Mình nghĩ cần thiết phải lập nên bài viết này để có vài ý kiến tổng hợp lại để cùng nhau đưa ra phương án xử lý vấn đề TCT thông báo Hóa đơn có dấu hiệu vi phạm.
Mình đề ra một số câu hỏi như sau và cũng tham khảo người thân tại cơ quan thuế( thông tin mật) và một số hoạt động của các công ty đang báo ngừng hoạt động. Các bạn có nhận xét gì cứ nêu cho ý kiến của mình, Tổng hợp lại và nên xử lý theo hướng đó. Tránh trường hợp doanh nghiệp đc khấu trừ và doanh nghiệp không được khấu trừ.
1- Vấn đề tại làm sao tồn tại nhiều cty và những hóa đơn có dấu hiệu vi phạm như vậy.
- Các công ty như bên mình nhận được thông báo. Mình kiểm tra lại toàn bộ thông tin và cũng cho người đi kiểm chứng các thông tin đó. Đa phần là các công ty đã thành lập từ nhiều năm nay rồi. Vậy tại sao họ vẫn tồn tại đến thời điểm hiện tại mà không có một bất kỳ thông báo nào của Cơ quan thuế về tình hình hoạt động của các cơ quan này.
Mình có vài nhật xét và nhận xét của mình cũng giống bao KT và chủ doanh nghiệp khác:
- Các công ty này có hoạt động ma đi chăng nữa thì đứng sau nó là ai? Theo mình thì chắc chắn phải có người công tác tại cơ quan thuế.
2- Mình hỏi thuế về phương pháp xử lý vụ việc này như thế nào?
- Thuế trả lời mình như sau: Tốt nhất là loại bỏ những tờ hóa đơn đó ra và nộp báo cáo bổ xung.
Tại sao họ lại tư vấn cho doanh nghiệp đi mua hàng hóa cách xử lý bất lợi cho doanh nghiệp của mình như vây? ( Mình nghĩ vấn đề này là để giảm thiệt hại cho đơn vị xuất hóa đơn) Trong khi đó mình đã thanh toán VAT một lần rồi giờ hàng hóa ko được tính VAT coi như mình mất 1 lần VAT ( bình thường mình là người chung chuyển VAT từ người cung cấp đến tay người xử dụng), Không những chỉ có VAT mà giá trị tiền hàng đó mình không được tính vào tiền vốn kinh doanh có nghĩa là hóa đơn xuất ra không có hóa đơn đầu vào, tiền thuế TNDN sẽ đội lên cao + tiền phạt nộp chậm VAT.
Doanh nghiệp sẽ lâm vào hoàn cảnh rất là khó khăn.
3 - Mình đưa ra ý kiến với cơ quan thuế như sau:
Để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp "Mua" cơ quan thuế nên xác định thời điểm doanh nghiệp "Bán" đó ngừng hoạt động tại thời điểm nào?, thời điểm đó hóa đơn kia còn có hiệu lực hay không, doanh nghiệp "Mua" chứng minh giao dịch đó là có thực.
Các bạn biết Thuế trả lời thế nào không? Họ nói là đợt này Bộ CA vào cuộc cứ giao dịch với doanh nghiệp đó thì cần xử lý hết. ( Mình đặt ra câu hỏi ai là người sợ bị xử lý ở đây?)
Mình có nói giờ chỉ có cơ quan thuế mới biết chính xác thời điểm nào doanh nghiệp "Bán" đó ngừng hoạt động, Tại sao không thông báo rộng để các doanh nghiệp đã giao dịch được biết và có công văn giải trình. ( Họ trả lời điều này rất khó)
4- Mình hỏi bên cơ quan thuế về cách thức loại bỏ trường hợp như vậy cho lần sau?
Mình có nói với cơ quan thuế: Bây giờ cứ coi như chúng tôi hủy hết hóa đơn bị thông báo kia và chịu nộp tiền VAT + tiền TNDN + tiền nộp chậm VAT xong rồi. Cơ quan thuê cho chúng tôi biết tôi cần mua hàng hóa của công ty nào. Vì thời điểm chúng tôi mua hàng chúng tôi cũng chỉ biết là công ty đó còn hoạt động. Mua hàng hóa cả năm rồi sang năm Thuế lại thông báo công ty đó ngừng hoạt động rồi thì chúng tôi lại bị trường hợp như thế này à. ( Người quản lý thuế của mình cười và nói em hỏi vậy chị cũng không giải thích được)
Tóm lại thuế vẫn tư vấn là mình nên loại bỏ hóa đơn bị báo cáo vi phạm ra khỏi bảng kê và gửi lại coi như gửi bổ xung.
Mình tổng kết lại như sau để các bạn có thêm vài ý kiến cho vấn đề này:
1 - Không thể bỏ các hóa đơn đã thông báo ra khỏi bảng kê được ( Như vậy tự mình đưa doanh nghiệp của mình đến con đường chết) vì phải nộp một khoản tiền rất lớn. ( Trong khi đó những hóa đơn đó bên doanh nghiệp "Bán" hàng cho mình họ có phải mất gì không?)
2 - Tập hợp lại toàn bộ hóa đơn mua vào đó + đơn đặt hàng ( vì đa phần đợt này các hóa đơn dưới 20tr) + Phiếu xuất kho+ biên lai thu tiền hàng + công văn xin tạm ngừng hoạt động của đơn vị "Bán" hàng cho mình nếu có) photo toàn bộ gửi kèm công văn xác minh việc mình mua hàng thời điểm đó doanh nghiệp "Bán" hàng còn hoạt động bình thường.
3 - Kiên quết xử lý dứt điểm. ( đừng vội hoảng mà đã chi tiền cho thuế rồi chưa xử lý được vụ việc)
Công ty mình bị đợt này là 1,6 tỷ tiền hàng ( và 160tr tiền VAT) Nếu mình làm theo lời thuế đợt này chắc bên cty mình phải nộp số tiền 160tr tiền VAT + 25% của 1,6 tỷ + tiền phạt nộp chậm VAT của 160tr đó.
Thời điểm này doanh nghiệp bên mình hàng nghìn khó khăn, lương của CBCNV thậm trí 2 tháng mới thanh toán lương được 1 lần, tiền đâu nộp cho Thuế bây giờ.
Mình nói với người quản lý thuế nếu quyết định như vậy bên mình sẽ đóng cửa doanh nghiệp muốn đến đâu thì đến. hiiiii
Thuế nói tại bên em kinh doanh mặt hàng tại VN không sản xuất trên thị trường có nhiều hàng không chính ngạch.
Mình bảo thẳng chị nói thế lại giống vụ " Mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng" Số doanh nghiệp sản xuất mũ, kinh doanh mũ bảo hiểm còn có thể đếm được còn người đi mua mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm thì đếm sao được. Sao không kiểm xoát được cái dễ mà đưa cho dân vào tình thế mất thêm tiền do bị phạt.
Các bạn có ý kiến gì thì đưa lên để chúng ta cùng bàn bạc nhé. Không nên manh động rồi tự chui vào rọ của Thuế
Mình đề ra một số câu hỏi như sau và cũng tham khảo người thân tại cơ quan thuế( thông tin mật) và một số hoạt động của các công ty đang báo ngừng hoạt động. Các bạn có nhận xét gì cứ nêu cho ý kiến của mình, Tổng hợp lại và nên xử lý theo hướng đó. Tránh trường hợp doanh nghiệp đc khấu trừ và doanh nghiệp không được khấu trừ.
1- Vấn đề tại làm sao tồn tại nhiều cty và những hóa đơn có dấu hiệu vi phạm như vậy.
- Các công ty như bên mình nhận được thông báo. Mình kiểm tra lại toàn bộ thông tin và cũng cho người đi kiểm chứng các thông tin đó. Đa phần là các công ty đã thành lập từ nhiều năm nay rồi. Vậy tại sao họ vẫn tồn tại đến thời điểm hiện tại mà không có một bất kỳ thông báo nào của Cơ quan thuế về tình hình hoạt động của các cơ quan này.
Mình có vài nhật xét và nhận xét của mình cũng giống bao KT và chủ doanh nghiệp khác:
- Các công ty này có hoạt động ma đi chăng nữa thì đứng sau nó là ai? Theo mình thì chắc chắn phải có người công tác tại cơ quan thuế.
2- Mình hỏi thuế về phương pháp xử lý vụ việc này như thế nào?
- Thuế trả lời mình như sau: Tốt nhất là loại bỏ những tờ hóa đơn đó ra và nộp báo cáo bổ xung.
Tại sao họ lại tư vấn cho doanh nghiệp đi mua hàng hóa cách xử lý bất lợi cho doanh nghiệp của mình như vây? ( Mình nghĩ vấn đề này là để giảm thiệt hại cho đơn vị xuất hóa đơn) Trong khi đó mình đã thanh toán VAT một lần rồi giờ hàng hóa ko được tính VAT coi như mình mất 1 lần VAT ( bình thường mình là người chung chuyển VAT từ người cung cấp đến tay người xử dụng), Không những chỉ có VAT mà giá trị tiền hàng đó mình không được tính vào tiền vốn kinh doanh có nghĩa là hóa đơn xuất ra không có hóa đơn đầu vào, tiền thuế TNDN sẽ đội lên cao + tiền phạt nộp chậm VAT.
Doanh nghiệp sẽ lâm vào hoàn cảnh rất là khó khăn.
3 - Mình đưa ra ý kiến với cơ quan thuế như sau:
Để giảm thiệt hại cho doanh nghiệp "Mua" cơ quan thuế nên xác định thời điểm doanh nghiệp "Bán" đó ngừng hoạt động tại thời điểm nào?, thời điểm đó hóa đơn kia còn có hiệu lực hay không, doanh nghiệp "Mua" chứng minh giao dịch đó là có thực.
Các bạn biết Thuế trả lời thế nào không? Họ nói là đợt này Bộ CA vào cuộc cứ giao dịch với doanh nghiệp đó thì cần xử lý hết. ( Mình đặt ra câu hỏi ai là người sợ bị xử lý ở đây?)
Mình có nói giờ chỉ có cơ quan thuế mới biết chính xác thời điểm nào doanh nghiệp "Bán" đó ngừng hoạt động, Tại sao không thông báo rộng để các doanh nghiệp đã giao dịch được biết và có công văn giải trình. ( Họ trả lời điều này rất khó)
4- Mình hỏi bên cơ quan thuế về cách thức loại bỏ trường hợp như vậy cho lần sau?
Mình có nói với cơ quan thuế: Bây giờ cứ coi như chúng tôi hủy hết hóa đơn bị thông báo kia và chịu nộp tiền VAT + tiền TNDN + tiền nộp chậm VAT xong rồi. Cơ quan thuê cho chúng tôi biết tôi cần mua hàng hóa của công ty nào. Vì thời điểm chúng tôi mua hàng chúng tôi cũng chỉ biết là công ty đó còn hoạt động. Mua hàng hóa cả năm rồi sang năm Thuế lại thông báo công ty đó ngừng hoạt động rồi thì chúng tôi lại bị trường hợp như thế này à. ( Người quản lý thuế của mình cười và nói em hỏi vậy chị cũng không giải thích được)
Tóm lại thuế vẫn tư vấn là mình nên loại bỏ hóa đơn bị báo cáo vi phạm ra khỏi bảng kê và gửi lại coi như gửi bổ xung.
Mình tổng kết lại như sau để các bạn có thêm vài ý kiến cho vấn đề này:
1 - Không thể bỏ các hóa đơn đã thông báo ra khỏi bảng kê được ( Như vậy tự mình đưa doanh nghiệp của mình đến con đường chết) vì phải nộp một khoản tiền rất lớn. ( Trong khi đó những hóa đơn đó bên doanh nghiệp "Bán" hàng cho mình họ có phải mất gì không?)
2 - Tập hợp lại toàn bộ hóa đơn mua vào đó + đơn đặt hàng ( vì đa phần đợt này các hóa đơn dưới 20tr) + Phiếu xuất kho+ biên lai thu tiền hàng + công văn xin tạm ngừng hoạt động của đơn vị "Bán" hàng cho mình nếu có) photo toàn bộ gửi kèm công văn xác minh việc mình mua hàng thời điểm đó doanh nghiệp "Bán" hàng còn hoạt động bình thường.
3 - Kiên quết xử lý dứt điểm. ( đừng vội hoảng mà đã chi tiền cho thuế rồi chưa xử lý được vụ việc)
Công ty mình bị đợt này là 1,6 tỷ tiền hàng ( và 160tr tiền VAT) Nếu mình làm theo lời thuế đợt này chắc bên cty mình phải nộp số tiền 160tr tiền VAT + 25% của 1,6 tỷ + tiền phạt nộp chậm VAT của 160tr đó.
Thời điểm này doanh nghiệp bên mình hàng nghìn khó khăn, lương của CBCNV thậm trí 2 tháng mới thanh toán lương được 1 lần, tiền đâu nộp cho Thuế bây giờ.
Mình nói với người quản lý thuế nếu quyết định như vậy bên mình sẽ đóng cửa doanh nghiệp muốn đến đâu thì đến. hiiiii
Thuế nói tại bên em kinh doanh mặt hàng tại VN không sản xuất trên thị trường có nhiều hàng không chính ngạch.
Mình bảo thẳng chị nói thế lại giống vụ " Mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng" Số doanh nghiệp sản xuất mũ, kinh doanh mũ bảo hiểm còn có thể đếm được còn người đi mua mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm thì đếm sao được. Sao không kiểm xoát được cái dễ mà đưa cho dân vào tình thế mất thêm tiền do bị phạt.
Các bạn có ý kiến gì thì đưa lên để chúng ta cùng bàn bạc nhé. Không nên manh động rồi tự chui vào rọ của Thuế