch tỷ giá?

Cảm ơn bạn với những chia sẽ trong bài viết. Mình mong muốn được chia sẽ với bạn trong những chủ đề tới.
 

CẨM NANG KẾ TOÁN TRƯỞNG


Liên hệ: 090.6969.247

KÊNH YOUTUBE DKT

Cách làm file Excel quản lý lãi vay

Đăng ký kênh nhé cả nhà

SÁCH QUYẾT TOÁN THUẾ


Liên hệ: 090.6969.247

Top